Khai thác đa giá trị lòng hồ chứa, hồ thủy điện: Góc nhìn từ hồ Hòa Bình

Hiệu quả từ nuôi thủy sản tại hồ Hòa Bình là một minh chứng để các chính sách dành cho khai thác mặt nước các hồ chứa có thể vận dụng nhằm tháo gỡ những vướng mắc để góp phần gia tăng giá trị cho các công trình thủy lợi.

Xuân Hào  | 15:05 02/12/2023

Khai thác đa giá trị lòng hồ chứa, hồ thủy điện: Góc nhìn từ hồ Hòa Bình

Tự động

Khai thác đa giá trị lòng hồ thủy điện khẳng định thương hiệu cá sông Đà

THỦY SẢN HỒ hòa bình

  MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị, thưa bà con! khai thác lợi thế mặt nước để nuôi trồng thủy sản tại các hồ chứa nhất là hồ thủy điện đang là một thực tế tại nhiều địa phương. Tỉnh Hòa Bình với dung tích lòng hộ thủy điện Hòa Bình là địa phương có diện tích nuôi cá lồng bè trên hồ chứa lớn nhất cả nước, thời gian qua các cơ sở nuôi trồng thủy sản không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng tăng chất lượng giá trị sản phẩm thủy sản, để du khách thập phương nhớ tới đặc sản mang thương hiệu cá Sông đà.

  MC2: Bè nuôi thủy sản của gia đình anh Nguyễn Trung Hùng ở tổ Tháu, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình có 28 lồng nuôi các loại cá đặc trưng của Sông đà như: Cá trắm đen, cá lăng đen, cá đuôi đỏ, lăng vàng, cá ngạnh, chá chiên, cá bống…Mất rất nhiều công sức vớt mẻ cá, con nào con nấy to khỏe chắc nịch. Anh Nguyễn Trung Hùng cho biết Nhờ nguôn nước lý tưởng của hồ thủy điện, mà chất lượng thịt của cá nuôi trong các lồng, bè ở đây không bị hôi, tanh.

PV Anh Nguyễn Trung Hùng:

  Hiện tỉnh Hòa Bình có 4.950 lồng nuôi cá, năm 2018 Cục sở hữu trí tuệ đã cấp nhãn hiệu đặc sản cá Sông đà Hòa Bình, nhãn hiệu này để chứng nhận cho 2 nhóm sản phẩm cá khai thác tự nhiên và nuôi được công nhận đáp ứng tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng, cảm quan, lý hóa và các quy định trong khai thác nuôi trồng thủy sản. Nhờ hiệu quả từ nuôi cá lồng bè, những điểm chấm nhỏ ở khu vực long hồ thủy điện Hòa Bình ngày càng lan rộng, đó là các bè cá của cư dân nơi đây. Anh Sang Ngọc Hưng Giám đốc hợp tác xã Đà Giang Eco ở xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, Hòa Bình chia sẻ Quy trình nuôi cá được quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn Vietgab. Hợp tác sẽ cũng sản xuất nhiều sản phẩm chế biến để giới thiệu đa dạng mặt hàng đến người tiêu dùng;

PV anh Sang Ngọc Hưng Giám đốc hợp tác xã Đà Giang Eco:

  Đến năm 2022 Hòa Bình đã cấp 15 giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cá Sông đà Hòa Bình, xây dựng được 3 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, có 5 sản phẩm thủy sản chế biến đạt chứng nhận Ocop 4 sao. Theo ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình thì thời gian tới tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục tổ chức sản xuất thủy sản gắn kết với kinh doanh, dịch vụ, du lịch trên lồng bè, nhằm phát triển ngành kinh tế thủy sản trên hồ chứa theo hướng xanh, an toàn và bền vững.

PV Ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình:

  MC1:Thưa quý vị, thưa bà con, cách giải pháp phát triển nuôi thủy sản trên hồ chứa gắn với du lịch đã góp phần giúp du khách thập phương không chỉ nhớ đến hồ thủy điện Hòa Bình như một vịnh Hạ Long thứ 2, mà còn bởi nơi đó còn có đặc sản mang thương hiệu cá Sông đà. Có thể đây là một minh chứng để các chính sách dành cho khai tháng mặt nước các hồ chứa có thể vận dụng nhằm tháo gỡ những vướng mắc để góp phần gia tăng giá trị cho các công trình thủy lợi.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi;

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con

Theo dự thảo Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên toàn lưu vực có hơn 200 hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn, trung bình, nhỏ đang vận hành, đang xây dựng và dự kiến xây dựng. Trong đó, một phần nhỏ là hồ chứa thủy điện, còn lại chủ yếu là hồ chứa thủy lợi. Tổng dung tích điều tiết của các hồ chứa khoảng trên 6 tỷ m3, trong đó có khoảng 1 tỷ m3 nước chuyển ra ngoài lưu vực sang vùng khô hạn ven biển Bình Thuận, Ninh Thuận. Hồ chứa có dung tích lớn nhất là hồ Trị An trên sông Đồng Nai với hơn 2,7 tỷ m3 nước; hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn gần 1,6 tỷ m3 nước.

MC 2: tin 2

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, để chủ động ứng phó với hiện tượng El Nino ảnh hưởng mạnh từ mùa khô 2023-2024, UBND tỉnh Kiên Giang đã có kế hoạch triển khai các giải pháp ứng phó như đắp đập tạm, nạo vét kênh, mương kết hợp làm bờ bao, duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi, trạm bơm điện... và các giải pháp phi công trình. Tổng nhu cầu kinh phí để ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2023-2024 của tỉnh Kiên Giang là hơn 102 tỷ đồng. Tỉnh Kiên Giang cũng đã có chủ trương đầu tư khép kín hệ thống cống trên tuyến ven biển, đảm bảo đồng bộ với hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé.

MC 1: tin 3

Thực hiện kế hoạch nâng cấp hạ tầng kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2021 – 2025, năm 2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh phân bổ cho 13 huyện, thị xã, thành phố hơn 4.000 tấn xi măng để kiên cố hóa 62 km kênh mương theo kế cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh này. Theo tổng hợp, đến nay toàn tỉnh đã thi công được gần 42 km, đạt 66% kế hoạch được giao. Hiện thời vụ sản xuất vụ xuân năm 2024 đã cận kề, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực, tranh thủ thời tiết thuận lợi hoàn thành khối lượng kênh mương còn lại chưa được kiên cố, kịp thời cấp nước phục vụ sản xuất.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Khai thác đa giá trị lòng hồ chứa, hồ thủy điện: Góc nhìn từ hồ Hòa Bình

Hiệu quả từ nuôi thủy sản tại hồ Hòa Bình là một minh chứng để các chính sách dành cho khai thác mặt nước các hồ chứa có thể vận dụng nhằm tháo gỡ những vướng mắc để góp phần gia tăng giá trị cho các công trình thủy lợi.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông