Ủy ban châu Âu vừa ban hành Dự luật Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR), cấm nhập khẩu nông sản sản xuất trên đất có nguồn gốc phá rừng từ sau ngày 31/12/2020. Thách thức đồng thời với cơ hội gì đối với ngành cà phê Việt Nam trước dự luật? Diễn giả từ Phái đoàn EU, Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững - IDH.
Kính chào quý vị và các bạn.
- Thưa quý vị và các bạn, ngày 17/11/2021, Ủy ban Châu Âu đề xuất một dự luật chống phá rừng châu Âu ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng gây mất rừng và suy thoái rừng. Ngày 19/4/2023, Nghị viện châu Âu và ngày 16/5/2023, Hội đồng châu Âu đã thông qua dự luật này và dự kiến có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Dự luật có tên chính thức là Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR), cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020 bao gồm chăn nuôi gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu nành và gỗ, cũng như các mặt hàng được nuôi hoặc sản xuất bằng các sản phẩm đó như da, sô cô la, giấy in, đồ nội thất, than củi và một số dẫn xuất dầu cọ…
Như vậy, có thể thấy gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, cao su là những ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bị ảnh hưởng khi quy định này được áp dụng.
- Trong bối cảnh đó, hôm nay Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm Phát triển cà phê chống gây mất rừng theo quy định mới của EU với các khách mời:
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam
. Ông Rui Ludovino - Tham tán thứ nhất Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam.
Qua cuộc trao đổi vừa rồi với 4 vị khách mời, quý vị và các bạn cũng như các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu nông sản sang châu Âu có thể hiểu rõ hơn về quy định chống phá rừng châu Âu mới của thị trường này về việc ngăn chặn nhập khẩu các mặt hàng gây mất rừng và suy thoái rừng.
Hi vọng rằng, quý vị, các bạn và các doanh nghiệp sẽ có cái nhìn chuẩn xác hơn về nông sản Việt trước những xu thế phát triển chung về nông nghiệp xanh, bền vững trên toàn cầu.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời đã có cuộc trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày hôm nay.