Đầu tư nhỏ, thu lợi lớn

Nhằm thay đổi tư duy sản xuất thuần túy của bà con, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đã và đang chú trọng mời gọi doanh nghiệp đầu tư các tiến bộ khoa học công nghệ vào hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Trong đó, nổi bật có mô hình chuyển giao quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng.

Thanh Nga  | 14:04 09/08/2023

Đầu tư nhỏ, thu lợi lớn

Tự động

Đầu tư nhỏ, thu lợi lớn

MC 1: Đào Thanh

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Đầu tư Nông nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, Hà Tĩnh vốn là địa phương có tỷ lệ nông dân canh tác lúa thủ công lớn nhất nhì khu vực Bắc Trung bộ. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do địa hình ruộng đồng bậc thang, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, bà con vẫn có tâm lý sản xuất chỉ để lấy gạo ăn, chưa hướng đến làm giàu từ đồng ruộng nên sự quan tâm đầu tư cho ngành lúa gạo chưa tương xứng với tiềm năng. Nhằm thay đổi tư duy sản xuất thuần túy của bà con, những năm gần đây, các nhà quản lý, ngành chuyên môn địa phương này đã kêu gọi doanh nghiệp đầu tư tiến bộ khoa học công nghệ vào hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, trong đó, nổi bật là việc hợp tác giữa Trung tâm khuyến nông quốc gia với Tập đoàn Quế lâm để chuyển giao quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng phục vụ sản xuất lúa vụ hè thu với quy mô 80ha.

MC 2: Quỳnh Anh

Thưa quý vị và bà con, Mô hình chuyển giao quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng phục vụ sản xuất lúa vụ hè thu được Trung tâm khuyến nông quốc gia với Tập đoàn Quế lâm  xây dựng trên cánh đồng lúa đã được phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn trên diện tích 20 ha ở xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc. Giai đoạn này lúa đang làm đòng. Theo ghi nhận thực tế tại đây cho thấy, những diện tích lúa không sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý gốc rạ, nhện dé, ốc bươu vàng xuất hiện nhiều, còn diện tích đầu tư công nghệ xử lý gốc rạ chưa xuất diện các loại sâu bệnh gây hại và  bà con chưa phải phun thuốc BVTV.

Đánh giá về hiệu quả bước đầu việc ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng, bà Trần Thị Tiệp, thôn Vân Cửu, xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc chia sẻ:

Băng 1: Trích băng bà Tiệp

Mc 2:

Ngay từ những ngày đầu hình thành ý tưởng ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng, Trung tâm khuyến nông Quốc Gia và Tập đoàn Quế lâm mong muốn trong tương lai sẽ thay đổi được nhận thức và nâng cao trình độ của người dân địa phương trong sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, giảm thiểu trình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng, gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu được việc lạm dụng phân bón hóa học, cải thiện độ phì nhiêu và nang cao dinh dưỡng cho đất, hạn chế các loại bệnh vùng rễ cây trồng cạn góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ sạch, an toàn. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Trọng Hương, Trưởng Chi nhánh Tập đoàn Quế lâm tại Hà Tĩnh cho rằng, mô hình cũng sẽ giúp người dân tăng thu nhập, tăng giá trị sản phẩm, giảm tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc BVTV hóa học, thuốc trừ cỏ, từng bước ổn định sản xuất theo hướng hàng hóa.

Băng 2:

Ông Nguyễn Trọng Hương, Trưởng Chi nhánh Tập đoàn Quế lâm tại Hà Tĩnh

MC 2:

  Bên cạnh đầu tư mô hình tại tỉnh Hà Tĩnh, năm 2023 Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Tập đoàn Quế Lâm cũng chuyển giao công nghệ xử lý rơm ra bằng chế phẩm vi sinh cho nông dân các tỉnh Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, với tổng diện tích 600 ha. Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia, mặc dù không phải là công nghệ mới song việc ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng phục vụ sản xuất lúa vụ hè thu của bà con nông dân Hà Tĩnh thời gian qua đang khá khiêm tốn. Vì vậy, thành công bước đầu của mô hình tại xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc sẽ là tiền đề để nhân rộng công nghệ trong thời gian tới ở địa phương này.

Băng 3

  Ông Lê Quốc Thanh

MC 1:

  Vâng thưa quý vị và bà con, qua câu chuyện vừa tìm hiểu về mô hình chuyển giao quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng tạu Hà Tĩnh, có thể khẳng định rằng, việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, có truy xuất nguồn gốc hiện nay là con đường tất yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Những hoạt động, mô hình hỗ trợ chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ ngay tại đồng ruộng, tập huấn kỹ thuật bón phân hữu cơ, chăm sóc lúa suốt quá trình sinh trưởng phát triển và tổ chức thu mua sản phẩm với giá cao hơn thị trường của Tập đoàn Quế Lâm hứa hẹn sẽ “thổi làn gió mới” cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương “chảo lửa túi mưa” tỉnh Hà Tĩnh.

                     Thanh Nga

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Đầu tư nông nghiệp vừa diễn ra trên cả nước.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, Với vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tiềm năng về khí hậu, đất đai, nguồn nước và quỹ đất lớn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị được Tây Ninh xác định là một trong những đột phá quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Và để thực hiện mục tiêu này, địa phương đã đón “làn sóng” đầu tư từ nhiều tập đoàn chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao từ nhiều quốc gia đến tìm hiểu môi trường đầu tư và triển khai các dự án. Điển hình, trong tháng 7, Tập đoàn Hùng Nhơn đã tổ chức khởi công dự án Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Thời gian tới, tập đoàn này cũng sẽ xây dựng hoàn thiện chuỗi gồm 7 dự án với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng.

MC 2:

Tập đoàn KN Investment Group vừa có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và đề xuất đầu tư dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Long Thành và Cẩm Mỹ. Trong đó, KN Investment Group đề xuất đầu tư một dự án tại huyện Long Thành và 3 dự án tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Theo tính toán của doanh nghiệp này, dự kiến, 4 dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Đồng Nai sẽ đóng góp cho ngân sách của địa phương gần 1.500 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho khoảng 7.000 lao động địa phương. Trong đó, giá trị xuất khẩu ước tính trung bình 586 triệu USD/năm.

MC 1:

Theo đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của 11 dự án hạ tầng giao thông, nông nghiệp, cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh là trên 1.425 tỷ đồng. Hiện nay, trong 5 dự án có kết quả giải ngân thấp, có dự án hợp phần 3 cơ sở hạ tầng chuỗi giá trị nông nghiệp thuộc dự án cơ sở hạ tầng phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn - tiểu dự án Lạng Sơn. Với dự án này, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu trong tháng 9 để khởi công xây dựng công trình trong tháng 10 năm nay.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Đầu tư nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Đầu tư nhỏ, thu lợi lớn

Nhằm thay đổi tư duy sản xuất thuần túy của bà con, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đã và đang chú trọng mời gọi doanh nghiệp đầu tư các tiến bộ khoa học công nghệ vào hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Trong đó, nổi bật có mô hình chuyển giao quy trình ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng.

Thanh Nga

Tin liên quan

Các chương trình

Phòng chống thiên tai tại huyện miền núi Hướng Hóa
Đối thoại

Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng là địa phương chịu tác động trực tiếp của nhiều loại hình thiên tai.

Phòng chống thiên tai tại huyện miền núi Hướng Hóa
Phục hồi sau bão Yagi và những bài học kinh nghiệm
Đối thoại

Với những giải pháp chủ động, kịp thời của Chính phủ, của các ngành, địa phương công tác ổn định đời sống dân cư và tái thiết sản xuất nhanh chóng được triển khai.

Phục hồi sau bão Yagi và những bài học kinh nghiệm