Để pháp luật hiểu 'tiếng lòng' người chăn nuôi

Để pháp luật hiểu 'tiếng lòng' người chăn nuôi; Hơn 348 tỷ đồng sửa chữa đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Đông Nam Á; Mưa kéo dài, nhãn Sông Mã gặp khó; Sâu róm gây hại 400ha thông tại Hà Tĩnh; Tỷ lệ tiêm vacxin dại trên chó mèo tại Thái Bình rất thấp.

Quỳnh Anh  | 

Để pháp luật hiểu 'tiếng lòng' người chăn nuôi

Tự động

 Để pháp luật hiểu ‘tiếng lòng’ người chăn nuôi

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 15/8 sẽ có những nội dung chính sau: Hơn 348 tỷ đồng sửa chữa đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Đông Nam Á; Mưa kéo dài, nhãn Sông Mã gặp khó; Sâu róm gây hại 400ha thông tại Hà Tĩnh; Tỷ lệ tiêm vacxin dại trên chó mèo tại Thái Bình rất thấp.

(Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 15/8/2023 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Logo Nong nghiệp 24h

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Để pháp luật hiểu ‘tiếng lòng’ của người chăn nuôi

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Cục Thú yphối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ NN-PTNT và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tọa đàm “Phổ biến và giải đáp một số quy định mới của pháp luật về Thú y.” Phát biểu kết luận, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết, tọa đàm thu hút sự tham gia của khoảng 500 điểm cầu cùng khoảng 2.000 cá nhân, tổ chức tham gia trực tuyến. Đây là sự kiện tuyên truyền chính sách đầu tiên Cục Thú y phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam, nhưng đã đón nhận sự quan tâm từ đông đảo mọi người”. Qua không gian của tọa đàm, Cục trưởng hy vọng đại diện các địa phương, doanh nghiệp, HTX, người chăn nuôi sẽ hiểu chắc, nắm rõ về việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật trong khuôn khổ lĩnh vực thú y. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

Quỳnh Anh

  • Hơn 348 tỷ đồng sửa chữa đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Đông Nam Á

Công trình đập Thảo Long, xã Phú Thanh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế được đưa vào khai thác từ năm 2008 là đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Đông Nam Á, có chức năng ngăn mặn, giữ ngọt và phối hợp điều tiết, đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, dân sinh cho toàn bộ vùng hạ du sông Hương. Sau 15 năm đưa vào sử dụng, một số thiết bị cơ khí bị thủng, oxy hóa, hệ thống điện phục vụ vận hành xuống cấp không đảm bảo yêu cầu sử dụng. Phần thủy công, dầm đáy bằng bê tông cũng bị xói mòn gây rò rỉ nước… Nhằm đảm bảo an toàn công trình, nâng cao hiệu quả sử dụng, Bộ NN-PTNT vừa có quyết định đầu tư hơn 348 tỷ đồng thực hiện Dự án sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long thuộc Dự án sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn hồ đập chứa nước.

Công Điền

  • Mưa kéo dài, nhãn Sông Mã gặp khó

Năm nay diện tích nhãn trên địa bàn toàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La khoảng 7.500 ha, sản lượng ước đạt hơn 70.000 tấn. Theo nhiều HTX và hộ sản xuất tại đây, vụ nhãn sớm năm nay bà con phấn khởi vì giá bán ở mức cao. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn thu hoạch nhãn chính vụ, thời tiết liên tục có mưa khiến việc thu hoạch cũng như chế biến nhãn gặp nhiều khó khăn. Nhãn tươi xuất hiện hiện tượng nứt quả với số lượng lớn, đưa vào sấy long nhãn thì tốn kém thêm chi phí nhân công, nguyên liệu đốt. Bên cạnh đó, mưa khiến chất lượng nhãn bị ảnh hưởng nên số lượng thương lái đặt hàng cũng giảm đáng kể, dẫn tới giá bán nhãn tươi có chiều hướng giảm. Đến nay, nhãn tươi có giá trung bình từ 9.000-10.000 đồng/kg, hàng chọn từ 15.000-17.000 đồng/kg, hàng làm long nhãn có giá 6.000-7.000 đồng/kg.

Trung Quân

  • Sâu róm gây hại 400ha thông tại Hà Tĩnh

Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trên lâm phần do đơn vị quản lý hiện đang có khoảng 400ha thông thuần bị sâu róm gây hại. Mật độ sâu gây hại từ 8-14 con/cây, nơi cao lên đến 500 con/cây. Nguyên nhân sâu róm phát sinh, gây hại là do thời tiết khô nóng. Nếu không phát hiện, phòng trừ kịp thời, nguy cơ toàn bộ diện tích thông trên bị ăn trụi lá, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng khai thác nhựa, thậm chí cây thông có thể bị chết. Hiện Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đang huy động lực lượng, phương tiện tổ chức phun thuốc phòng trừ ở những nơi mật độ sâu từ 8-14 con/ cây trở lên nhằm hạn chế thiệt hại.

Thanh Nga

  • Tỷ lệ tiêm vacxin dại trên chó mèo tại Thái Bình rất thấp

Theo Sở NN-PTNT Thái Bình, công tác phòng chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh hiện chưa có nhiều chuyển biến tích cực, các địa phương chưa có sổ theo dõi đàn chó, mèo. Tình trạng chó thả rông vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là công tác tiêm phòng vacxin dại cho đàn chó, mèo vẫn thấp. Năm 2022, toàn tỉnh tiêm được hơn 64.000 liều vacxin dại, chiếm khoảng 36% so với tổng đàn chó, mèo trên địa bàn. Cũng trong năm này, số người bị chó, mèo cắn nghi mắc bệnh dại phải đi tiêm phòng lên tới hơn 3.600 lượt người. Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh Thái Bình mới tiêm khoảng 17.900 liều vacxin dại, tương đương 10% tổng đàn chó, mèo. Nguyên nhân của thực trạng này được cơ quan quản lý chỉ rõ, là do người nuôi chó, mèo vẫn còn xem nhẹ mức độ nguy hiểm của bệnh dại, chính quyền cơ sở còn thiếu tích cực.

Bảo Thắng

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, với mong muốn hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải đáp những thắc mắc, gỡ vướng cho cá nhân, doanh nghiệp về các vấn đề vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo đảm khống chế thành công các loại dịch bệnh động vật nguy hiểm tại Việt Nam, thúc đẩy giao lưu thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm động vật, góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, thủy sản, thú y. Tọa đàm “Phổ biến và giải đáp một số quy định mới của pháp luật về Thú y” vừa được tổ chức, trở thành điểm khởi đầu cho chương trình hoạt động mới mà Bộ NN-PTNT sẽ triển khai theo tinh thần “đưa cuộc sống, thực tiễn vào chính sách pháp luật”. Ông Nguyễn Văn Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN-PTNT) chia sẻ.

Băng:

Quỳnh Anh

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 15/8/2023.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Xử lý công việc thường xuyên. Sau đó, Dự buổi chất vấn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Nghe báo cáo ""Đề án thí điểm cơ chế tự chủ cho các đơn vị khoa học công nghệ công lập". Sau đó, nghe báo cáo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Họp hoàn thiện Đề án Logistic nông sản.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Xử lý công việc thường xuyên.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị  Làm việc với Đoàn giám sát.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Nghe báo cáo về ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng, diện tích chuyên dùng và diện tích công trình sự nghiệp của các đơn vị thuộc Bộ. Nghe báo cáo về quy định quyết toán dự án đầu tư xây dựng và quy chế chi tiêu cho công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư. Sau đó, Dự cuộc họp về Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120 ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí do Phó Thử tướng Lê Minh Khái chủ trì.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, bản tin do BTV Xuân Hào biên soạn và thực hiện, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Để pháp luật hiểu 'tiếng lòng' người chăn nuôi

Để pháp luật hiểu 'tiếng lòng' người chăn nuôi; Hơn 348 tỷ đồng sửa chữa đập ngăn mặn, giữ ngọt lớn nhất Đông Nam Á; Mưa kéo dài, nhãn Sông Mã gặp khó; Sâu róm gây hại 400ha thông tại Hà Tĩnh; Tỷ lệ tiêm vacxin dại trên chó mèo tại Thái Bình rất thấp.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi