Mô hình xã hội hóa thu gom rác tại vùng nuôi hải sản

Trước tình trạng nghề nuôi thủy sản lồng bè phát triển ồ ạt, lượng rác thải xử lý không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường, một số địa phương ở Khánh Hòa và Phú Yên đã thực hiện xã hội hóa thu gom rác tại vùng nuôi thủy sản lồng bè và mang lại hiệu quả cao.

Kim Sơ  | 10:28 24/11/2023

Mô hình xã hội hóa thu gom rác tại vùng nuôi hải sản

Tự động

Mô hình xã hội hóa thu gom rác tại vùng nuôi hải sản

MC 1: Thưa quý vị và bà con: Những năm gần đây nhờ thực hiện xã hội hóa thu gom rác thải tại các vùng nuôi lồng bè trên địa bàn xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã giúp môi trường nơi đây trở nên sạch sẽ. Người nuôi có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi xuống mặt biển, chủ động thu gom rác thải sinh hoạt và thức ăn dư thừa từ quá trình nuôi tôm cá bỏ vào thùng đựng rác và trong bao tải, để đơn vị thu gom đưa vào bờ xử lý theo quy định. Đây là cách làm góp phần bảo vệ môi trường vùng nuôi, cũng như đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân nuôi biển. Ghi nhận của phóng viên Kim Sơ về vấn đề này.

MC2: Chiếc cano đưa chúng tôi ra khu vực nuôi trồng thủy sản lồng bè ở Hòn Ông, nằm trong vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa trước mắt hiện ra với lồng bè dày đặc.

Điều chúng tôi bất ngờ rác sinh hoạt, túi nilon không còn tình trạng trôi nổi nhiều trên mặt nước như trước đây từng đến. Trên các bè đều có thùng xốp đựng rác hoặcrác thải được người nuôi thu gom gọn gàng bỏ vào trong bao tải.

Ghé bè anh Đặng Khắc Độ, quê ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên hiện nuôi tôm hùm ở khu vực này cho biết, trước đây cũng như các vùng nuôi lồng bè khác, người dân trên bè nuôi sinh hoạt vứt rác bừa bãi xuống mặt biển. Rác theo dòng nước trôi nổi tấp vào bè trông rất nhếch nhác và gây ô nhiễm môi trường. Nhiều ghe, tàu chạy qua lại trên biển bị vướng vào chân vịt phải lặn xuống gỡ rác gây mất nhiều thời gian. Với thời tiết bình thường còn đỡ, chứ những khi mưa gió lặn biển gỡ rác thì rất khổ cực. Trước thực trạng này, từ ngày UBND xã Vạn Thạnh thực hiện xã hội hóa thu gom rác thải tại các vùng nuôi lồng bè trên địa bàn đã giúp môi trường nơi đây trở nên sạch sẽ.

Băng anh Độ (33 s)

Rời bè anh Độ, chúng tôi đến bè anh Trần Văn Tri cũng nuôi tôm hùm ở khu vực Hòn Ông, chứng kiến rác sinh hoạt có thu gom bỏ vào thùng đựng ngăn nắp.

Anh Trần Văn Tri cho biết, hiện nay bè nào cũng bỏ thùng thu gom rác sinh hoạt và thức ăn dư thừa từ nuôi tôm cá. Từ ngày thực hiện thu gom rác này, anh thấy môi trường xung quanh khu vực nuôi đã bớt rác thải rất nhiều. Mọi người nuôi đều cảm thấy phấn khởi.

Băng anh Tri 23 s

Theo người nuôi, kinh phí đóng hàng tháng trong việc thu gom rác được chủ bè và đơn vị thực hiện thu gom rác thỏa thuận với mức giá từ 80-150 ngàn đồng đối với bè lớn và 50 ngàn đồng đối với bè nhỏ.

Nhiều người nuôi tỏ vẻ đồng tình với việc thu gom rác thải này nhằm bảo vệ sinh kế lâu dài của người dân, trước thực trạng môi trường vùng nuôi đã và đang suy giảm.

Ông Trần Thiện Toàn, ở thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh là người tổ chức điều hành việc thu gom rác cho biết, hiện nay ông có 3 chiếc ghe thay nhau thu gom rác tại 4 khu vực nuôi trồng lồng bè trên địa bàn xã gồm Đầm Môn, Bãi Giếng, Mũi Me và Hòn Ông. Mỗi ngày lượng rác được thu gom tại các bè khoảng 3 tấn, sau đó được đưa về cảng Đầm Môn để xe chở đến nơi tập kết xử lý theo quy định.

Băng a Toàn 24s

MC 1: Thưa quý vị và bà con, toàn xã Vạn Thạnh hiện có 941 bè và 35.000 ô lồng nuôi tôm hùm và cá biển. Thời gian qua, nghề nuôi thủy sản lồng bè đã cải thiện đời sống của người dân và giải quyết lao động tại địa phương rất lớn. Tuy nhiên do phát triển ồ ạt, trong đó nhiều người dân từ tỉnh Phú Yên vào thả nuôi đã khiến vùng nuôi trở nên dày đặc lồng bè, lượng rác thải xử lý không đảm bảo, gây ra áp lực ô nhiễm môi trường rất lớn. Trước tình hình đó, địa phương này cho chủ trương để một đơn vị trên địa bàn xã thực hiện xã hội hóa thu gom rác tại vùng nuôi thủy sản lồng bè. Nhờ vậy đến nay, việc bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm cá trên địa bàn xã này đang mang lại hiệu quả tích cực.

 

Tự động

Mô hình xã hội hóa thu gom rác tại vùng nuôi hải sản

Trước tình trạng nghề nuôi thủy sản lồng bè phát triển ồ ạt, lượng rác thải xử lý không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường, một số địa phương ở Khánh Hòa và Phú Yên đã thực hiện xã hội hóa thu gom rác tại vùng nuôi thủy sản lồng bè và mang lại hiệu quả cao.

Kim Sơ

Tin liên quan

Các chương trình

Ngành chè Việt Nam thoát bẫy giá rẻ bằng con đường nông nghiệp hữu cơ
Phóng sự

Giải pháp nào để ngành chè Việt Nam xóa bỏ tư duy manh mún để nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường quốc tế và phát triển bền vững?

Ngành chè Việt Nam thoát bẫy giá rẻ bằng con đường nông nghiệp hữu cơ
Trang trại nông nghiệp tuần hoàn khép kín bên sườn đồi đẹp như tranh
Phóng sự

Vườn cây ăn quả xanh tốt mênh mông trải dài từ thung lũng đến các sườn đồi, cho đến khu chăn nuôi được quy hoạch bài bản trên vùng đất vốn khô cằn, sỏi đá.

Trang trại nông nghiệp tuần hoàn khép kín bên sườn đồi đẹp như tranh