Chủ rừng 'nhẹ gánh' nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ngày càng mang lại những kết quả tích cực, góp phần hỗ trợ các đơn vị quản lý tập trung nguồn lực trong công tác bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế cho người dân và giảm áp lực cho các chủ rừng.
Kim Sơ | 14:46 10/04/2023
Chủ rừng 'nhẹ gánh' nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
MC 1:
Xin kính chào quý vị và và con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio
Thưa quý vị và bà con,
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước nhằm huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng trong toàn xã hội, đặc biệt là những người được hưởng lợi từ rừng. Tại Bình Thuận, thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ngày càng mang lại những kết quả tích cực, không chỉ góp phần tập trung nguồn lực phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng mà còn giảm áp lực cho các chủ rừng.
MC 2:
Được giao quản lý 24.300ha rừng của tỉnh Bình Thuận, thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã giúp Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, đặc biệt là được kề vai sát cánh cùng bà con nơi đây trong hành trình bảo vệ và phát triển rừng.
Trong 24.300ha rừng thuộc sự quản lý của đơn vị, có 8.000 ha đang hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, với tổng số tiền 2,4 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, cho biết, từ nguồn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng, đơn vị đã thực hiện giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho 157 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo…ở các địa phương sống ven, gần rừng của đơn vị. Hiện trung bình mỗi hộ được đơn vị giao khoán quản lý, bảo vệ rừng với diện tích từ 40-60 ha, với số tiền chi trả 300 nghìn/ha/năm và cứ hàng quý mỗi hộ được chi trả một lần.
Điều này đã góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người làm nghề rừng, vừa giúp Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông giảm áp lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rừng bị các tổ chức, cá nhân xâm phạm rừng.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông nói: (Băng ông Dũng hơn 32s).
Tương tự, tại Ban quản lý rừng phòng hộ Hàm Thuận – Đa Mi, ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, hiện có hơn 18.719/19.665 ha được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Ông Nguyễn Văn Châu, Phó ban phụ trách Ban quản lý rừng phòng hộ Hàm thuận – Đa Mi, cho biết, nhờ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng, Ban quản lý đã thực hiện giao khoán hơn 15.600ha rừng cho 450 hộ gia đình sống ven rừng.
Băng ông Nguyễn Văn Châu (32 s)
Tại Bình Thuận, hiện tổng diện tích rừng đưa vào thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng hơn 164.771 ha, đạt tỷ lệ 49% theo quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025.
Đến nay Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã thực hiện chi trả cho 25 đơn vị chủ rừng đồng thời chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho hơn 2.000 hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, trong đó khoảng 90% là hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã miền núi. Mỗi hộ nhận khoán bảo vệ rừng từ 30-70 ha, với mức chi trả dao động từ 300 - 600 nghìn đồng/ha, thu nhập bình quân từ 12 - 24 triệu đồng/năm.
Theo đánh giá của ông Hồ Thiện Đang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận, có thể nói thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng triển khai trên địa bàn tỉnh ngày càng mang lại những kết quả tích cực, cải thiện đời sống của người dân và giảm áp lực cho các đơn vị quản lý.
Băng ông Đang (23 s)
MC 1:
Thưa quý vị và bà con: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là nguồn tài chính quan trọng, bền vững của ngành lâm nghiệp, giúp các đơn vị quản lý có thêm nguồn nhân lực là người dân trong công tác bảo vệ, phát triển rừng. Đồng thời, góp phần tạo sinh kế cho bà con ổn định cuộc sống. Đặc biệt hơn, đây cũng là chính sách khích lệ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bà con, giúp giảm đáng kể tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép, cũng như nâng cao năng lực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.
Chủ rừng 'nhẹ gánh' nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ngày càng mang lại những kết quả tích cực, góp phần hỗ trợ các đơn vị quản lý tập trung nguồn lực trong công tác bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế cho người dân và giảm áp lực cho các chủ rừng.
Kim Sơ
Tin liên quan
Các chương trình
Thu dịch vụ môi trường rừng năm 2024 ước đạt 3.700 tỷ đồng; Sắn Bình Định đạt năng suất cao nhưng giá thấp. Nông dân Cà Mau trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm.
Từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, bà con cần lưu ý vì ảnh hưởng từ bão số 10 có thể gây mưa lớn cục bộ, cùng với gió mạnh ở ven biển.