| Hotline: 0983.970.780

Để phát triển ngành dược liệu ở Bình Thuận

Thứ Tư 08/03/2023 , 15:39 (GMT+7)

Để phát triển ngành dược liệu bền vững ở Bình Thuận, cơ quan chuyên môn cho rằng cần phải hình thành chuỗi liên kết từ thu mua, chế biến, cho đến tiêu thụ nguyên liệu…

Để phát triển ngành dược liệu

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 192 ha cây dược liệu. Trong đó, 92 ha sả, 54 ha bạc hà lấy tinh dầu, 48 ha nghệ và 3,5 ha ngải cứu.

Hiện tỉnh Bình Thuận có 192 ha cây dược liệu. Ảnh: KH.

Hiện tỉnh Bình Thuận có 192 ha cây dược liệu. Ảnh: KH.

Đối với cây bạc hà lấy tinh dầu được trồng chủ yếu tại Công ty TNHH Châu Giang Hưng Yên với diện tích 32 ha ở huyện Bắc Bình. Ngoài ra cây này còn trồng ở huyện Hàm Thuận Nam khoảng 21 ha và huyện Đức Linh khoảng 1 ha.

Hiện nay, trừ cây bạc hà được Công ty TNHH Châu Giang Hưng Yên sản xuất quy mô công nghiệp phục vụ xuất khẩu, thì các cây dược liệu khác được trồng ở hình thức tự phát, không có thị trường đầu ra nên ngành dược liệu tại tỉnh Bình Thuận chưa phát triển.

Hơn nữa giá trị kinh tế cây dược liệu trong sản xuất trồng trọt không có lợi thế so sánh với các cây trồng khác nên cũng chưa thu hút người dân đầu tư.

Theo ông Đỗ Văn Bảo, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận, để phát triển được ngành dược liệu, tỉnh cần phải hình thành được ngành hàng hóa dược liệu; cùng với đó phát triển cây dược liệu phải giải quyết triệt để, vững chắc vấn đề thu mua, chế biến, tiêu thụ nguyên liệu.

Bên cạnh đó, công tác lập quy hoạch cũng cần phải xác định được loại cây dược liệu chính để quy hoạch phát triển và phải xây dựng được chuỗi sản xuất, tiêu thụ, chế biến cây dược liệu bền vững, áp dụng hiệu quả vào thực tế đời sống kinh tế của người dân.

Để phát triển cây dược liệu bền vững cần hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Ảnh: KS.

Để phát triển cây dược liệu bền vững cần hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Ảnh: KS.

Ngoài ra việc xây dựng quy hoạch phát triển cây dược liệu cụ thể cho từng địa phương cấp huyện theo từng năm trong kỳ quy hoạch 10 năm gồm: loại cây, diện tích vùng trồng cụ thể, năng suất, sản lượng, đơn vị thu mua chế biến, giá trị kinh tế-xã hội.

Cũng như xác định được các tiêu chí để xây dựng vùng phát triển dược liệu hàng hóa tập trung, chuyên canh và xác định các tiêu chí chất lượng dược liệu để đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu.

Song song đó, cần nghiên cứu, xác định vị trí đặt nhà máy chế biến phù hợp, thuận lợi gắn với vùng trồng tập trung và ước tính sản lượng dược liệu theo từng năm quy hoạch để làm căn cứ định hình quy mô, công xuất, công nghệ…các nhà máy chế biến. Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển ngành dược liệu một cách đột phá, đi vào thực tế đời sống sản xuất. Có như vậy mới tạo lợi thế so sánh giữa cây dược liệu và cây trồng phổ biến khác trên một đơn vị diện tích đất đai để có cơ sở quy hoạch, khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế tham gia theo hướng có lợi nhuận cao, chi phí thấp, lợi ích môi trường.

Lưu ý xuất khẩu dược liệu sang Tung Quốc

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật nhận thông báo từ Tổng cục ải quan Trung Quốc (GACC) về việc rà soát lại hệ thống giám sát đối với các loại dược liệu xuất khẩu và thực hiện việc đăng ký cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và bảo quản dược liệu xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hện nay cây bạc hà trồng chủ yếu ở các huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Nam. Ảnh: KH.

Hện nay cây bạc hà trồng chủ yếu ở các huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Nam. Ảnh: KH.

Để đáp ứng yêu cầu của phía Trung Quốc, đồng thời không làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu dược liệu của Việt Nam sang thị trường này, Sở NN-PTNT Bình Thuận đã có văn bản chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận khẩn trương rà soát các vùng trồng và cơ sở đóng gói dược liệu trên địa bàn tỉnh để chuẩn bị tốt cho việc đăng ký xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Theo đó, Sở NN-PTNT Bình Thuận yêu cầu Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận thông tin, tuyên truyền cho các tổ chức, các nhân có nhu cầu xuất khẩu dược liệu sang Trung Quốc về các quy định trong Công văn 231/BVTV- HTQT ngày 19/01/2023 của Cục Bảo vệ thực vật; đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ về vùng trồng và cơ sơ đóng gói dược liệu trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn tại văn bản số 3947 ngày 19/12/2022; tiêu chuẩn cơ sở về quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng (TCCS 774:2020/BVTV); tiêu chuẩn cơ sở về Quy trÌnh thiết lập và giám sát cơ sở đóng gói (TCCS 775:2020/BVTV).

Ngoài các hồ sơ theo hướng dẫn, Chi cục Trồng trọt và BVTV hướng dẫn các vùng trồng, các cơ sở đóng gói cung cấp thêm các thông tin theo yêu cầu của Trung Quốc; đồng thời tiếp nhận hồ sơ của các vùng trồng, cơ sở đóng gói và kiểm tra đánh giá các hồ sơ này theo đề nghị của vùng trồng, cơ sở đóng gói; tổng hợp thông tin các vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Sau đó, gửi hồ sơ và báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp gửi cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.