Chuyện giờ mới kể ở đập Phước Hòa

Vốn thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là trung chuyển nước cho hồ Dầu Tiếng, hiện nay, đập Phước Hòa đã trở thành một trong những công trình thủy lợi đa mục tiêu.

Trần Trung  | 

Chuyện giờ mới kể ở đập Phước Hòa

Tự động

Công trình thủy lợi khởi nguồn sự sống, thúc đẩy kinh tế của Bình Dương

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bả con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con! Nếu như người dân Tây Ninh luôn tự hào vì tỉnh nhà co hồ Dầu Tiếng, là công trình hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á thì ở Bình Dương cũng có một công trình thủy lợi được nhiều người biết đến, đó là đập Phước Hòa.

Trước đây đập Phước Hòa chủ yếu làm nhiệm vụ chính là trung chuyển nước cho hồ Dầu Tiếng, thi nay đập là một trong nhưng công trình thủy lợi đa mục tiêu.

Bây giờ, chúng ta sẽ cùng PV Trần Trung đến thăm công trình kỹ vĩ này!

MC2/ Theo chân anh Bùi Thanh Tuấn, Trạm Phó  đập Phước Hòa những ngày này, đập vào mắt chúng tôi là công trình có cấu trúc xây dựng khá độc đáo, cảnh quan ngoạn mục. Tràn xả lủ đập Phước Hòa được xây dựng theo lối xả lũ tập trung, đứng trên cầu, nhìn dòng nước đổ xuống miệng cửa tràn hình 'hoa hướng dương' sâu hút phía dưới, làm bốc lên làn hơi nước mờ ảo tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Ngoài ra, chúng tôi còn được tận hưởng khí hậu mát mẻ, không khí trong lành giữa với màu xanh của rừng cao su bạt ngàn, vườn hoa trái bao quanh.

Anh Bùi Thanh Tuấn  phấn khởi cho biết, ngày 10/12/211 đánh dấu sự kiện lịch sử khai sinh đập Phước Hòa khi  Bộ NN-PTNT chính tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 1 dự án thủy lợi Phước Hòa, tích nước sông Bé dẫn về hồ Dầu Tiếng.

anh Bùi Thanh Tuấn, Trạm Phó Đập Phước Hòa chia sẻ

 “Đập Phước Hòa được xây dựng từ năm 2008 đến năm 2011 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng có nhiệm vụ chính là Thứ nhất là cấp nước bổ sung lại cho dòng sông Bé là tối thiểu 14 m3 một giây và cấp nước bổ sung cho hồ Dầu Tiếng khoảng 50 m3/s. Bên cạnh đó thì họ cũng phát triển đa mục tiêu cũng như là cấp nước sinh hoạt cho hai nhà máy nước Bình Dương và Bình Phước trên tuyến kênh dẫn Phước Hòa Dầu Tiếng. Thứ hai là cấp nước sử dụng nước để cho hai nhà máy phát điện của tư nhân, một nhà máy thủy điện Phước Hòa trên đầu mối Trung Hòa và nhà máy thủy điện Minh Tân trên hệ thống kênh dẫn về phát triển kinh tế địa phương”

Đập tọa lạc tại xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương với lòng hồ rộng 2.077ha, không chỉ có khu đập chính đẹp huyền ảo, công trình này còn có kênh dẫn nước kéo dài hơn 40km xuống đến hồ Dầu Tiếng cũng đẹp không kém. Kênh này uốn lượn, nhiều đoạn cua, gấp khúc bởi địa hình trước khi đổ nước vào hồ Dầu Tiếng với lưu lượng khoảng 50m3/giây, tạo nên công trình thủy lợi liên hoàn Dầu Tiếng - Phước Hòa.

Trên con kênh này, có 2 cây cầu máng hiện giữ kỷ lục cầu máng cao nhất Việt Nam, đó là cầu máng suối Căm Xe (địa bàn xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng). Cầu này dài 700m, từ mặt kênh đến mặt cầu cao trên 19m, giữ kỷ lục quốc gia về chiều cao cầu máng, tốc độ chuyển nước 55m3/giây. Chiếc cầu máng thứ 2 bắc qua Suối Thôn thuộc địa bàn xã Tân Long, huyện Phú Giáo, chiều cao từ mặt suối đến cầu là 16m.

Anh Bùi Thanh Tuấn  cho biết thêm, nếu như trước đây, đập thủy lợi Phước Hòa chủ yếu đảm nhiệm vai trò việc chuyển nước cho hồ Dầu Tiếng thì nay với sứ mệnh thủy lợi đa mục tiêu, đập Phước Hòa còn bổ trợ cho không chỉ ngành nông nghiệp, hồ còn phục vụ nhà máy phát điện, cung cấp nước sinh hoạt và hướng tới phát triển du lịch sinh thái… có thể khẳng định đập Phước Hòa đã mang lại nhiều lợi ích và giá trị kinh tế  địa phương nới riêng và  cho toàn khu vực miền Đông Nam Bộ nói chung.

Anh Bùi Thanh Tuấn, Trạm Phó  đập Phước Hòa nói.

“Đập Phước Hòa được xây dựng trên dòng sông Bé khi dâng dâng nước lên cao, trình nước dâng bình thường là 42.9, trước khi xây dựng đập thì người dân, các mô hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lấy nước từ dòng sông chính, cho nên là việc lấy nước rất khó khăn. Khi xây dựng đập Phước Hòa thì mực nước thượng lưu ổn định, người dân ở thượng lưu có thể lấy nước ổn định phục vụ nông nghiệp phát triển. Ví dụ như là mô hình trồng chuối của công ty nông nghiệp U và I (Unifarm An Thái)”

 Để hiểu hơn giá trị của đập Phước Hòa mang lại, chúng tôi đến thăm khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Unifam An Thái. Dẫn chúng tôi đi thăm nông trại, anh Nguyễn Minh Tiệp Phó Giám đốc chi nhánh Unifam Phú Giáo cho biết, năm 2009, Unifarm chính thức đi vào hoạt động với diện tích được giao hơn 400 ha, chủ yếu canh tác chuối và dưa lưới.

      Khi đó vùng đất này chỉ có gió và cỏ, các cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường, điện chưa có… nhưng may mắn toàn vùng sản xuất nằm cạnh đập Phước Hòa. "Có công mài sắt có ngày nên kim", nhờ nguồn nước dồi dào, Unifarm đã phủ xanh toàn bộ diện tích Khu Nông nghiệp An Thái với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường phù hợp và có khả năng nhân rộng cho nông dân. Đến nay, mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính công nghệ Israel điều khiển tự động bằng máy tính theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho doanh thu hơn 2 tỉ đồng/ha/năm hay mô hình trồng chuối già hương xuất khẩu đi Hàn Quốc, Nhật Bản cho doanh thu từ 500 triệu đồng/ha/năm…Tất cả nhờ vào công trình thủy lợi.

 Anh Nguyễn Minh Tiệp phấn khởi cho biết thêm:

“Chúng tôi có diện tích là 410 ha và cái diện tích đó thì 90 % là dùng dùng nước của đập Phước Hòa để tưới tiêu cho cây trồng thì cây trồng của chúng tôi thì gồm có hai cây trồng chính chủ lực, đó là cây chuối và cây dưa lưới thì chuối và dưa lưới thì cái nhu cầu về nước rất là quan trọng. Đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng thì một hecta chuối thì một một ngày thì cần khoảng 60 khối nước trong một ngày. Dưa lưới cũng tương tự khoảng 60 khối nước trong một ngày. Vì thế nên cái nhu cầu nước là rất cần thiết và thật may mắn khi không nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì rất gần với đập Phước Hòa và đập Phước Hòa đảm bảo nguồn nước cho cái việc tưới tiêu, giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi. Đơn cử như vào mùa khô năm 2023 đến 2024 này thì nhiều nơi có hiện tượng thiếu nước, đặc biệt là khu vực miền Tây rất là thiếu nước. Tuy nhiên, ở khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này thì nước rất là dồi dào. Ngoài dự án 410 ha ở Phú Giáo này thì chúng tôi cũng còn nhiều trang trại ở Dầu Tiếng thì đập Phước Hòa cung cấp nước cho khu vực những cái cân đạo, dầu tiến cũng giúp đỡ cho cái cái cái cây trồng, đặc biệt là cây trồng chuối của chúng tôi phát triển rất tốt.”

Theo các chuyên gia, sau El Nino 2023, năm 2024 chúng ta sẽ phải đối mặt với La Nina, dự báo về tình hình thời tiết từ nay đến cuối năm tiếp tục khó lường, nguy cơ mưa bão đến sớm và mức độ cao hơn mức bình thường.

Với đặc thù là tỉnh công nghiệp, Bình Dương là tỉnh có đóng góp rất lớn vào kinh tế vùng. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa nhanh, ngập lụt đang là vấn đề địa phương này đặt biệt quan tâm. Do đặc thù thuộc vùng hạ du của hệ thống công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa, vấn đề bảo đảm an toàn cho công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong đó có công tác điều tiết lũ, bảo đảm mục tiêu tích nước, phòng và cắt lũ cho khu vực hạ du nói chung, Bình Dương nói riêng.

Để bảo đảm an toàn công trình, ông Trần Quang Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy Miền Nam cho biết, hiện chuẩn bị vào mùa mưa bão, trước các đợt xả lũ, Công ty chủ động phối hợp các địa phương vùng hạ du nhằm tránh việc xả nước vào thời điểm mưa lớn, triều cường dâng cao, không gây ngập bảo đảm an toàn sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Công ty đề nghị các tỉnh thuộc khu vực hạ du, trong đó  có Bình Dương cần chủ động rà soát quy hoạch hành lang thoát lũ để bảo đảm việc xả lũ không ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

---Băng ---Ông Trần Quang Hùng Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác thủy Miền Nam nói

“Hiện nay đang vào thời kỳ mưa lũ thì công ty cũng tiếp tục thực triển khai thực hiện chỉ thị của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn về đảm bảo an toàn hồ chứa và phương án tích nước làm sao mà vừa đảm bảo an toàn hồ đập, vừa đảm bảo mục tiêu cấp nước phục vụ các địa phương trong vùng hưởng lợi bao gồm Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với Viện Khoa học thủy lợi miền Nam để xây dựng, để có cái phương án vận hành làm sao đạt được các mục tiêu đề ra và đặc biệt là cái phương án phối hợp với các địa phương trong công tác và phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa”

MC1/  Vâng thưa quý vị và bà con, Có thể thấy, Đập Phước Hòa đã và đang thể hiện vai trò của một công trình thủy lợi đa mục tiêu, nơi khởi nguồn sự sống, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và vùng  Đông Nam Bộ nói chung.

TIN

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi

Thưa quý vị và bà con, UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp kênh tiêu Tây Ninh - Ngòi Núc, huyện Thạch Thất. Về quy mô,  Dự án sẽ cải tạo, nâng cấp tuyến kênh tiêu Tây Ninh - Ngòi Núc có chiều dài hơn 5.300m; kiên cố hóa bờ hữu kênh kết hợp làm đường giao thông nông thôn, chiều dài gần 4.100m; đồng thời, cải tạo, nâng cấp các công trình trên kênh. Diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 13,9ha, trong đó, diện tích đất công trình hiện có khoảng 11,36ha. Dự án được thực hiện từ năm 2024 đến năm 2027, khi hoàn thành sẽ bảo đảm thoát nước cho 650ha đất sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và dân sinh.

Đối với dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hoá, đến nay đã tổ chức lập dự án lập Hợp phần bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Như Xuân (gồm 3 nội dung công việc chính: Thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư; đầu tư xây dựng khu tái định cư; thực hiện công tác trồng rừng thay thế). Đơn vị tư vấn đã hoàn thành khảo sát, lập dự án trong tháng 5/2024; Sở NN&PTNT đã trình Sở Xây dựng thẩm định. Tuy nhiên, do gặp phải một số vướng mắc nên công tác thẩm định, phê duyệt dự án đã chậm hơn một tháng so với kế hoạch và làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các công việc tiếp theo.

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã thường xuyên quan tâm, nâng cấp các công trình thủy lợi, nhất là những công trình quan trọng, phục vụ diện tích sản xuất nông nghiệp lớn. Từ đầu năm đến nay, huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp xây dựng, sửa chữa 12 công trình thủy lợi với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng. Ngoài đầu tư sửa chữa, UBND huyện cũng yêu cầu các xã, thị trấn thường xuyên tổ chức ra quân dọn cỏ rác, nạo vét kênh mương để khơi thông dòng chảy, tăng khả năng dẫn nước.

Nội dung vừa rồi đã kết thúc chương trình Nông nghiệp radio  hôm nay, xin cảm ơn quý vị và bà con đã để tâm theo dõi, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Chuyện giờ mới kể ở đập Phước Hòa

Vốn thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là trung chuyển nước cho hồ Dầu Tiếng, hiện nay, đập Phước Hòa đã trở thành một trong những công trình thủy lợi đa mục tiêu.

Trần Trung

Tin liên quan

Các chương trình

Sinh kế dưới tán rừng giúp bảo vệ rừng ngập mặn
Phóng sự

Khuyến khích phát triển sinh kế dưới tán rừng không chỉ giúp người dân phát triển kinh tế mà diện tích rừng ngập mặn được bảo vệ và phát triển diện tích bền vững hơn.

Sinh kế dưới tán rừng giúp bảo vệ rừng ngập mặn
'Hành động không hối tiếc' để ứng phó với bão số 3
Phóng sự

Bão số 3 được nhận định là cơn bão có cường độ rất mạnh, dự báo trong những ngày tới tiếp tục tăng cường độ, gió mạnh có thể đạt cấp 15, giật cấp 17.

'Hành động không hối tiếc' để ứng phó với bão số 3