| Hotline: 0983.970.780

Học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng

Thứ Ba 22/10/2024 , 14:59 (GMT+7)

Chủ tịch Hội KHKT Bảo vệ Thực vật Việt Nam đề nghị Việt Nam nên xem xét và áp dụng kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong việc quản lý dịch hại và phát triển nông nghiệp bền vững.

Sáng 18/10, Bộ NN-PTNTT tổ chức Hội nghị triển khai Đề án 'Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050'.

Sáng 18/10, Bộ NN-PTNTT tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Sáng 18/10, Bộ NN-PTNTT tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, đồng thời duy trì an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt, suy thoái đất do xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn ở các vùng thấp, cùng với việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Biến đổi khí hậu càng làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến sự khan hiếm và mất cân đối dinh dưỡng cây trồng. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà còn gây tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

Hiện nay, Việt Nam đang dần triển khai các phương pháp quản lý dịch hại thông minh (IPHM) trong nông nghiệp. Nhiều dự án và nghiên cứu đang được thực hiện nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo vệ cây trồng và môi trường. Mục tiêu của Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) bao gồm là tối ưu hóa quản lý dịch hại qua công nghệ và dữ liệu, giúp giám sát và kiểm soát hiệu quả hơn. Phương pháp này bảo vệ sức khỏe con người và môi trường bằng cách giảm hóa chất độc hại và áp dụng biện pháp bền vững. Nó cũng tăng cường năng suất nông nghiệp, duy trì cân bằng sinh thái và đào tạo nông dân, xây dựng mạng lưới kết nối giữa nông dân, nhà khoa học và chuyên gia.

Ông Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội KHKT BVTV Việt Nam đánh giá, việc triển khai Đề án lần này của Bộ NN-PTNT không chỉ phù hợp về khoa học đất, dinh dưỡng cây trồng mà còn lồng ghép chương trình IPHM.

Theo đó, Đề án góp phần quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả và hỗ trợ nông dân trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc, hướng đến việc đảm bảo an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng, cũng như khuyến khích các thực hành nông nghiệp thông minh và bền vững.

Tuy nhiên, về mục tiêu cụ thể của Đề án, ông Nguyễn Văn Tuất đề cho rằng, cần lồng ghép giữa hoàn thiện quy trình canh tác với việc sử dụng phân bón, quản lý sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng một cách hiệu quả. Việc tích hợp này sẽ tạo ra một hệ thống đồng bộ, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất nông nghiệp.

Khi đó, không chỉ giúp tăng cường hiệu suất và năng suất cây trồng mà còn góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng đất. Hệ thống thống nhất sẽ giúp giảm thiểu lãng phí nguồn lực, đảm bảo rằng mọi biện pháp canh tác đều được triển khai một cách đồng đều và hiệu quả. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững trong nông nghiệp.

Chủ tịch Hội KHKT Bảo vệ Thực vật Việt Nam đề nghị Việt Nam nên xem xét và áp dụng kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong việc quản lý dịch hại và phát triển nông nghiệp bền vững.

Chủ tịch Hội KHKT Bảo vệ Thực vật Việt Nam đề nghị Việt Nam nên xem xét và áp dụng kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong việc quản lý dịch hại và phát triển nông nghiệp bền vững.

Chủ tịch Hội KHKT Bảo vệ Thực vật Việt Nam đề nghị Việt Nam nên xem xét và áp dụng kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong việc quản lý dịch hại và phát triển nông nghiệp bền vững. Ví dụ, chương trình “Cây trồng thông minh” ở Indonesia cung cấp phần mềm hỗ trợ người dân áp dụng kỹ thuật canh tác thông minh, quản lý nước hiệu quả và sử dụng giống cây trồng chịu hạn. Ngoài ra, phần mềm này còn số hóa thông tin thời tiết và phân tích các chất dinh dưỡng cần thiết cho từng loại cây trồng, từ đó đưa ra các khuyến cáo để người dân có thể canh tác có hiệu quả.

“Ví dụ từ Indonesia cho thấy rằng bên cạnh quy chuẩn chung, đề án cần quản lí sức khỏe và dinh dưỡng đất theo từng loại cây. Ngoài ra, cần đưa ra các biện pháp, lựa chọn để người trồng có thể áp dụng cách phù hợp nhất; đồng thời vẫn đảm bảo hài hòa giữa canh tác phát thải thấp và đa dạng vi sinh vật trong đất.

Vấn đề cấp thiết hiện nay là xây dựng lộ trình riêng hỗ trợ phục hồi cho các nhóm cây mà đất cằn và xấu nhất. Ngoài ra, tiếp tục giữ dinh dường đất trồng cho các loại cây có giá trị xuất khẩu lớn tại Việt Nam”, ông Nguyễn Văn Tuất nói.

Theo ông Nguyễn Văn Tuất, đất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam và đời sống người dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm mà còn góp phần vào nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, bên cạnh những khuyết điểm như suy thoái và ô nhiễm, cần có những nỗ lực truyền thông để tôn vinh các ưu điểm của đất, như khả năng giữ nước, cung cấp chất dinh dưỡng và duy trì đa dạng sinh học. Việc nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của đất sẽ khuyến khích bảo vệ và cải thiện chất lượng đất, đồng thời giúp người dân hiểu rõ hơn về cách thức sử dụng đất một cách bền vững.

Xem thêm
Khẳng định vị thế trung tâm chăn nuôi vùng Việt Bắc

Thái Nguyên tiếp tục khẳng định vị thế thứ 2 của khu vực trung du miền núi phía Bắc về phát triển chăn nuôi với nhiều chính sách và bước đi đúng đắn.

Kinh nghiệm phòng bệnh ở xã có diện tích thủy sản lớn nhất Hà Nội

Xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội có tới 475ha thủy sản, trong đó riêng HTX Thủy sản Trầm Lộng đã có trên 170ha với hơn 70 thành viên.

Nữ kỹ sư giúp người dân thoát nghèo nhờ cây tía tô bản địa

Lào Cai Với hơn 30ha tía tô cùng 20 sản phẩm đa dạng, chị Trần Anh Xuân đã tiên phong đưa cây tía tô bản địa thành cây giúp bà con thoát nghèo.