Đa hoạt động trên một diện tích sản xuất để nông dân hưởng lợi lâu dài

Đa hoạt động trên một diện tích sản xuất để nông dân hưởng lợi lâu dài; Khai thác câu chuyện tổng thể từ hệ sinh thái ngành hàng lúa gạo; Đến năm 2025 sẽ có 75.000 tấn hồ tiêu được sản xuất bền vững; Kiên Giang thiếu 20.000 tấn thịt mỗi năm; Phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên 56.000 con trâu, bò; Tiêu hủy hơn 700 con lợn mắc dịch tả lợn châu Phi.

Quỳnh Anh  | 09:18 27/11/2023

Đa hoạt động trên một diện tích sản xuất để nông dân hưởng lợi lâu dài

Tự động

Đa hoạt động trên một diện tích sản xuất để nông dân hưởng lợi lâu dài

  • Khai thác câu chuyện tổng thể từ hệ sinh thái ngành hàng lúa gạo

Thưa quý vị và bà con, Tại buổi gặp mặt doanh nghiệp tham gia Festival quốc tế ngành hàng Lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 mới đây, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, đây là lần đầu tiên địa phương tổ chức một sự kiện mang tầm quốc tế về lúa gạo. Do đó, các bên liên quan cần nghiên cứu triển khai các phương án xứng tầm với hoạt động. Chúng ta cần chuyển hướng làm thương mại theo kiểu mới. Đó có thể là bán những sản phẩm mà trước đây chưa từng có, hoặc tận dụng những phế, phụ phẩm trong ngành hàng lúa gạo. Theo ông, lúa gạo là cây trồng chủ lực, là thương hiệu, là hình ảnh mà mỗi khi nhắc tới là bạn bè quốc tế sẽ nghĩ đến Việt Nam. Do đó, phương tiện sản xuất, vật tư nông nghiệp… trong hệ sinh thái ngành hàng đều có thể khai thác các câu chuyện, hình ảnh liên quan để có cái nhìn toàn diện và nâng tầm hạt gạo.

  • Đến năm 2025 sẽ có 75.000 tấn hồ tiêu được sản xuất bền vững

Chia sẻ tại Hội nghị thường niên Nhóm công tác Đối tác công tư - PPPvề Hồ tiêu và Gia vị năm 2023 vừa diễn ra, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, mục tiêu của Nhóm PPP về Hồ tiêu và Gia vị là phấn đấu đến năm 2025, 70% hồ tiêu sản xuất ở Việt Nam đạt yêu cầu mức dư lượng tối đa cho phép, 25% nông dân hồ tiêu tăng 20% thu nhập, 25.000 nông dân được tập huấn và tiếp cận dịch vụ nông nghiệp, 75.000 tấn hồ tiêu được sản xuất bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, theo ông Dương, cần có sự phối hợp giữa các bên, để cùng đồng hành với nông dân và doanh nghiệp. Trong đó, vấn đề cốt lõi hiện nay là tổ chức sản xuất; tập huấn cho nông dân; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất sản xuất hồ tiêu an toàn, hồ tiêu hữu cơ, bền vững.

  • Kiên Giang thiếu 20.000 tấn thịt mỗi năm

Ông Nguyễn Đình Xuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Kiên Giang cho biết, với dân số khoảng 1,8 triệu người, nhu cầu thịt xẻ các loại của địa phương khoảng 65.000 tấn/năm. Tuy nhiên, với tổng đàn vật nuôi hiện nay mới tự sản xuất, cân đối được khoảng 45.000 tấn, thiếu khoảng 20.000 tấn/năm. Trong đó, riêng thịt heo thiếu hụt khoảng 13.000 - 14.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi của tỉnh hiện nay là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, tự phát vẫn chiếm đa số. Toàn tỉnh hiện vẫn còn khoảng 30.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chiếm khoảng 70-80% tổng đàn vật nuôi. Do đó, giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi còn khá khiêm tốn.

  • Phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên 56.000 con trâu, bò

Để chủ động phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như phối hợp với chính quyền địa phương giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch, tăng cường tiêm vacxin, tiêu độc, khử trùng. Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, tỉnh hiện chưa ghi nhận báo cáo dịch bệnh từ các địa phương. Tuy nhiên, với tổng đàn trâu, bò trên 56.000 con, nguy cơ phát sinh dịch bệnh là rất cao nếu không chủ động giải pháp phòng ngừa ngay từ đầu thì khi xảy ra dịch bệnh sẽ rất khó kiểm soát.  Vì vậy, thời gian qua ngành Chăn nuôi và Thú y từ tỉnh đến cơ sở đã phổ biến rộng rãi kiến thức phòng, chống dịch đến người chăn nuôi nhằm hạn chế ảnh hưởng khi đàn vật nuôi mắc bệnh.

  • Tiêu hủy hơn 700 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi

Còn với dịch bệnh tả lợn châu Phi, Theo Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản Hà Giang, từ tháng 9 đến đầu tháng 11, trên địa bàn tỉnh có trên 700 con lợn chết và tiêu hủy bắt buộc tại 89 hộ ở các xã Bạch Ngọc, Việt Lâm, Ngọc Minh và thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, trọng lượng trên 21 tấn. Ngay sau khi công bố có dịch tả lợn Châu Phi, các địa phương có dịch đã thực hiện tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh và thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc toàn bộ khu vực ổ dịch bằng vôi bột và hóa chất. Tổng số hóa chất đã sử dụng tại vùng dịch là 184 lít và gần 5 tấn vôi bột để thực hiện xử lý ổ dịch, khu vực chuồng nuôi, hố chôn và vùng xung quanh.

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp FDI đầu tư vào chăn nuôi

Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, hiện toàn tỉnh đang có đàn gia cầm hơn 10 triệu con. Số hộ chăn nuôi gia cầm hiện nay là gần 40.000 hộ, với tổng đàn nuôi trên 6 triệu con và trên 370 trang trại nuôi gia cầm gần 4 triệu con. Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã tích cực mời gọi các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hoạt động. Tận dụng cơ sở vật chất từ các cơ sở sản xuất gạch thủ công không còn hoạt động để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà gia công từ năm 2004 và phát triển mạnh cho đến ngày hôm nay. Chi cục cũng triển khai tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về tiêu thụ thịt động vật, sản phẩm động vật,  tỉnh Vĩnh Long đã xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ động vật theo hướng công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi.

  • Đầu tư 2,4 tỷ đồng liên kết sản xuất lúa chất lượng cao

UBND TP Hà Tĩnh vừa phê duyệt dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa chất lượng cao, thực hiện tại 4 xã với diện tích gần 22ha. Theo đó, dự án bắt đầu triển khai từ vụ xuân năm 2024 do HTX Nông nghiệp Đồng Tiến, TP Hà Tĩnh chủ trì, liên kết với 5 hộ dân thực hiện. Thời gian triển khai trong 3 năm, từ năm 2023 – 2026, mỗi năm 2 vụ. Tổng kinh phí đầu tư dự án hơn 2,4 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai, dự án sẽ đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, nhà sản xuất mạ, hệ thống khay, dây chuyền sản xuất mạ, máy cấy, máy gặt đập liên hợp, máy cuộn rơm và các loại máy móc, phương tiện, thiết bị khác đảm bảo hoạt động sản xuất. Những diện tích trong dự án đặt mục tiêu đạt năng suất bình quân 4,8 tấn/ha/vụ, sản lượng lúa 188 tấn và phụ phẩm sau thu hoạch 9.500 cuộn rơm.

  • Huy động toàn dân ra quân làm thủy lợi để bảo vệ sản xuất

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2023-2024. Theo đó, để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, đảm bảo an toàn cho sản xuất, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty Khai thác công trình thủy lợi tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch của Chủ tịch UBND tỉnh về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,đồng thời, xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-2024. Bên cạnh đó, tổ chức, huy động lực lượng toàn dân ra quân làm thủy lợi mùa khô trên địa bàn trong thời gian từ ngày 27/11 đến ngày 27/12/2023.

Nhạc cắt

Đối thoại

Đa hoạt động trên một diện tích sản xuất để nông dân hưởng lợi lâu dài

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, tình hình xuất khẩu lúa gạo liên tục có nhiều biến động, giá lương thực toàn cầu tăng đột biến. Đây là cơ hội cho Việt Nam – quốc gia chuyên sản xuất lúa gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, những tác động khách quan, cơ hội thuận lợi như thế này không thể kéo dài. Do đó, chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp giúp ngành nông nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội, gia tăng sức cạnh tranh xuất khẩu và giải quyết bài toán lợi nhuận cho ngành sản xuất lúa gạo, đồng thời có những biện pháp để tháo gỡ những điểm nghẽn giúp người nông dân có lãi cao hơn, doanh nghiệp phát triển, nâng cao vị thế cạnh tranh xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan có những chia sẻ về nội dung này tại Hội thảo: “Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài” vừa diễn ra:

Băng

Văn Vũ

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Đa hoạt động trên một diện tích sản xuất để nông dân hưởng lợi lâu dài

Đa hoạt động trên một diện tích sản xuất để nông dân hưởng lợi lâu dài; Khai thác câu chuyện tổng thể từ hệ sinh thái ngành hàng lúa gạo; Đến năm 2025 sẽ có 75.000 tấn hồ tiêu được sản xuất bền vững; Kiên Giang thiếu 20.000 tấn thịt mỗi năm; Phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên 56.000 con trâu, bò; Tiêu hủy hơn 700 con lợn mắc dịch tả lợn châu Phi.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời sự

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm; Hơn 2 ngày khống chế cháy rừng ở Sin Suối Hồ; Hồ chứa 'no nước' khi bước vào mùa khô.

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ
Thời sự

Trước khi đợt rét đậm, rét hại quay trở lại, miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi gió Đông Nam mang nhiều hơi ẩm, gây nên hiện tượng sương mù vào sáng sớm.

Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ