
Cấp bách triển khai biện pháp tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của EU
Cấp bách triển khai biện pháp tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của EU; Hơn 1.000ha lúa ở Đồng Tháp bị muỗi hành tấn công; Trồng dưa lưới công nghệ cao lãi lớn.
Quỳnh Anh | 10:34 25/02/2025
Cấp bách triển khai biện pháp tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của EU
Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 25/2 sẽ có những nội dung chính sau: Cấp bách triển khai biện pháp tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của EU; Hơn 1.000ha lúa ở Đồng Tháp bị muỗi hành tấn công; Trồng dưa lưới công nghệ cao lãi lớn.
Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)
Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 25/2/2025 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.
Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.
- Cấp bách triển khai biện pháp tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của EU
Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Văn phòng SPS Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU. Thông tin tại Hội nghị cho biết, trong năm 2024, Việt Nam nhận 114 cảnh báo từ EU, tăng gấp đôi so với năm 2023. Nếu hàng hóa vi phạm, không đạt được các quy định của thị trường, EU sẽ lập tức đưa ra cảnh báo. Với nhóm mặt hàng đã bị cảnh báo ở mức độ cao, nếu không có giải pháp kịp thời, cải thiện, thậm chí EU sẽ không cho phép nhập nhập. Bên cạnh việc nâng cao các tiêu chuẩn đối với các mặt hàng xuất khẩu, EU còn đưa ra những quy định mang tính riêng biệt. Chẳng hạn, trong năm 2023, quy định về không gây mất rừng - EUDR được đưa ra, dự kiến áp dụng trong năm nay 2025. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
-
Tiêu hủy 600kg lợn tại ổ dịch lở mồm long móng
Chi cục Thú y vùng III, Cục Thú y vừa công bố kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trên lợn tại một hộ chăn nuôi ở xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. Kết quả cho thấy, phát hiện virus lở mồm long móng trong mẫu kiểm tra. Sau khi nhận được kết quả, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã phối hợp chính quyền địa phương, chủ hộ chăn nuôi tiến hành tiêu hủy 30 con lợn của 5 hộ, khối lượng hơn 600kg trong khu vực phát hiện dịch. Đồng thời, iến hành khử trùng tiêu độc lại toàn bộ khu vực tại các hộ dân lân cận, để tránh dịchlở mồm long móng lây lan tiếp qua đàn lợn không bệnh. Chính quyền địa phương đã cấp 240 lít hóa chất, 60 bộ quần áo bảo hộ, 30 đôi ủng, 1.000 liều vacxin lở mồm long móng, 400kg vôi, 12 lít hóa chất để thực hiện phòng chống dịch tại ổ dịch này.
-
Hơn 1.000ha lúa ở Đồng Tháp bị muỗi hành tấn công
Vụ lúa Đông Xuân 2025, Đồng Tháp xuống giống hơn 187.000 ha. Tính đến thời điểm này, địa phương có hơn 6.000 ha lúa bị nhiễm sâu bệnh, nhiều nhất là bệnh muỗi hành với hơi 1.000 ha. Hiện, bà con trong tỉnh đang thực hiện các biện pháp phòng, trừ theo chỉ dẫn của ngành nông nghiệp như vệ sinh đồng ruộng, sử dụng bẫy đèn, phun thuốc ngay khi muỗi xuất hiện. Ngành nông nghiệp địa phương cũng khuyến cáo, trong quá trình canh tác, cần hạn chế việc sạ và cấy cây quá dày. Đặc biệt là không nên bón thừa đạm trong giai đoạn đẻ nhánh. Bảo vệ thiên địch tự nhiên và tránh sử dụng thuốc trừ sâu quá sớm, để duy trì môi trường cho các loài này phát triển làm nhiệm vụ kiểm soát muỗi hành. Thường xuyên thăm đồng để kiểm tra tình hình. Nếu phát hiện có muỗi hành, có thể tháo nước phơi ruộng để hạn chế sự lây lan.
- Một huyện đặt mục tiêu thả 200.000 con giống thủy sản mỗi năm
UBND huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn huyện. Một số mục tiêu cụ thể của chương trình là hàng năm, ít nhất 200.000 con giống thủy sản các loại được thả tái tạo xuống các môi trường thủy vực; 100% các xã có lưu vực nước tự nhiên tổ chức hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản vào vùng nước tự nhiên tại địa phương. Đến năm 2030, các xã có gắn phát triển công trình thủy lợi đa mục tiêu xây dựng nông thôn mới, du lịch sinh thái kết hợp phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư. Tham gia vào hệ thống cơ sở dữ liệu thành phần về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Trồng dưa lưới công nghệ cao lãi lớn
Thời điểm này, nhiều nông dân, HTX trồng dưa lưới công nghệ cao ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tất bật vào vụ thu hoạch nhằm kịp đáp ứng đơn đặt hàng. Theo người dân địa phương, mỗi vụ dưa lưới thường kéo dài từ 70 đến 75 ngày tùy theo giống, trọng lượng trung bình mỗi trái nặng từ 1,5 - 2,5kg. Dưa lưới sản xuất trong nhà màng nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên cây sinh trưởng và phát triển tốt, có thể canh tác được 4 vụ/năm, cho năng suất cao, sản lượng đạt khoảng 7 tấn/nhà màng 1.500m2) trừ hết chi phí lãi hơn 50 triệu đồng/nhà màng/vụ. Dưa lưới tại địa phương cũng được đánh giá có chất lượng đồng đều nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt, mỗi dây dưa chủ vườn chỉ chọn lựa để lại từ 1 đến 2 trái giúp quả to, tròn và thơm mọng, đạt năng suất cao.
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, thống kê của Văn phòng SPS Việt Nam cho thấy, xu hướng tiêu dùng xanh, thực phẩm hữu cơ, sản phẩm có chứng nhận chắc chắn đang mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường EU. Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất nhiều loại nông sản đặc thù mà EU không có. Vậy nên đây được coi là lợi thế rất lớn của nông sản nước ta. Tuy nhiên, EU là thị trường có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm rất cao. Thời gian qua, bởi nhiều nguyên nhân mà nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang EU vẫn nhận những cảnh báo vi phạm liên quan tới các quy định về an toàn thực phẩm của thị trường này. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin:
Băng:
Quỳnh Anh
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp và môi trường sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 25/2/2025.
Hôm nay, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy Dự Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí. Dự Lễ công bố thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng, kéo dài. Sau đó, Họp Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020-2025.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Nghe báo cáo hoàn thiện Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thủy sản và Kiểm ngư; Cục Chăn nuôi và Thú y. Sau đó, dự Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Họp Hội đồng Trung ương xét huyện đạt chuẩn NTM.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Nghe báo cáo về việc điều chỉnh, bổ sung dự án Nâng cấp hệ thống Thủy lợi sông Lèn và sông Mơ. Sau đó, dự Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị và Thứ trưởng Võ Văn Hưng Xử lý công việc thường xuyên.
Thứ trưởng Hoàng Trung Họp Ban chỉ đạo kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau đó, Dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Thứ trưởng Trần Quý Kiên Nghe báo cáo về nội dung thanh tra mỏ Đông Pao.
Thứ trưởng Lê Công Thành Nghe báo cáo về nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm sinh học.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Cấp bách triển khai biện pháp tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của EU
Cấp bách triển khai biện pháp tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của EU; Hơn 1.000ha lúa ở Đồng Tháp bị muỗi hành tấn công; Trồng dưa lưới công nghệ cao lãi lớn.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Độ ẩm cao, trời rét tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh phấn trắng và sương mai trên rau màu và cây ăn trái.
Đưa tri thức về làng để xây dựng cộng đồng nông thôn bền vững; Nhiều nhà vườn ở ‘thủ phủ điều’ đối mặt nguy cơ mất mùa; Ngư dân Quảng Nam trúng mùa cá cơm.