Chuyển đổi xanh trong ngành gỗ Việt Nam

Thời gian tới, cả nước sẽ có gần 2.000 doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính, trong đó, ngành gỗ có 62 doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc chuyển đổi hướng sản xuất xanh là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của các doanh nghiệp trong ngành gỗ Việt Nam.

Vũ Đình Thung  | 

Chuyển đổi xanh trong ngành gỗ Việt Nam

Tự động

Chuyển đổi xanh trong ngành gỗ Việt Nam

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông Nghiệp Radio trong chương trình Phát triển Lâm nghiệp

Thưa quý vị và bà con, Gỗ và sản phẩm từ gỗ là một trong 8 ngành có kim ngạch xuất khẩu trên 15 tỷ đô của Việt Nam. Và hiện nay, dù chưa chịu nhiều áp lực từ việc giảm phát thải carbon, nhưng trong tương lai, ngành gỗ chắc chắn sẽ không tránh khỏi những yêu cầu của xu hướng này. Chính vì vậy, để phát triển bền vững và góp phần giúp Việt Nam khẳng định với thế giới về sự tăng trưởng xanh, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp gỗ cần phải thay đổi cách làm truyền thống theo hướng giảm phát thải, xanh hóa chuỗi cung ứng hiện tại, coi đây là cơ hội để chuyển mình, đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu khắt khe của các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản.

 

Nhạc nền:

MC:

Theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, trong thời gian tới, cả nước sẽ có gần 2 nghìn doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính, trong đó, ngành gỗ có 62 doanh nghiệp, gồm các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, ván gỗ và viên nén. Chính vì vậy, việc chuyển đổi hướng sản xuất xanh là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Theo ông ĐỖ XUÂN LẬP - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam: Thay đổi mô hình sản xuất là điều bắt buộc hiện nay đối với các doanh nghiệp ngành gỗ.

Băng 1: ĐỖ XUÂN LẬP: (.)

MC:

Ngày 1-1-2023, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành cơ chế điều chỉnh biên giới carbon. “Theo quy định này thì doanh nghiệp ngoài EU khi xuất hàng có carbon trong quá trình sản xuất vào EU sẽ phải trả phí carbon bằng với mức các doanh nghiệp EU đã đóng”. Như vậy đây là cơ hội bán tín chỉ carbon của nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là cộng đồng doanh nghiệp lĩnh vực trồng rừng. Theo Tiến sỹ Tô Xuân Phúc - Giám đốc điều hành Chương trình Quản lý tài nguyên và chính sách thương mại: Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành gỗ, bởi vì khi có thể bán, tín chỉ carbon sẽ đem lại nguồn lợi lớn…

Băng 2 Tiến sỹ Tô Xuân Phúc:  (…)

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, tự nguyện sản xuất xanh sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp ngành gỗ tại một số thị trường nước ngoài khó tính. Đồng thời việc chuẩn bị từ sớm sẽ giúp doanh nghiệp tham gia hiệu quả khi thế giới hình thành thị trường mua bán tín chỉ carbon, đem lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp và giúp sản xuất đi theo hướng phát triển bền vững. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp sản xuất sạch thuộc nhiều lĩnh vực đều đang mong đợi thị trường mua bán tín chỉ carbon sớm được hình thành. Từ đó, không chỉ hướng tới hoàn thiện sản phẩm đạt chuẩn với quy định mới của nhiều thị trường nhập khẩu khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada… mà còn là nguồn thu để doanh nghiệp tái đầu tư, hạ giá thành.

Nhạc

MC 2:

Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp.

MC 1:

Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng về việc phối hợp, đôn đốc thu nộp tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng và gia hạn dự án theo kiến nghị của thanh tra, kiểm toán. Theo đó, mặc dù Sở Tài chính đã đôn đốc các tổ chức còn nợ các khoản này nhưng việc chấp hành của các tổ chức vẫn hạn chế. Số liệu thống kê cho thấy, hiện tỉnh Lâm Đồng có 81 doanh nghiệp nợ tiền bồi thường giá trị thiệt hại tài nguyên rừng với tổng số tiền gần 257 tỷ đồng.

Minh Hậu

MC 2:

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, ngày 4/6, tỉnh này xảy ra 2 đám cháy rừng tại TP Hạ Long và TP Uông Bí khiến 2 người tử vong. Ngay khi vụ việc xảy ra, các lực lượng chức năng đã nhanh chóng bảo vệ hiện trường, phối hợp cơ quan chuyên môn điều tra, làm rõ các vấn đề liên quan. Từ 2 vụ việc cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh khuyến cáo người dân, trong thời tiết nắng nóng gay gắt, mức độ cảnh báo cháy rừng cao, các hộ dân không triển khai các hoạt động phát dọn, xử lý thực bì, tránh tuyệt đối các hoạt động có nguy cơ phát sinh lửa, gây ra cháy rừng.

Cường Vũ

MC 1:

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra hơn 11 vụ cháy trên đất lâm nghiệp, trong đó có 04 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại 3,69ha, đáng chú ý từ đầu tháng 5 đến ngày 03/6 đã xảy ra một số điểm cháy tại thành phố Bắc Kạn, huyện Ba Bể, huyện Bạch Thông, các vụ cháy rừng mới này đang được điều tra, xác minh. Nguyên nhân xảy ra các vụ cháy rừng phần lớn do bất cẩn của người dân khi làm nương rẫy, phát dọn xử lý thực bì, đốt rác...làm cháy lan vào rừng. Ngoài ra một số nguyên nhân khách quan nữa là do thiên tai, phóng điện từ đường điện cao thế do người dân phát rừng nhầm vào đường dây.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Chuyển đổi xanh trong ngành gỗ Việt Nam

Thời gian tới, cả nước sẽ có gần 2.000 doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính, trong đó, ngành gỗ có 62 doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc chuyển đổi hướng sản xuất xanh là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của các doanh nghiệp trong ngành gỗ Việt Nam.

Vũ Đình Thung

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã