Quy hoạch thủy lợi sông Cửu Long phải giải quyết khó khăn của từng địa phương

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long phải giải quyết khó khăn của từng địa phương; 570ha lúa thiệt hại do mưa lớn; Thu hoạch lúa sớm để ứng phó mưa bão.

Quỳnh Anh  | 09:24 23/07/2024

Quy hoạch thủy lợi sông Cửu Long phải giải quyết khó khăn của từng địa phương

Tự động

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long phải giải quyết khó khăn của từng địa phương

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 23/7 sẽ có những nội dung chính sau: Quy hoạch lưu vực sông Cửu Long phải giải quyết khó khăn của từng địa phương; 570ha lúa thiệt hại cho mưa lớn; Thu hoạch lúa nhanh khi chín khoảng 85% để ứng phó mưa bão.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 23/7/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Logo Nong nghiệp 24h

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Quy hoạch lưu vực sông Cửu Long phải giải quyết khó khăn của từng địa phương

Thưa quý vị và bà con, Tại hội thảo 'Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050' diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ: hiện nay, quy hoạch phát triển cho vùng ĐBSCL đã có đầy đủ, "chất liệu nhiều". Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn 2050 là một trong những quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành rất quan trọng và là quy hoạch cuối cùng. Do vậy, quy hoạch phải cụ thể hóa, chi tiết, để nhìn vào đó, các địa phương biết cần phải làm hệ thống tích nước không tập trung phân tán như thế nào, nằm ở đâu, quy mô ra sao… Làm sao các vấn đề đặt ra trong quy hoạch phải giải quyết được mâu thuẫn, khó khăn cơ bản hiện nay của từng địa phương. Thứ trưởng cho rằng, các danh mục triển khai phải đảm bảo thuận thiên, đảm bảo phục sản xuất và các mục tiêu đặt ra, nhưng quan trọng nhất là "không nuối tiếc".

  • 570ha lúa thiệt hại cho mưa lớn

Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết, mưa lớn những ngày qua làm khoảng 570 ha lúa của huyện bị thiệt hại, trong đó có khoảng 260 ha lúa bị thiệt hại trên 70%, còn lại bị thiệt hại từ 30% - 70%. Những khu vực lúa thiệt hại đều nằm ở vùng trũng, hạ tầng thủy lợi chưa hoàn thiện, chưa thể đảm bảo cho việc chủ động bơm tát nước. Không chỉ năm nay mà tình trạng ngập thường xuyên diễn ra trong mùa mưa các năm trước. Huyện đã kiến nghị đến cấp trên tiếp tục quan tâm, đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi, giúp bà con nông dân huyện Trần Văn Thời sản xuất ngày càng hiệu quả hơn.

  • Thu hoạch lúa nhanh khi chín khoảng 85% để ứng phó mưa bão

Vụ lúa Hè Thu năm nay, tỉnh Kiên Giang chia làm 4 đợt xuống giống, vì thế thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 2 tháng. Từ cuối tháng 6 đến nay, nông dân trong tỉnh bước vào thu hoạch rộ và dự kiến đến cuối tháng 8 sẽ thu hoạch dứt điểm các đồng lúa. Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, diện tích lúa Hè Thu thu hoạch từ nay đến cuối tháng 8 có nguy cơ ảnh hưởng do mưa bão. Vì vậy, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương cùng nông dân cần quan tâm huy động mọi nguồn lực, tranh thủ thời tiết nắng ráo tiến hành thu hoạch nhanh, đúng thời điểm lúa chín khoảng 85%, hạt có màu vàng rơm. Địa phương chú trọng đến việc tạo điều kiện tốt nhất để các ghe thu mua lúa vào thu mua lúa của nông dân ngay sau khi thu hoạch, không để tồn động lúa ngoài đồng.

  • Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch tả lợn châu Phi theo thực tế

Hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện và diễn biến phức tạp ở một số địa phương tiếp giáp với Hải Dương nên nguy cơ xảy ra dịch trên địa bàn tỉnh là rất cao. Do đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 7 do UBND tỉnh Hải Dương tổ chức hôm qua, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản yêu cầu Sở NN-PTNT xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch tả lợn châu Phi dựa trên tình hình thực tế của tỉnh, đưa ra các giải pháp để phòng, chống, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra. Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương cũng lưu ý ngành nông nghiệp và các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh; rà soát lại cụ thể, chính xác số lượng đàn lợn và tập trung triển khai tiêm vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.

  • Cơ giới hóa tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 94.135 máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp các loại. Cơ giới hóa được áp dụng ở hầu hết các khâu trong sản xuất các cây trồng chính của tỉnh như lúa, ngô, mía, sắn… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 2.860ha diện tích rau an toàn, cây ăn quả và vùng mía thâm canh được ứng dụng, chuyển giao công nghệ tưới nước tiết kiệm. Nhiều loại máy móc tiên tiến cũng được đầu tư. Trong chăn nuôi, đã áp dụng 100% máy vắt sữa bò, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đầu tư ứng dụng công nghệ chuồng nuôi khép kín, sử dụng hệ thống máng ăn, núm uống nước tự động, máy ấp trứng, chuồng kín hiện đại... Việc tiếp cận khoa học - kỹ thuật, hệ thống máy móc đã giúp người dân ngày càng chủ động, sáng tạo, thay đổi tư duy sản xuất, góp phần làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi lên khoảng 10 - 15%.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, với nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về chuyên gia nông nghiệp trình độ cao, đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước ngày càng nhiều. Nắm bắt được yêu cầu của thực tiễn, nhiều năm qua, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chú trọng hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong sinh viên. Tổ chức nhiều cuộc thi ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu, thúc đẩy việc ứng dụng những tri thức, tiến bộ khoa học mới vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Và để hoạt động đổi mới sáng tạo đạt kết quả khả quan, ‘văn hóa đọc’ là yếu tố luôn được Học viện chú trọng. GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết:

Băng:

Bảo Thắng

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 23/7/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đi Công tác Địa phương.

  Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dự Hội nghị Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án đẩy mạnh hoạt động Khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 đã được phê duyệt.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Họp hoàn thiện Báo cáo Lãnh đạo Chính phủ về tiến độ triển khai Đề án và dự án Ngân hàng thế giới hỗ trợ thực hiện Đề án. Nghe báo cáo công tác quản lý Hội của Bộ NN&PTNT. Sau đó, đi công tác tại tỉnh Bắc Giang.

  Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đi công tác tại tỉnh Đắk Lắk.

Trong khi đó, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Trao đổi một số nội dung liên quan lĩnh vực Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Sau đó, Nghe báo cáo về sửa đổi Thông tư số 12 năm 2022 của Bộ NN-PTNT.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Quy hoạch thủy lợi sông Cửu Long phải giải quyết khó khăn của từng địa phương

Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long phải giải quyết khó khăn của từng địa phương; 570ha lúa thiệt hại do mưa lớn; Thu hoạch lúa sớm để ứng phó mưa bão.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ