Chuyển giao công nghệ đèn LED cho các tàu khai thác hải sản xa bờ

Để giải quyết những bất cập của nghề lưới chụp khai thác hải sản xa bờ, Viện Nghiên cứu Hải sản đã nghiên cứu, chuyển giao công nghệ đèn LED phù hợp cho ngư dân.

Đinh Mười  | 

Chuyển giao công nghệ đèn LED cho các tàu khai thác hải sản xa bờ

Tự động

Chuyển giao công nghệ đèn LED cho các tàu đánh bắt hải sản xa bờ

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con, Nghề lưới chụp khai thác hải sản du nhập vào nước ta khoảng đầu năm 1990, đến nay nghề này phát triển mạnh cả về số lượng, công suất máy. Hiện nay cả nước có khoảng gần 2.780 tàu thuyền làm nghề lưới chụp khai thác hải sản, trong đó có hơn 2.260 tàu khai thác ở vùng khơi tuy nhiên, lượng lớn tàu tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ và miền trung.

Hiện nay, ngư dân thường sử dụng ba dạng đèn gồm đèn tìm cá, đèn dẫn dụ cá và đèn gom cá, các loại đèn sử dụng chủ yếu là đèn cao áp và đèn huỳnh quang để khai thác hải sản . Để phục vụ khai thác, mỗi tàu thường trang bị từ 150 đến 500 bóng đèn cao áp, công suất 1.000-1.500W/bóng. 

Thực tế cho thấy, việc sử dụng bóng đèn cao áp có nhược điểm như: Tuổi thọ bóng đèn thấp, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, làm tăng chi phí sản xuất và thải nhiều khí CO2, gây ô nhiễm môi trường, nhiệt lượng lớn tỏa ra từ đèn cao áp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, khả năng tái khởi động hệ thống đèn mất khoảng 10-15 phút, làm giảm khả năng đánh bắt...

Theo một số ngư dân, việc lắp các loại đèn thông thường trên tàu không chỉ tiêu tốn nhiên liệu mà chi phí lắp đặt cũng rất cao trong khi tuổi thọ thấp do phải sử dụng liên tục trong môi trường nước biển có độ mặn cao, dòng điện từ máy phát không ổn định, thời gian sử dụng thực tế chỉ được 4 - 6 tháng.

Ngư dân Nguyễn Đức Báu, trú tại xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định chia sẻ:

(Trích PV ông Nguyễn Đức Báu)

Với mục tiêu giải quyết bất cập đó, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu hải sản đã khảo sát, đo đạc các thông số nguồn sáng mà ngư dân đang sử dụng trên tàu, phân tích lựa chọn đèn LED phù hợp nghề lưới chụp. 

Trong đó, quan trọng nhất là nghiên cứu thử nghiệm các loại mầu sắc ánh sáng khác nhau (ánh sáng trắng, ánh sáng vàng) và phân tích lựa chọn mầu sắc ánh sáng phù hợp với đối tượng khai thác.

Đến nay, giải pháp đã xác định được chủng loại bóng đèn, công suất, mầu sắc ánh sáng phù hợp có thể thay thế hệ thống đèn cao áp truyền thống cho nghề lưới chụp khai thác hải sản xa bờ. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật khai thác cho nghề lưới chụp kết hợp với ánh sáng đèn LED đạt hiệu quả cao.

Tiến sĩ Nguyễn Phi Toàn, Phó Viện trưởn Viện Nghiên cứu Hải sản cho biết:

(Trích phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Phi Toàn)

Thực tế kiểm nghiệm cho thấy, từ khi lắp đèn LED, mọi thứ được cải thiện. Lượng dầu tiêu hao trung bình của tàu sử dụng đèn LED chỉ bằng gần 58% so với lượng dầu tiêu hao trung bình của tàu sử dụng đèn MH.

Bên cạnh đó, năng suất khai thác trung bình của tàu lưới chụp sử dụng đèn LED đạt 160,5 kg/mẻ, cao hơn tàu lưới chụp sử dụng đèn MH khoảng 1,27 lần, từ đó, doanh thu của tàu lưới chụp sử dụng đèn LED cũng cao hơn.

Về đầu tư mới từ ban đầu, nguồn vốn cho hệ thống ánh sáng đèn LED 250 bóng công suất 200 W/bóng chỉ bằng khoảng 50,8% so với kinh phí đầu tư hệ thống ánh sáng thông thường.

Nếu chỉ tính phần tiết kiệm tiền dầu chạy máy phát điện và chi phí sửa chữa thay thế thì tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư của bóng đèn LED đạt 7,67%/tháng. Thời gian thu hồi vốn khoảng 13 tháng.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng ban chuyển giao, Trung tâm R&D chiếu sáng Rạng Đông chia sẻ:

(Trích PV ông Nguyễn Thanh Hùng)

Từ hiệu quả đã được kiểm nghiệm khi ứng dụng thử nghiệm, trên cơ sở đề cương của các dự án nghiên cứu về ứng dụng đèn LED cho các tàu khai thác xa bờ đã được Bộ NN-PTNT phê duyệt, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành lựa chọn các địa điểm chuyển giao giải pháp dùng đèn LED vào thực tiễn sản xuất tại các tỉnh/thành phố như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị,… Việc sử dụng đèn LED đã giúp người dân tiết kiệm dầu máy, giảm chi phí cho mỗi chuyến đi biển, tăng hiệu quả khai thác, đánh bắt thủy hải sảnan toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.

Tự động

Chuyển giao công nghệ đèn LED cho các tàu khai thác hải sản xa bờ

Để giải quyết những bất cập của nghề lưới chụp khai thác hải sản xa bờ, Viện Nghiên cứu Hải sản đã nghiên cứu, chuyển giao công nghệ đèn LED phù hợp cho ngư dân.

Đinh Mười

Tin liên quan

Các chương trình

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Phóng sự

Tỉnh Sóc Trăng xác định việc kêu gọi đầu tư, liên kết và xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm là bước đi quan trọng.

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Phóng sự

Vào ngày 16 âm lịch hàng tháng, hơn 100 diễn viên không chuyên với nhiều lứa tuổi sẽ tề tụ về trước cửa Đình thần để tái hiện lại thực cảnh 'chợ ma' Định Yên.

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên