Để không còn những mất mát do sạt lở

Từ đầu năm đến nay, tại Bắc Kạn liên tiếp xảy ra thiên tai khiến 8 người thiệt mạng, nhiều người bị thương. Đồng thời, khiến nhiều gia đình ly tán, tài sản tiêu tan.

Ngọc Tú  | 

Để không còn những mất mát do sạt lở

Tự động

Để không còn những mất mát do sạt lở

MC 1: Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai:

Thưa quý vị và bà con, từ đầu năm 2024 đến nay, tại tỉnh Bắc Kạn đã liên tiếp xảy ra thiên tai khiến 8 người thiệt mạng, nhiều người bị thương. Thiên taiập đến cướp đi sinh mạng khiến nhiều gia đình ly tán, tài sản nhiều năm tích cóp bỗng chốc tay không. Trong các hình thái thiên tai, sạt lở đất luôn ẩn chứa nhiều rủi ro khó báo trước và thường gây hậu quả nặng nề. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng kịch bản ứng phó ra sao. Sau đây mời quý thính giả cùng nghe phóng sự do phóng viên Nông nghiệp Radio thực hiện tại tỉnh Bắc Kạn.

Nội dung

MC 2: Đã hơn 2 tháng trôi qua nhưng người dân thôn Phiêng Pục, xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn vẫn chưa hết bàng hoàng khi nói về vụ sạt lờ đất cướp đi 3 sinh mạng trong một gia đình. Hôm đó, cũng như mọi ngày, khi người dân trong thôn đã chìm vào giấc ngủ, một tiếng động lớn vang lên, đất đá ào ạt sạt xuống lấp một phần căn nhà ông Long Sơn Hà. Chỉ trong tích tắc đất đá làm sập tường lấp toàn bộ phòng ngủ của con gái, con rể và cháu của ông Sơn. Chỉ trong một đêm gia đình mất đi 3 người thân, nỗi đau không gì tả hết. 

Cũng tại xã Hiệp Lực, ngày 30/6 vừa qua, một vụ sạt lở hang đá cũng khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương. Ông Long Minh Giám, Chủ tịch UBND xã Hiệp Lực cho biết: Chưa năm nào thiên tai ập đến nhiều như vậy, mới đầu mùa mưa xã đã hứng chịu nhiều thiệt hại về người và của. Bước vào mùa mưa xã đã tuyên truyền người dân cảnh giác nhưng sạt lở đất đá thường rất bất ngờ, xảy ra vào ban đêm nên rất khó báo trước. Công tác cứu hộ cứu nạn cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Trích tiếng động ông Giám:

Tại huyện vùng cao Pác Nặm, sạt lở đất cũng gây nhiều thiệt hại. Ngày 18/6 tại thôn Khuổi Ún, xã Nghiên Loan cũng xảy ra vụ sạt lở đất lấp toàn bộ một ngôi nhà. Lúc này trong nhà có 4 người, tất cả bị đất đá vùi lấp tử vong. Nạn nhân là người dân tộc Mông, thuộc hộ nghèo, đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

Tại Bắc Kạn hiện có có 384 điểm nguy cơ sạt lở đất, ảnh hưởng tới gần 2.000 hộ, trong đó hơn 200 điểm nguy cơ sạt lở cao, nhiều điểm đã xuất hiện vết nứt lớn trên taluy dương phía sau nhà các hộ dân.

Ông Nguyễn Trọng Uyên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp–PTNT tỉnh Bắc Kạn cho biết:

Trích tiếng động ông Uyên: tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa trên báo đài mạng xã hội để khi có mưa bão xảy ra có phương án di dời … làm thế nào giảm thiệt hại tối đa …

Những ngày này, do ảnh hưởng cơn bão số 2, dự báo khả năng hoàn lưu có thể gây mưa lớn, sạt lở đất, tỉnh Bắc Kạn yêu cầu chủ động di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Tỉnh Bắc Kạn đã yêu cầu các huyện, thành phố rà soát, chủ động sơ tán người dân để bảo đảm an toàn, đặc biệt là các hộ tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét. Lực lượng công an, quân đội chủ động bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có yêu cầu của địa phương. Bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn.

Ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, tỉnh đã yêu cầu các địa phương rà soát tất cả các điểm xung yếu để có phương án hạn chế thấp nhất thiệt hại khi thiên tai xảy ra.

Trích tiếng động ông Nhất: Chúng tôi đã có phương án thành lập các khu, nơi để di dời các hộ dân nguy cơ cao, ở những điểm sát taluy cao, tuy nhiên với nguồn kinh phí hạn hẹp chúng tôi sẽ dần từng bước khắc phục – 18s)MC 1: Mùa mưa năm nay còn diễn biến phức tạp, nguy cơ sạt lở đất vẫn luôn th

ường trực. Trong bối cảnh tỉnh Bắc Kạn chưa có đủ nguồn lực di dời tất cả các hộ ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn, trước mắt người dân cần chủ động theo dõi tình hình thời tiết, có phương án di dời tạm thời, chủ động ứng phó với những tình huống bất ngờ để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.

MC 2: bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Phòng chống thiên tai.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi Sở Y tế các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh, cũng như các địa phương về việc triển khai công tác y tế ứng phó với bão số 2 và mưa lũ. Trong đó, đề nghị các đơn vị tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra. Đặc biệt, không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân; đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung dự trữ thuốc, hoá chất, vật tư dự trữ phòng chống, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Cùng với đó, cần triển khai các phương án bảo vệ các cơ sở y tế tại các vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ; chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

MC 2: tin 2

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có Công điện khẩn gửi các Khu Quản lý đường bộ I, II, II và các Sở GTVT phía Bắc, các Sở GTVT ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định, thành lập ngay các đoàn kiểm tra nhằm rà soát các khu vực nguy hiểm có nguy cơ ngập lụt, sụt lở đất, lũ ống, lũ quét để chủ động sơ tán, di dời bảo đảm an toàn; đồng thời để có phương án phân luồng giao thông từ xa khi xảy ra ách tắc giao thông. Yêu cầu các đơn vị tổ chức trực ban 24/24h; đồng thời phối hợp với Ban chỉ huy PCTT&TKCN địa phương tổ chức lực lượng ứng cứu bảo đảm giao thông 24/24h; phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ, diễn biến của bão số 2 và mưa lũ. Hàng ngày, thực hiện rà soát, cập nhật thống kê số liệu thiệt hại, báo cáo về Cục ĐBVN trước 7giờ 30 và 15giờ 00.

MC 1: tin 3

Theo UBND huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, qua rà soát, trên địa bàn huyện có 24 điểm có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân. Trong đó, có một số vị trí có nguy cơ cao cần triển khai các biện pháp kịp thời và cấp bách để đảm bảo an toàn về của cải, tính mạng của người dân. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, để chủ động công tác phòng chống thiên tai, UBND huyện chỉ đạo cho các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm có nguy cơ sạt lở, ngập úng; đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các phương án tìm kiếm cứu nạn, ứng phó khi có sự cố. Mặt khác, UBND huyện cũng đã có phương án chuẩn bị các phương tiện tham gia cứu hộ gồm ca nô, hàng chục phương tiện thuyền máy, ghe nhỏ, các phương tiện xe cơ giới để thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống sự cố xảy ra.

MC 1: Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

 

 

Tự động

Để không còn những mất mát do sạt lở

Từ đầu năm đến nay, tại Bắc Kạn liên tiếp xảy ra thiên tai khiến 8 người thiệt mạng, nhiều người bị thương. Đồng thời, khiến nhiều gia đình ly tán, tài sản tiêu tan.

Ngọc Tú

Tin liên quan

Các chương trình

Có thủy lợi tốt giúp nông dân Tam Nông cải thiện năng suất cây trồng
Phóng sự

Các công trình thủy lợi không chỉ giúp cải thiện năng suất cây trồng mà còn đảm bảo an toàn lương thực và sinh kế cho người dân địa phương.

Có thủy lợi tốt giúp nông dân Tam Nông cải thiện năng suất cây trồng
Chung một nhịp đập, hướng về miền Bắc yêu thương
Phóng sự

Những ngày này, bà con tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang tất bật tiếp nhận những món quà của người dân để gửi tới đồng bào miền Bắc ở vùng bão, lũ.

Chung một nhịp đập, hướng về miền Bắc yêu thương