| Hotline: 0983.970.780

Đón đầu xu thế dịch chuyển chăn nuôi công nghệ cao

Thứ Tư 09/08/2023 , 06:27 (GMT+7)

Trong khi Đồng Nai, thủ phủ chăn nuôi của cả nước có dấu hiệu quá tải, nhiều doanh nghiệp tìm bến đỗ mới, Bình Phước được xem là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư.

Từ 2008, Bình Phước đã quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại và giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ. Ảnh: Phúc Lập.

Từ 2008, Bình Phước đã quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại và giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ. Ảnh: Phúc Lập.

Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán đã không còn phù hợp, nhất là trong điều kiện có nhiều dịch bệnh và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường ngày càng đòi hỏi cao hơn.

Vì vậy việc di dời các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư là xu thế tất yếu. Trong khi nhiều địa phương đang loay hoay thực hiện các phương án di dời thì Bình Phước thực hiện từ rất sớm và tự tin đón đầu xu hướng dịch chuyển.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước, vào tháng 4/2021 sau Nghị định số 13/2020/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi đi vào hiệu lực, tổng đàn heo tại địa phương trên 1.457.000 con thì đến tháng 6/2023 toàn tỉnh có khoảng 2 triệu con heo, với sản lượng thịt xuất chuồng ước gần 250 nghìn tấn, đưa tỉnh Bình Phước trở thành tỉnh có tốc độ phát triển đàn nhanh nhất cả nước.

Đáng chú ý, tỷ lệ chăn nuôi theo trang trại chiếm trên 93%, hầu hết các trang trại ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa các khâu, khép kín từ đầu vào đến đầu ra, tạo các chuỗi giá trị hoặc tham gia liên kết chuỗi sản phẩm.

Chuỗi liên kết chăn nuôi gà tập trung tại Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Chuỗi liên kết chăn nuôi gà tập trung tại Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Ông Trần Văn Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước cho biết, để có được thành quả như hôm nay là cả quá trình xây dựng, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển đúng hướng ngay từ buổi sơ khai của tỉnh.

Bên cạnh ưu thế có quỹ đất sạch lớn, Bình Phước đã từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông, phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư. Từ đó, tạo sức bật cho nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng.

Trước hết, từ 2008, Bình Phước đã quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại và giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ. Thứ hai, tỉnh cũng đã ban hành các chính sách thu hút đầu tư phát triển, trong đó, có lĩnh vực chăn nuôi. Tỉnh cũng đã đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, hỗ trợ các cơ sở hạ tầng như đường điện đến các khu chăn nuôi và có hỗ trợ nhanh chóng trong thủ tục đầu tư, kịp thời đối thoại với các doanh nghiệp, tháo gỡ những cái khó khăn, vướng mắc trên tinh thần là vì doanh nghiệp và đồng hành cùng doanh nghiệp.

Song song đó, tỉnh cũng quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo dịch bệnh ổn định, các doanh nghiệp yên tâm đầu tư chăn nuôi vào tỉnh.

Hầu hết các trang trại ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa các khâu, khép kín từ đầu vào đến đầu ra, tạo các chuỗi giá trị. Ảnh: Phúc Lập.

Hầu hết các trang trại ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa các khâu, khép kín từ đầu vào đến đầu ra, tạo các chuỗi giá trị. Ảnh: Phúc Lập.

Theo ông Trần Văn Phương, kết quả nổi bật nhất là ngành chăn nuôi Bình Phước hiện nay đang phát triển đúng hướng chăn nuôi công nghiệp với công nghệ hiện đại và liên kết sản xuất theo chuỗi. Theo đó, Bình Phước cũng đã thu hút được khoảng 24.000 tỷ đồng trong các lĩnh vực chăn nuôi với khoảng 150 doanh nghiệp lớn, các tập đoàn chăn nuôi hàng đầu đến đầu tư.

Cụ thể, 4/6 dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với quy mô công suất là 2,3 triệu tấn/năm đi vào hoạt động. Bình Phước cũng hình thành được một số chuỗi liên kết sản xuất, tạo ra những sản phẩm chăn nuôi an toàn, điển hình như là chuỗi thịt heo, gà an toàn để xuất khẩu với quy mô đầu tư trên 230 triệu USD…

Định hướng phát triển chăn nuôi thời gian tới, Bình Phước đặt mục tiêu đến năm 2025 tổng đàn chăn nuôi lợn trên 2,7 triệu con, đàn gia cầm trên 18 triệu con, đàn trâu, bò trên 60.000 con; Năm 2030 đàn heo trên 3,2 triệu con, đàn gia cầm trên 27 triệu con, đàn trâu bò trên 70.000 con.

“Một trong giải pháp bao trùm là đẩy mạnh việc xây vùng an toàn dịch bệnh. Theo kế hoạch của tỉnh thì đến năm 2030 tỉnh Bình Phước sẽ xây dựng thành công vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh đạt các cái điều kiện xuất khẩu. Bình Phước phấn đấu trở thành trung tâm xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật của cả nước”, ông Trần Văn Phương nhấn mạnh.

Xem thêm
Đến tận nhà tiêm vacxin phòng dại cho chó, mèo

CẦN THƠ Dại là loại bệnh rất nguy hiểm xuất hiện trên các loại vật nuôi như chó, mèo và có thể truyền nhiễm sang người gây nguy hại đến tính mạng.

Vinh danh 9 đặc sản chè nổi tiếng của 'Thủ đô gió ngàn'

9 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu phía Bắc năm 2024 của tỉnh Thái Nguyên đều là các thương hiệu chè nổi tiếng.

Chất lượng nước trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Cần giám sát độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch trước khi vận hành đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.