Đa dạng hóa nguồn lực trong cải thiện sức khỏe đất

Nhận thức và sự chung tay của cộng đồng trong bảo vệ sức khỏe đất và nâng cao dinh dưỡng cây trồng là điều quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững.

Quỳnh Anh - Trung Quân  | 15:19 28/10/2024

Đa dạng hóa nguồn lực trong cải thiện sức khỏe đất

Tự động

Đa dạng hóa nguồn lực trong cải thiện sức khỏe đất

Dự án Bảo vệ thực vật

Tác giả: Quỳnh Anh – Trung Quân

MC 1: Quỳnh Anh

MC 2: Sơn Tùng

MC 1

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio:

Thưa quý vị và bà con, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tăng cường sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là vấn đề đang được nhiều quốc gia, các tổ chức trên thế giới quan tâm để đảm bảo hệ thống lương thực bền vững trong tương lai. Ở Việt Nam, lĩnh vực này nhận được sự quan tâm nhiều hơn trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên các chương trình, đề án tổng thể để khắc phục tình trạng suy thoái đất vẫn còn thiếu hụt. Bên cạnh đó, các mô hình đào tạo, tập huấn hay thông tin tuyên truyền về nội dung này cũng có hạn chế. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ từ các bên liên quan nhằm huy động nguồn lực tốt hơn, có sự đầu tư đúng mức để có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, hiện nay, bình quân diện tích đất đai trên đầu người thấp cộng với tập quán thâm canh, chuyên canh, sử dụng không cân đối phân bón, thuốc BVTV… Ô nhiễm đất do sự phát triển của các khu công nghiệp, làng nghề, tác động của biến đổi khí hậu dẫn tới hạn hán, xâm nhập mặn, phèn hóa... đã làm sức khỏe đất bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy, tại nước ta hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng cây trồng là khá phổ biến ở tất cả các vùng sản xuất nông nghiệp.

Trước những thực trạng đó, những năm gần đây, nhiều mô hình canh tác bền vững, sử dụng các biện pháp sinh học để bảo vệ đất, môi trường, cung cấp dinh dưỡng ổn định cho cây trồng đã bước đầu phát triển tại nhiều địa phương sản xuất nông nghiệp trọng điểm.

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều hộ sản xuất nông nghiệp gần đây đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức canh tác từ truyền thống sang theo hướng hữu cơ, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, giải pháp canh tác tiên tiến, an toàn thay thế cho các loại vật tư đầu vào hóa học. Từ đó, giúp đất trồng trở nên tơi xốp, lượng dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi trong đất tăng lên; Sức khỏe người trồng được cải thiện; sản phẩm tạo ra đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và có giá bán luôn ở mức cao.

Vườn trồng 500 trụ thanh long ruột đỏ của Gia đình chị Nguyễn Thị Thanh, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch là một điển hình. Theo chị Thanh, khi sức khỏe đấtđược tăng lên, cây trồng sẽ trở nên khỏe mạnh, độ bền cây cao, chi phí và công chăm sóc sẽ được giảm. Năng suất trung bình của thanh long khi canh tác theo hướng hữu cơ đạt từ 25-30kg/trụ/năm. Giá bán luôn cao hơn từ 5.000-7.000 đồng/kg so với sản phẩm canh tác thông thường.

Băng chị Nguyễn Thị Thanh

MC 2

Trong bối cảnh nông nghiệp không chỉ là nguồn cung cấplương thựcmà còn là yếu tố quan trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, việc nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của đất và dinh dưỡng cây trồng trong nông nghiệp là điều quan trọng để những mô hình nông nghiệp hữu cơ như vườn thanh long của chị Thanh được lan rộng, để phong trào sản xuất hữu cơ lớn mạnh ở khắp các địa phương và để xây dựng hệ thống thương thực bền vững cho tương lai. Do đó, Bộ NN-PTNT đã nghiên cứu, xây dựng và phê duyệt “Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050”. Đề án được kỳ vọng giúp ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt trên cơ sở quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả nhằm hạn chế suy thoái đất, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, carbon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để thực hiện tốt các nội dung của Đề án, chung tay cùng thế giới cải thiện sức khỏe tài nguyên đất và dinh dưỡng cây trồng, việc huy động nguồn lực là điều quan trọng, Ông Vũ Thắng, Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng trong vấn đề này.

Băng ông Vũ Thắng

MC 2:

Dù đã có những mô hình mang lại thành công, nhận thức của người dân dần được nâng cao, nhiều cơ chế chính sách đã được ban hành nhưng cùng với sức mạnh nội tại, hành trình phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam cần có sự quan tâm, giúp đỡ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Là đơn vị đã đồng hành cùng ngành nông nghiệp Việt Nam trong nhiều chương trình, dự án, đặc biệt là Đề án nâng cao sức khỏe đất, Dự án sử dụng phân bón đúng, nâng năng suất, giảm phát thải khí nhà kính… và tới đây là “Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng, Ông Tovohery Rakotoson, chuyên gia về đất của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI khẳng định:

Băng IRRI

MC 1:

Vâng thưa quý vị và bà con, sức khỏe của đất có thể giúp duy trì năng suất thực vật và động vật cũng như đa dạng sinh học trong đất, duy trì hoặc nâng cao chất lượng nước và không khí, đồng thời hỗ trợ sức khỏe của con người và vật nuôi. Sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là hai cấu phần không thể tách rời trong đảm bảo sức khỏe cây trồng, tăng năng suất chất lượng sản phẩm trồng trọt, giữ vững an ninh lương thực cũng như để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, an toàn, sinh thái. Thế nhưng, sức khỏe đất trồng trọt và quản lý dinh dưỡng cây trồng ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề. Do đó, sự chung tay của cả cộng đồng, từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, bạn bè quốc tế cho tới mỗi người dân để giải quyết những thách thức này là điều quan trọng để kiến tạo những giá trị bền vững cho tương lai.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn trong lĩnh vực bảo vệ thực vật:

MC 1:

Thưa quý vị và bà con,

Có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, sau gần 10 năm thi hành, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật đã đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Hàng năm, ngành nông nghiệp đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo bảo vệ sản xuất, thực hiện tốt theo dõi, kiểm tra, dự báo, khuyến cáo phòng trừ diễn biến tình hình sinh vật gây hại. Nhờ đó, từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra tình hình dịch hại phải công bố dịch theo quy định. Ngành nông nghiệp, các địa phương đã hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây trồng; xây dựng, nhân rộng các mô hình ứng dụng SRI, IPM, IPHM gắn sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; tăng cường mở rộng ứng dụng kỹ thuật giảm giá thành trong sản xuất.

MC 2:

Sau 2 năm đẩy mạnh ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM theo kế hoạch đề ra, hiện ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả khả quan. Từ những ích lợi của việc ứng dụng IPHM, tỉnh đã đề ra các mục tiêu đến năm 2030. Cụ thể, toàn tỉnh phấn đấu trên 80% số xã có đội ngũ nông dân nòng cốt hiểu biết, kỹ năng và áp dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng. Đào tạo được lực lượng giảng viên hướng dẫn hùng hậu với 20 giảng viên cấp tỉnh và mỗi xã có ít nhất 2 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng và 5 nông dân IPHM nòng cốt.

MC 1:

Trong thời gian qua, triển khai thực hiện đề án Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học, phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã lồng ghép trong các chương trình, dự án, nhiệm vụ thường xuyên thực hiện các công tác tuyên truyền, phổ biến. Trong năm 2024, Chi cục đã tổ chức 12 lớp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, văn bản của địa phương về phát triển sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ và sản xuất, sử dụng thuốc BVTV sinh học cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã. Đồng thời, tổ chức 8 lớp tập huấn, khóa đào tạo hàng năm về áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt - VietGAP, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, nông nghiệp hữu cơ...

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Đa dạng hóa nguồn lực trong cải thiện sức khỏe đất

Nhận thức và sự chung tay của cộng đồng trong bảo vệ sức khỏe đất và nâng cao dinh dưỡng cây trồng là điều quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững.

Quỳnh Anh - Trung Quân

Tin liên quan

Các chương trình

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nghề dệt thổ cẩm
Phóng sự

Người Bana tại nhiều ngôi làng của tỉnh Kon Tum đã cùng nhau xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với các giá trị bản địa.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nghề dệt thổ cẩm
Hàng vạn quả bưởi Soi Hà đã lên đường sang Anh quốc
Phóng sự

Đây cũng mở ra cơ hội lớn giúp nâng cao giá trị và thương hiệu của giống bưởi Soi Hà, loại bưởi đặc sản thơm ngon số 1 xứ Tuyên.

Hàng vạn quả bưởi Soi Hà đã lên đường sang Anh quốc