ĐBSCL cần những dự án lớn để ứng phó biến đổi khí hậu
ĐBSCL cần những dự án lớn để ứng phó biến đổi khí hậu; Tập trung bảo vệ sản xuất khi mưa lớn xảy ra; Theo dõi sát diễn biến thị trường để tái đàn vật nuôi phục vụ tết; Mô hình sinh kế mùa nước nổi có đầu ra ổn định; Đồng Nai nỗ lực cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Quỳnh Anh | 08:37 25/10/2023
ĐBSCL cần những dự án lớn để ứng phó biến đổi khí hậu
- ĐBSCL cần những dự án lớn để ứng phó biến đổi khí hậu
Thưa quý vị và bà con, sáng hôm qua, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp 6 của Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian trao đổi với các đại biểu liên quan tới vấn đề về đầu tư phát triển, ứng phó biến đổi khí hậu ở khu vực ĐBSCL. Thủ tướng nhấn mạnh, qua khảo sát có thể thấy, ĐBSCL hiện nay phải đối mặt với một số vấn đề đó là "sụt lún, sạt lở, hạn hán, ngập mặn". Vừa qua, Chính phủ đã quyết định chi 4.000 tỷ đồng cho các tỉnh ĐBSCLkhắc phục trước mắt những vấn đề này. Về lâu dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cần có những dự án lớn, đặc biệt tại là các tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cà Mau... vì đây là những tỉnh bị sạt lở nhiều, mất đất do sạt lở, biến đổi khí hậu nhiều.
- Tập trung bảo vệ sản xuất khi mưa lơn xảy ra
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, từ sáng sớm hôm qua, địa bàn tỉnh này đã có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến mực nước trên các sông đang lên nhanh. Trong đó, sông Ô Lâu đã xấp xỉ báo động 2, những sông còn lại gần báo động 1. Mưa lớn gây ngập lụt tại một số điểm ở các tuyến đường vùng thấp trũng, ngầm tràn vùng núi làm chia cắt giao thông tạm thời. Hiện nay, địa phương này còn khoảng 1.500 ha lúa rẫy, 5.300 ha sắn và rau màu cùng 2.900 ha ao, hồ với nhiều lồng, bè nuôi trồng thủy sản chưa thu hoạch. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có biện pháp bảo vệ sản xuất, đảm bảo an toàn đối với nghề nuôi trồng thủy sản nhằm hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.
-
Theo dõi sát diễn biến thị trường để tái đàn vật nuôi phục vụ Tết
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, hiện toàn tỉnh có tổng đàn gia cầm khoảng 25 triệu con, đàn lợn khoảng 1,3 triệu con và đàn trâu, bò khoảng 450 nghìn con. Vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi có thể tăng thêm từ 10 đến 30% so với ngày thường. Từ những tín hiệu của thị trường, dự báo nguồn cung thịt gia súc gia cầm trong những tháng cuối năm sẽ không thiếu. Một tín hiệu tốt trong thời gian qua đó là giá lợn hơi, gia cầm đã bình ổn trở lại, trong khi đó giá thức ăn có xu hướng giảm. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro trong sản xuất, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương khuyến cáo người chăn nuôi cần theo sát diễn biến của thị trường, dự báo đúng khả năng tiêu thụ để xác định quy mô tái đàn, tăng đàn phù hợp, đảm bảo hiệu quả sản xuất tốt nhất.
- Mô hình sinh kế mùa nước nổi có đầu ra ổn định
Thời gian này, tại các cánh đồng vùng trũng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nông dân thực hiện mô hình nuôi cá trong ruộng lúa vào mùa nước nổi. Đây là mô hình được bà con áp dụng nhiều năm qua, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài một số loài cá giống thả nuôi, bà con còn dẫn dụ cá rô, cá lóc ngoài tự nhiên vào đồng ruộng, nhằm tăng số lượng loài và sản lượng khi thu hoạch. Trung bình 1.000m2 đất ruộng, nông dân thả nuôi từ 2-3kg cá giống, sau khoảng 3 tháng thả nuôi sẽ thu hoạch với năng suất từ 50-60kg cá thương phẩm. Theo nhiều hộ dân, mô hình nuôi cá ruộng tốn ít công chăm sóc, chi phí đầu vào thấp, đầu ra ổn định. Sau gần 3 tháng nuôi trên ruộng, nông dân thu hoạch cá để chuẩn bị đất gieo sạ vụ lúa Đông Xuân.
- Đồng Nai nỗ lực cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp
Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có gần 258 nghìn máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu chế biến thức ăn gia súc, vệ sinh chuồng trại đạt gần 100%, có 21% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín. Nhiều chương trình hỗ trợ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được triển khai hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất cần sự đồng bộ với công nghệ cao, máy móc hiện đại từ khâu sản xuất, thu hoạch đến chế biến để tăng sức cạnh tranh. Để khắc phục những khó khăn còn tồn tại, thời gian tới tỉnh Đồng Nai xác định phải thực hiện liên kết với hội đồng các nhà khoa học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm xác định loại cây chủ lực của tỉnh, thực hiện xây dựng vùng nguyên liệu trọng điểm.
Nhạc
Thưa quý vị và bà con,
Băng:
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 25/10/2023.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. Sau đó, Họp Ban Chỉ đạo Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đi công tác tại tỉnh Bình Phước.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm việc với Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ. Sau đó, đi công tác tại tỉnh Quảng Ninh.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Dự Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Nghe báo cáo đề xuất sử dụng kết quả giảm phát thải khí nhà kính vừng Bắc Trung Bộ. Sau đó, tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lít-va
Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung (dự kiến) Nghe báo cáo Đề án Phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030. Sau đó, Họp Ban Chỉ đạo Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
ĐBSCL cần những dự án lớn để ứng phó biến đổi khí hậu
ĐBSCL cần những dự án lớn để ứng phó biến đổi khí hậu; Tập trung bảo vệ sản xuất khi mưa lớn xảy ra; Theo dõi sát diễn biến thị trường để tái đàn vật nuôi phục vụ tết; Mô hình sinh kế mùa nước nổi có đầu ra ổn định; Đồng Nai nỗ lực cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.