Đồng Nai chuyển từ ứng phó đến hành động sớm trong phòng chống thiên tai

Thường chịu nhiều tác động tiêu cực của thời tiết lên đời sống và sản xuất nông nghiệp vào mùa mưa lũ nên tỉnh Đồng Nai đang chú trọng tuyên truyền cho người dân, chuyển từ ứng phó đến hành động sớm trong phòng, chống thiên tai.

Lê Bình  | 16:10 30/10/2023

Đồng Nai chuyển từ ứng phó đến hành động sớm trong phòng chống thiên tai

Tự động

Chuyện Đồng Nai chuyển từ ứng phó đến hành động sớm trong phòng chống thiên tai

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.

Thưa quý vị bà con, Đồng Nai là tỉnh không giáp biển, thuộc vùng Đông Nam bộ nên ít chịu ảnh hưởng bởi bão và các tác động tiêu cực của thiên tai. Tuy nhiên, vào mỗi mùa mưa lũ, Đồng Nai lại chịu nhiều tác động tiêu cực của thời tiết lên đời sống và hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm gần đây, nhờ hành động sớm và quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương nên các thiệt hại do thiên tai của người dân đã giảm đi trông thấy.

Ghi nhận của phóng viên Lê Bình tại Đồng Nai.

Thưa quý bà con, vào mỗi mùa mưa lũ, mưa lớn khiến lượng nước từ các thượng nguồn sông suối đổ về sông Đồng Nai và La Ngà dâng cao. Vườn tược, hoa màu và chuồng trại của bà con nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện Tân Phú bị ngập úng, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Vườn bưởi 100 gốc của nhà anh Mai Văn Bình tại ấp 2, xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú sắp cho thu hoạch nay bị ngâm trong nước. Nếu nước không rút nhanh, có thể anh Bình phải chặt bỏ vườn cây mấy năm tuổi này.

Băng: Mai Văn Bình: Mưa lũ nhiều rồi xả đập thủy điện nữa thì là nước nó tràn về nhiều quá rồi là nó ngâm cây bưởi là có mấy sau bưởi nhưng mà giờ nó ngâm hết dưới nước rồi thì qua đợt này nước rút có thể là có cây, có cái chỗ nào mà nó nặng ngập lâu có thể là nó chết hoặc nó nó vàng nó đứng đó chứ nó không có cho trái được nữa thì mình phải cưa bỏ để mình á là chồng cái mới, cái khác thôi.

Để hạn chế những thiệt hại do lũ có thể gây ra trên địa bàn, chính quyền địa phương đã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn và các tiểu ban của ấp đã kịp thời. Đồng thời, UBND xã hỗ trợ bà con di dời một số giống như là đồ đạc và khắc phục những diện tích cây trồng như là gặt lúa hoặc là bẻ bắp, giúp cho bà con di dời những cái tài sản và những nông sản lên vùng cao ráo.

Khu vực bến đò Năm Bửu nối xã Phú Thịnh, huyện Tân Phú với xã Thanh Sơn, huyện Đình Quán là một trong những điểm nuôi cá lồng bè tập trung của tỉnh Đồng Nai. Nhiều năm nay, mỗi đợt nước sông Đồng Nai dâng cao do hoạt động xả lũ của thủy điện Trị An là hàng trăm tấn cá lồng bè bị chết trắng, nổi kín các mặt bè.

Đa số cá chưa cho thu hoạch cũng như lượng cá quá lớn khiến người nuôi cá lồng bè mất trắng. Tình trạng này cũng phổ biến tại khu nuôi cá lồng bè tại sông La Ngà, lòng hồ Trị An khiến người dân càng trở nên khó khăn.

Để giúp người nuôi cá lồng bè giảm thiểu thiệt hại và có những phương án chủ động, các huyện như Tân Phú, Định Quán phối hợp với lực lượng kiểm lâm và Chi cục Thủy sản Đồng Nai đã tuyên truyền bà con di dời các lồng bè đến khu vực an toàn, ít bị tác động của dòng chảy khi mưa lũ bất chợt.

Ông Ngô Tấn Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Định Quán cho biết, huyện còn khuyến khích người nuôi cá lồng bè nên kết thúc mùa vụ nuôi cá trước mùa mưa bão và hạn chế tái đàn trong giai đoạn này để tránh thiệt hại không đáng có. Nhờ đó, giai đoạn giao mùa, khu vực nuôi cá bè trên địa bàn huyện Định Quán đã tránh được rủi ro cá chết.

Băng ông Ngô Tấn Tài: Huyện đã có chủ động cảnh báo rồi liên tục cập nhật và phát thanh liên tục ở cái khu vực bốn xã là xã Phú Tân, Phú Vinh, Ngọc Định và Thanh Sơn và các hộ mà nuôi cá bè ở lòng hồ thủy điện Trị An nữa. Tại vì cái này là đặc điểm của hồ Trị An thì trong hai giai đoạn này là tích nước, tích nước thì bây giờ là là các hộ nuôi thì có thể là dời ra cái vị trí đó để cho cá nó lớn. Liên quan đến bảy xã nuôi cá bè về tình hình đến thời điểm này là tương đối ổn định. Tại vì mình vận động từ tháng tư, tháng 5, tháng 6 thì bây giờ các hộ di dời đến cái vùng nuôi an toàn rồi.

Ngay từ đầu năm 2023, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạntỉnh, các địa phương đã chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai. Trong đó, công tác tuyên truyền cho người dân hiểu rõ và chủ động, tích cực tham gia phòng, chống rất được chú trọng.

Ông Võ Văn Phi, Phó chủ tịch UBND tỉnh  Đồng Nai cho biết, tuy không xảy ra nhiều thiên tai so với các tỉnh, thành khác trong cả nước nhưng biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng lớn đến Đồng Nai. Do đó, các địa phương cần chủ động triển khai công tác phòng ngừa để hạn chế ảnh hưởng khi xảy ra thiên tai.

Băng: ông Võ Văn Phi: Tới đây tỉnh cũng sẽ có cái chỉ đạo để làm sao tạo những nhóm trên zalo, để tuyên truyền những cái nội dung liên quan tới cái công tác phòng, chống bão lũ, đặc biệt là khi mưa to, gió lớn, các cái hoạt động sản xuất cũng như là di chuyển của người dân phải được hạn chế và cũng làm sao cho người dân nắm được, để rồi tránh những cái thiệt hại con người cũng như là vật chất của người dân.

Thưa quý vị và bà con, nhờ chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai của Đồng Nai nên những thiệt hại do tác động của mưa lũ được giảm thiểu.

Xác định chủ trương từ cảnh báo, ứng phó đến hành động sớm trong ứng phó trước thiên tai có ý nghĩa quan trọng nên các ngành, các cấp của Đồng Nai bằng nhiều cách đang tuyên truyền cho người dân nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại. Hành động này đang được minh chứng hiệu quả khi thiệt hại về người và tài sản cho người dân giảm đi trông thấy.

TIN

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin tức về lĩnh vực phòng chống thiên tai trên cả nước.

Tin 1

Thưa quý vị và bà con

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Dự báo từ ngày 1 đến 3/11, khu vực Nam bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to vào thời điểm chiều tối và tối. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Trong những ngày tới, mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai lên theo kỳ triều cường Rằm tháng Chín Âm lịch. Đây là đợt triều cường cao trong năm, cần đề phòng ngập úng ở những vùng trũng thấp và ven sông.

Tin 2

Cũng theo dự báo về đợt mưa những ngày đầu tháng 11, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai TP Đà Nẵng vừa có Thông báo yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống thieent ai các sở, ban, ngành, quận, huyện và đơn vị theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, sẵn sàng triển khai phương án phòng, chống thiên tai, rà soát các khu dân cư ở những vùng trũng, thấp, ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, đặc biệt chú ý nhân dân sống tại ven sông Túy Loan và Cu Đê. Chỉ đạo các Ban quản lý, chủ đầu tư các công trình đang thi công sẵn sàng triển khai phương án phòng chống mưa lớn cho các công trình triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy cho các khu dân cư do các công trình đang thi công dở dang.

Tin 3

Theo thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP đã xảy ra 12 sự cố liên quan đến hệ thống đê, kè, sạt lở bờ bãi sông. Theo đánh giá, một trong những nguyên nhân gây nên các sự cố đê, kè, sạt lở bờ bãi sông là bởi tình trạng mưa lớn khiến mực nước hệ thống các sông lên cao. Bên cạnh đó, nhiều tuyến đê, kè đã trải qua thời gian dài chưa phải trải qua lũ lớn nên rất dễ xảy ra sự cố khi có mưa lớn, nước sông dâng cao… Để bảo đảm an toàn đê, kè, chủ dộng ứng phó nguy cơ sạt lở bờ bãi sông, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chỉ đạo các Hạt Quản lý đê phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra hệ thống công trình phòng, chống thiên tai. Theo dõi diễn biến, phát hiện sớm, báo cáo và xử lý kịp thời các sự cố.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Đồng Nai chuyển từ ứng phó đến hành động sớm trong phòng chống thiên tai

Thường chịu nhiều tác động tiêu cực của thời tiết lên đời sống và sản xuất nông nghiệp vào mùa mưa lũ nên tỉnh Đồng Nai đang chú trọng tuyên truyền cho người dân, chuyển từ ứng phó đến hành động sớm trong phòng, chống thiên tai.

Lê Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Ngành thủy sản cần đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi mới
Thời sự

Thủy sản cần đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi mới; 300ha lúa nhiễm bệnh do thời tiết bất lợi; Dừa Bến Tre khan hàng, 'sốt' giá do sâu đầu đen gây hại.

Ngành thủy sản cần đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi mới
Thời tiết nông vụ ngày 06/01/2025: Hanh hao cái nắng mùa đông
Thời sự

Hà Nội ấm áp với ánh nắng len lỏi qua từng ngõ nhỏ khi mặt trời lên cao. Trời rét vào sáng và đêm, với nhiệt độ thấp nhất từ 12 đến 14 độ C.

Thời tiết nông vụ ngày 06/01/2025: Hanh hao cái nắng mùa đông