Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải

Linh Linh - Quỳnh Chi - Phương Linh - Thứ Ba, 10/09/2024 , 16:41 (GMT+7)

Để đạt các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030, thế giới cần đầu tư 260 tỷ USD mỗi năm cho lĩnh vực nông nghiệp, gấp 18 lần mức đầu tư hiện tại.

Diễn đàn khu vực "Canh tác lúa phát thải thấp - Hiện thực hóa tầm nhìn trên quy mô cảnh quan" ngày 10/9. Ảnh: Quỳnh Chi.

Ngày 10/9, phiên thứ hai của Diễn đàn khu vực "Canh tác lúa phát thải thấp - Hiện thực hóa tầm nhìn trên quy mô cảnh quan" do Bộ NN-PTNT và Ngân hàng Thế giới (WB) đồng tổ chức đã diễn ra với nhiều đối thoại xoay quanh các ưu đãi tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân canh tác lúa phát thải thấp.

Cần tăng 18 lần mức đầu tư để giảm phát thải trong nông nghiệp

Chuyên gia Alexander Lotsch của WB giới thiệu khái niệm sử dụng trong hệ thống tài chính khí hậu. Trong đó, tài chính giảm thiểu (mitigation finance) là khoản chi phí hỗ trợ thúc đẩy các nỗ lực giảm phát thải hoặc cô lập khí nhà kính.

Năm 2023, WB đã cập nhật mới nhất danh sách các hoạt động đủ điều kiện tham gia tài chính giảm thiểu khí hậu. Đối với sản xuất nông nghiệp, các hoạt động giảm phát thải gồm giảm sử dụng phân bón; thu gom và xử lý phụ phẩm, chất thải nông nghiệp; phương pháp canh tác làm tăng hàm lượng carbon trong đất, phục hồi đất bị thoái hóa; vận hành quy trình tưới tiêu hiệu quả.

Báo cáo của WB chỉ ra rằng, việc đầu tư cho sản xuất lương thực thực phẩm (LTTP) và bảo vệ môi trường là không cạnh tranh mà bổ trợ lẫn nhau. Bằng các phương pháp giảm phát thải và chuyển đổi sinh kế bền vững, ngành nông nghiệp toàn cầu sẽ có năng suất và sức chống chịu cao hơn. 

Tăng cường sự tham gia của nông dân và khối công - tư trong lĩnh vực tài chính giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ giúp củng cố hệ thống LTTP toàn cầu. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 2% tài chính giảm thiểu được phân bổ cho ngành nông nghiệp. Để đạt được các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030, thế giới cần tăng gấp 18 lần mức tài chính khí hậu cho nông nghiệp và đầu tư 260 tỷ USD mỗi năm.

Lĩnh vực nông nghiệp phát thải khoảng 1/3 tổng lượng khí nhà kính trên thế giới. Ảnh: Kim Anh.

Ông Alexander đánh giá, hệ thống LTTP toàn cầu đang “mắc kẹt” trong vòng luẩn quẩn bởi sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu LTTP tăng cao. Trong khi đó, các hoạt động sản xuất, chế biến và giao thương nông sản gây phát thải phần lớn khí nhà kính. Theo số liệu của WB, lĩnh vực nông nghiệp đang chịu trách nhiệm về khoảng 16 gigaton CO2 phát thải hàng năm - khoảng 1/3 tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Nhu cầu thực phẩm gia tăng dẫn đến lượng phát thải tăng theo. Tình trạng nóng lên toàn cầu do phát thải khí nhà kính lại làm giảm năng suất nông nghiệp, khiến nông dân gặp khó khăn trong canh tác. Không thể tránh được việc nông dân đánh đổi tính bền vững để nhanh chóng gia tăng sản lượng.

ThaiBinh Seed chia sẻ kinh nghiệm hợp tác với nông dân

Trao đổi với hơn 100 đại biểu quốc tế đến từ các nước Đông Nam Á và châu Phi, bà Trần Thị Tiệp - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu cây trồng thuộc Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, doanh nghiệp nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các HTX ở địa phương.

Cụ thể, ThaiBinh Seed phối hợp với các HTX dịch vụ nông nghiệp để quy hoạch vùng sản xuất, chọn giống và xác định diện tích canh tác. Nông dân và doanh nghiệp cùng lên kế hoạch sản xuất, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả cho cả hai bên.

Sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, ThaiBinh Seed tiếp tục hỗ trợ nông dân bằng việc tổ chức các khóa tập huấn quy trình sản xuất, giúp nông dân nắm vững các kỹ thuật canh tác hiện đại, bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

Đặc biệt, quy trình sản xuất lúa của ThaiBinh Seed được thiết kế để không chỉ nâng cao năng suất mà còn giảm thiểu tác động đến môi trường. Gói kỹ thuật gồm các khâu xử lý rơm rạ, bón phân đúng, giảm lượng giống cấy lúa và tưới tiêu hiệu quả.

Theo đánh giá của Viện nghiên cứu cây trồng thuộc Tập đoàn ThaiBinh Seed, gói công nghệ đem lại hiệu quả cho nông dân, giúp giảm công lao động, tiết kiệm chi phí vật tư đầu vào và tăng năng suất lúa so với đối chứng từ khoảng 12 - 33,66%.

Tập đoàn ThaiBinh Seed cam kết đồng hành cùng nông dân từ khâu sản xuất đến thu hoạch và tiếp cận thị trường. Ảnh: Trần Quốc Toản.

Cụ thể, nông dân chỉ cần bón phân 2 lần/vụ (so với quy trình cũ là 4 lần/vụ), từ đó tiết kiệm 30% phân và công bón. Việc xiết nước 3 lần/vụ giúp giảm nước tưới, giúp cây lúa cứng cây, hạn chế sâu bệnh, tăng khả năng chống đổ.

Đặc biệt, tư duy quản lý mức nước phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa giúp giảm phát thải khí CO2 từ 0,34 - 1,31 tấn CO2/ha.

Phó Giám đốc Trần Thị Tiệp chia sẻ với cộng đồng quốc tế: Để hỗ trợ nông dân, ThaiBinh Seed tổ chức thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10 - 25%, tùy theo từng loại sản phẩm, và giá cụ thể sẽ được quy định rõ trong hợp đồng ký trước đó. 

Việc thanh toán được thực hiện thông qua các HTX trong vòng 15 ngày sau khi nhập giống, bằng hình thức chuyển khoản cho HTX hoặc trực tiếp cho nông dân nếu có yêu cầu. 

Bà Tiệp khẳng định, ThaiBinh Seed cam kết đồng hành cùng nông dân để chuyển đổi phương pháp canh tác theo hướng hiện đại, bền vững. Trong đó, doanh nghiệp chú trọng giám sát toàn bộ quy trình sản xuất, từ khâu kiểm tra và đánh giá lúa trong các giai đoạn sinh trưởng đến giám sát năng suất và thu hoạch, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn đã cam kết.

Nhờ đó, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, giảm áp lực kinh tế để nông dân tự tin ứng dụng các phương pháp canh tác giảm phát thải.

Nông dân là những người vay vốn đáng tin cậy

Tại diễn đàn, nền tảng tài chính công nghệ Agritech nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ nông hộ nhỏ lẻ ở châu Á.

Giám đốc điều hành David Chen cho rằng, cần khuyến khích nông dân canh tác bền vững, chuyển đổi mô hình sinh kế theo hướng bền vững, thích ứng biến khí hậu.

Do đó, AgriG8 tập trung huy động các quỹ tài chính xanh để khuyến khích phương pháp canh tác bền vững, đồng thời xây dựng khả năng của nông dân để thích ứng với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra. 

AgriG8 nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho nông dân dựa trên quan điểm rằng, những người áp dụng các phương pháp bền vững sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn và do đó, là những người vay vốn đáng tin cậy hơn. Với “xúc tác” từ khoản đầu tư của AgriG8, nông dân sẽ bớt phụ thuộc vào tài trợ của chính phủ và tư nhân, chủ động chuyển sang cơ chế dựa trên thị trường.

Giới khoa học cần đồng hành với nông dân để đảm bảo quá trình chuyển giao suôn sẻ khi áp dụng các kỹ thuật mới. Ảnh: CarbonFarm.

Cùng với đó, ông Vassily Carantino - Giám đốc điều hành của CarbonFarm nhận định, nhiều nông dân đã bắt đầu chuyển đổi theo hướng bền vững. Điều này khẳng định đây là "thời điểm vàng" để thúc đẩy các tiến bộ hơn nữa trong canh tác giảm phát thải.

Tuy nhiên, hoạt động đo lường, báo cáo và xác minh (MRV) các thực hành bền vững này vẫn là một thách thức lớn do các quy chuẩn phức tạp và yêu cầu tính đồng bộ cao. Do đó, CarbonFarm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ trên cánh đồng mẫu lớn.

Các khoản đầu tư "xanh" sẽ hỗ trợ giới khoa học đồng hành với nông dân để đảm bảo quá trình chuyển giao suôn sẻ khi áp dụng các kỹ thuật mới. Cơ chế như vậy sẽ tạo ra một mô hình “tự chi trả”, thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất lúa gạo thích ứng với biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Linh Linh - Quỳnh Chi - Phương Linh
Tin khác
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.