Đào tạo nhân lực chất lượng cao để tạo chuỗi giá trị nông sản bền vững

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp là giải pháp quan trọng để phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững, trách nhiệm.

Trung Quân - Quỳnh Anh  | 

Đào tạo nhân lực chất lượng cao để tạo chuỗi giá trị nông sản bền vững

Tự động

Đào tạo nhân lực chất lượng cao để tạo chuỗi giá trị nông sản bền vững

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con, dù đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong thời gian qua nhưng khi nhắc tới nông nghiệp Việt Nam, thực trạng về sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và nền nông nghiệp đang chịu nhiều hệ lụy sau thời gian dài canh tác theo phương thức truyền thống vẫn là điều khiến nhiều người dân đau đáu.  Để từng bước giải quyết bài toán tổng thể cho ngành nông nghiệp trước những thách thức của biến đổi khí hậu, trước yêu cầu về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, nhiều Đề án, chính sách, kế hoạch với các giải pháp cụ thể đã được ban hành ở cả cấp quốc gia và địa phương. Trong đó, đã có không ít đề cập đến tầm quan trọng của việc phát triển chuỗi giá trị nông sản.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, bên cạnh những thành tựu nổi bật của một quốc gia xuất khẩu gạo top đầu thế giới và là nguồn cung rau quả lớn cho nhiều thị trường khó tính, một quốc gia có nền chăn nuôi phát triển, hoạt động xuất khẩu thủy sản, lâm sản sôi động… thì thực trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tình trạng cung vượt cầu, ‘được mùa, mất giá’, bẻ cọc, bẻ kèo, hay phát triển ồ ạt các diện tích cây trồng không theo khuyến cáo… là những thách thức mà ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong nhiều năm qua. Để từng bước khắc phục, tiến tới xóa bỏ những thực trạng này, nhiều khuyến cáo về việc tập trung phát triển chất lượng, cẩn trọng trong mở rộng diện tích đã được các địa phương thực hiện, bên cạnh đó là quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp với định hướng cho các loại nông sản chủ lực ở địa phương, vùng miền cũng được ban hành.

Trong những giải pháp được đưa ra, phát triển chuỗi giá trị nông sản là giải pháp mang tính tổng thể, có thể giải quyết nhiều vấn đề mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. Theo đó, phát triển chuỗi giá trị nông sản trên cơ sở liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân sẽ giúp đảm bảo cho các chủ thể tham gia chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân cũng như doanh nghiệp. Bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam khẳng định:

Băng bà Thu Vân 01

MC 2:

Phát triển chuỗi giá trị nông sản là nhiệm vụ quan trọng và để có thể triển khai hiệu quả nhiệm vụ đó, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ cần có nhiều thay đổi, xóa bỏ tư duy sản xuất cũ, thực hiện tái cơ cấu để hướng tới một ngành hàng có trách nhiệm. Cụ thể hơn, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, để có thể nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản, thời gian tới, chúng ta cần tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp thực chất, hiệu quả theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao. Bên cạnh đó là đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng và vật nuôi; sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa trong quản lý và sản xuất…. Và đặc biệt là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp.

Băng TT Tiến

Cùng quan điểm rằng, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản an toàn và bền vững, bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam chia sẻ, việc tái cơ cấu nông nghiệp của nước ta trong thời gian qua đang đi đúng quỹ đạo, thể hiện ở nhiều điểm sáng trong sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Để đạt được những kết quả tích cực ấy, có sự đóng góp cực kỳ quan trọng của khu vực kinh tế hợp tác với hơn 20.000 HTX nông nghiệp và hàng chục nghìn tổ hợp tác nông nghiệp, với trên 3,8 triệu thành viên HTX là nông dân. Thế nhưng các thành viên trong HTX vẫn chưa thể phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình.

Băng bà Thu Vân 001

MC 2

Vâng thưa quý vị và bà con, phát triển chuỗi giá trịnông sản là giải pháp phát triển ngành nông nghiệp bền vững, trách nhiệm, còn đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp là giải pháp quan trọng để phát triển chuỗi giá trị nông sản. Tại nhiều địa phương, công tác tuyên truyền, đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp đã được quan tâm thực hiện trong thời gian qua.

Đơn cử như tại Hòa Bình, là tỉnh miền núi, có lợi thế và tiềm năng trong phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng miền, trong đó có sản phẩm thịt lợn đen bản địa đang được người tiêu dùng trong nước rất quan tâm.  Mặc dù vậy, đa phần quy mô chăn nuôi của các hộ nơi đây còn nhỏ lẻ, manh mún, rời rạc trong các công đoạn từ sản xuất, thu gom, vận chuyển và tiêu thụ… dẫn đến chất lượng sản phẩm, lợi nhuận thu được không cao, “hụt hơi” trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ và cạnh tranh với các sản phẩm lợn bản địa, lợn rừng của các địa phương khác.

Trước thực tế đó, HTX Dịch vụ nông nghiệp và Du lịch đất mường, xã Thạch Yên, huyện Cao Phong đã cùng các hộ dân trong huyện xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi và tiêu thụ thịt lợn đen bản địa nhằm tạo đầu ra thuận lợi, ổn định cho hoạt động chăn nuôi của người dân và khẳng định thương hiệu lợn đen Hòa Bình trên thị trường. Khi tham gia vào chuỗi liên kết, các hộ được HTX cung cấp con giống chất lượng, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng, xóa bỏ chăn nuôi thả rông, phối trộn thức ăn, phòng chống dịch bệnh và bao tiêu toàn bộ đầu ra với giá luôn cao hơn bán tự do cho thương lái nên nhiều hộ không ngần ngại tăng quy mô đàn để đảm bảo liên tục có nguồn cung chất lượng. Thu nhập, đời sống cũng theo đó không ngừng được nâng cao. Chị Bùi Thị Hương, Giám đốc HTX chia sẻ:

Băng địa phương

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, trên hành trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới theo xu hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đám ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, đóng góp vào quá trình tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, nông nghiệp Việt Nam đã xác định cần thay đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp sinh thái, có trách nhiệm với môi trường, đảm bảo quyền lợi giữa các bên liên quan và tăng thu nhập cho người nông dân. Để có thể đạt được các mục tiêu ấy, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp từ những người sản xuất tới đội ngũ quản lý để xây dựng chuỗi giá trị nông sản an toàn, bền vững là điều kiện quan trọng. Giải pháp này đã được ngành nông nghiệp thực hiện trong thời gian qua bằng các lớp phổ biến, tập huấn kiến thức về các lĩnh vực nông nghiệp, bằng những lần tham quan, học tập các mô hình sản xuất, quản lý nổi bật cả trong và ngoài nước…. và chắc chắn nội dung này sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong hành trình tiếp theo.

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về hoạt động chuyển giao mô hình, phương thức sản xuất mới trong nông nghiệp.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con,

Những năm qua, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã thu hút đông đảo người dân tham gia. Nhờ chính sách hỗ trợ và ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu, phần lớn học viên đã có việc làm sau khóa học. Năm 2023 toàn tỉnh đã tổ chức 82 lớp với 9 đơn vị tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 2.490 đối tượng. Tổng kinh phí thực hiện là hơn 13 tỷ đồng. Các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực, giúp người dân dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc tự phát triển sản xuất, kinh doanh, gia tăng hiệu quả kinh tế cho bản thân, gia đình. Ở nhiều địa phương, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã làm thay đổi nhận thức, phương thức sản xuất, góp phần giảm nghèo hiệu quả.

MC 2:

Thời gian gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đầu tư kỹ thuật, công nghệ cao trong nuôi tôm nhằm tăng năng suất, giảm rủi ro, đồng thời tăng thu nhập. Anh Trần Văn Nghĩa, ở thôn 2, xã Hạ Trạch huyện Bố Trạch là một ví dụ điển hình khi đã mạnh dạn chi hơn 20 tỷ đồng đầu tư công nghệ mới để nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù mới bước đầu thực hiện nhưng anh Nghĩa luôn có niềm tin thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của mình. Hiện, tôm nuôi của anh Nghĩa đã hơn 65 ngày, trọng lượng khoảng 50-55 con/kg, tôm đang được tỉa thưa dần để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đạt kích cỡ lớn để có giá thành cao. Mỗi lứa tôm có thể tỉa thưa 3 lần, để giảm mật độ và sức tải của ao nuôi đạt hiệu quả tối ưu nhất.

MC 1:

Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tuân thủ nghiêm quy trình canh tác, Hợp tác Rau an toàn thị trấn Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã nâng tầm sản phẩm rau quả, giúp bà con nông dân thay đổi nhận thức trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững. Hiện nay, HTX Rau an toàn thị trấn Phú Thiện có 1 ha rau của 9 thành viên. Các thành viên mạnh dạn đầu tư kinh phí lắp đặt hệ thống nhà lưới, nhà kính và tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc sản xuất rau theo hướng hữu cơ trong nhà kính mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân tại địa phương. Ngoài chứng nhận VietGAP, rau Phú Thiện được Hội Nông dân tỉnh cấp chứng nhận sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2 năm 2022-2023 đã cho thấy sản xuất rau an toàn là hướng đi đúng đắn, bền vững của HTX.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Đào tạo nhân lực chất lượng cao để tạo chuỗi giá trị nông sản bền vững

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp là giải pháp quan trọng để phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững, trách nhiệm.

Trung Quân - Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Khơi thông các nguồn lực quốc tế cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Phóng sự

Dù nhận được sự ủng hộ lớn nhưng Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL đang gặp phải một số vướng mắc trong quá trình huy động nguồn lực.

Khơi thông các nguồn lực quốc tế cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Có thủy lợi tốt giúp nông dân Tam Nông cải thiện năng suất cây trồng
Phóng sự

Các công trình thủy lợi không chỉ giúp cải thiện năng suất cây trồng mà còn đảm bảo an toàn lương thực và sinh kế cho người dân địa phương.

Có thủy lợi tốt giúp nông dân Tam Nông cải thiện năng suất cây trồng