| Hotline: 0983.970.780

Đề án về sức khỏe đất: Cần sự chung tay của doanh nghiệp và cộng đồng

Thứ Ba 22/10/2024 , 15:01 (GMT+7)

Ông Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón - Cục Bảo vệ thực vật, nhấn mạnh vai trò của cộng đồng về quản lý sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng.

Sáng 18/10, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Đề án 'Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050'.

Sáng 18/10, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Sáng 18/10, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng” ra đời nhằm bảo vệ và phục hồi tài nguyên đất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững. Không chỉ xác định vai trò quan trọng của quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng trong việc ngăn chặn suy thoái đất, đề án còn thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Ông Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón - Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc triển khai Đề án.

Ông Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón - Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc triển khai Đề án.

Ông Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý phân bón - Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), cho biết, Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050” hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng các loại đất chính, song song với sử dụng phân bón cho các cây trồng chủ lực.

Bộ chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá sức khỏe đất về vật lý, hóa học và sinh học được nghiên cứu, xây dựng một cách khoa học, phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, tập trung vào các loại đất chính và cây trồng chủ lực. Đề án cũng hướng đến việc hoàn thiện quy trình canh tác, chú trọng vào việc sử dụng phân bón một cách hiệu quả. Bằng cách này, giúp giảm thiểu thất thoát dinh dưỡng trên các loại đất chính trồng các cây trồng chủ lực, đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Việc giảm thất thoát dinh dưỡng không chỉ giúp ổn định sức khỏe đất mà còn bảo vệ và phát triển đa dạng hệ sinh vật có ích trong đất, từ đó cải thiện cấu trúc và tính chất đất. Khi hệ sinh vật phong phú sẽ góp phần vào việc phân giải chất hữu cơ, tăng cường khả năng giữ nước và dinh dưỡng, đồng thời làm giảm phát thải khí nhà kính.

Đề án đã chú trọng đẩy mạnh nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật thông qua chương trình và tài liệu tập huấn về sức khỏe đất trồng trọt cũng như hướng dẫn sử dụng phân bón. Qua đó, trang bị toàn diện về kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu quả quản lý sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng.

Bên cạnh đó, ông Vũ Thắng nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong việc triển khai Đề án. Cộng đồng không chỉ là người thụ hưởng các chương trình mà còn là những người chủ động trong việc thực hiện các biện pháp cải thiện sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng. “Ngoài việc xây dựng mạng lưới cán bộ kỹ thuật, cần tuyên truyền để nhận được sự quan tâm của cộng đồng cùng sự tham gia, phối hợp và hỗ trợ từ các chuyên gia, nhà khoa học và nhà sản xuất”, Đại diện Cục BVTV cho biết.

Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam, trong quá trình thực hiện Đề án, cần có sự ủng hộ và chung tay từ phía các doanh nghiệp.

Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam, trong quá trình thực hiện Đề án, cần có sự ủng hộ và chung tay từ phía các doanh nghiệp.

Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam, trong quá trình thực hiện Đề án, cần có sự ủng hộ và chung tay từ phía các doanh nghiệp.

“Đề án cần khai thác tiềm năng to lớn từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sữa và phân bón, bởi những doanh nghiệp này không chỉ sở hữu nguồn phân bón hữu cơ phong phú mà còn đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu để sản xuất các loại phân bón hiệu quả”, TS Nguyễn Đăng Nghĩa cho biết. Việc hợp tác với các doanh nghiệp này sẽ giúp nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho đất và cây trồng, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm phân bón hữu cơ từ doanh nghiệp không chỉ giúp cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, khuyến khích sự phát triển bền vững. 

Hiện nay, TS Nguyễn Đăng Nghĩa đã soạn thảo xong 6 bộ công thức phân bón hữu cơ, thể hiện sự nỗ lực trong việc phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp. Quá trình thí nghiệm cho thấy, các loại phân bón hữu cơ này đã cho ra những kết quả tích cực. Tuy nhiên, thủ tục kiểm nghiệm công thức phân bón hữu cơ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt thời gian xử lý lâu, chi phí cao và quy trình phức tạp. Những khó khăn này đang khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị nhỏ, e ngại tham gia vào thị trường phân bón hữu cơ, cản trở sự phát triển bền vững của ngành. 

Vì vậy, ông Nguyễn Đăng Nghĩa mong muốn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Bộ NN-PTNT trong cơ chế chính sách và thủ tục kiểm nghiệm. Từ đó, không chỉ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào Đề án mà còn thúc đẩy sự phát triển của phân bón hữu cơ - một sản phẩm thiết yếu để cải thiện dinh dưỡng cây trồng và duy trì sức khỏe đất lâu dài. TS. Nguyễn Đăng Nghĩa khẳng định việc thúc đẩy sự hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp là chìa khóa phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Xem thêm
Nông dân Việt Nam xuất sắc nhất năm 2022 nhờ nuôi bò nay không nuôi nữa

HÀ NỘI Anh Trần Văn Thắng là nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 với doanh thu lớn nhất 65 tỷ đồng nhờ vỗ béo và giết mổ bò nhưng nay không còn nuôi con nào.

Hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

QUẢNG BÌNH Đến nay, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng được 3 địa phương là vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh cấp xã.

Cứu cánh cho vụ mùa thất bát

HẢI PHÒNG Để đảm bảo thắng lợi cho vụ đông 2024, bù đắp lại thiệt hại do bão số 3, ngành nông nghiệp Hải Phòng đã có nhiều giải pháp cụ thể để triển khai.