Dưới tán rừng Hoàng Liên
Nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, rừng Hoàng Liên tự bao đời nay đã trở thành cái nôi sinh sống của gần 25.000 nhân khẩu là đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy… Do đó, gánh nặng gìn giữ rừng vàng, phải làm gì để bảo vệ, phát triển rừng, đồng thời đảm bảo được đời sống, sinh kế của bà con luôn là bài toán nan giải ở nơi đây.
Hoàng Anh | 17:17 19/07/2023
Dưới tán rừng Hoàng Liên
Dẫn:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp radio trong chương trình Phát triển lâm nghiệp.
MC: Thưa quý vị bà con, nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, Vườn quốc gia Hoàng Liên có diện tích khoảng 28,5 nghìn ha, thuộc địa giới hành chính các xã Hoàng Liên, Tả Van, Bản Hồ của tỉnh Lào Cai và Phúc Khoa, Trung Đồng thuộc tỉnh Lai Châu.
Dưới tán rừng Hoàng Liên tự bao đời nay là cái nôi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy… Theo thống kê hiện còn khoảng 4.477 hộ dân, 24.810 nhân khẩu, phân bố ở 39 thôn bản của hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
Gánh nặng gìn giữ rừng vàng, phải làm gì để bảo vệ, phát triển rừng đồng thời đảm bảo được đời sống, sinh kế của bà con luôn là bài toán nan giải, đòi hỏi sự chung sức, chung lòng của cả cộng đồng.
Nông nghiệp Radio đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Duy Thịnh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên xung quanh câu chuyện này.
- Cảm ơn ông Nguyễn Duy Thịnh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên đã trả lời phỏng vấn của Nông nghiệp Radio. Trước tiên ông có thể khái quát về giá trị hệ sinh thái của Vườn quốc gia Hoàng Liên và những giá trị đặc hữu của Vườn đã được công nhận là Vườn di sản ASEAN, thưa ông?
- Thưa ông, những khó khăn, vướng mắc, rào cản trong công tác bảo vệ, phát triển rừng, đặc biệt là cơ chế, chính sách đối với lực lượng bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên hiện nay như thế nào?
- Với cộng đồng các đồng bào sinh sống ngay trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Hoàng Liên thì Vườn đã làm gì để đảm bảo sinh kế, đời sống của người dân?
- Theo ông, giải pháp để tháo vòng kim cô để các vườn quốc gia vừa có thể bảo vệ vừa phát triển rừng là gì?
MC: Thưa quý vị và bà con, qua cuộc trao đổi với ông Nguyễn Duy Thịnh có thể thấy rằng thực trạng ở rừng Hoàng Liên cũng đồng thời là bài toán chung của rất nhiều Vườn Quốc gia khác trên cả nước. Làm gì để giải quyết bài toán bảo vệ phát triển rừng và giải pháp phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho bà con ở vùng lõi, vùng đệm các vườn quốc gia đang đặt ra rất nhiều thách thức. Cần những chính sách, mô hình, cách làm hay trong thời gian tới.
MC 1:
Bây giờ mời quý vị cùng đến với một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp
1 - Nhóm hoạt động tình nguyện giữ gìn và bồi đắp Vì miền Tây bền vững vừa phối hợp với trường Đại học Kiên Giang phát động chương trình trồng tre bảo vệ môi trường, trồng 2.000 cây tre trong khuôn viên nhà trường và dọc 2 bên đường thanh niên. Dự án trồng tre có mục tiêu và ý nghĩa lớn, nhằm tạo nên một công viên tre xanh tại khuôn viên trường, tiến đến hình thành điểm tham quan học tập cho sinh viên. Qua đó, tạo điểm thực hành và nghiên cứu ứng dụng của cây tre, nhất là nghiên cứu về dược liệu. Khi những cây mới trồng hôm nay đã phát triển thành vườn tre thì đây sẽ là nơi nhân giống đa dạng các loại tre, là nơi truyền thông về các giải pháp vì một miền Tây bền vững.
2 - Trong 2 năm 2022 - 2023, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái được giao trên 27,500 tỷ đồng để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp với các nội dung chính gồm phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Theo Chi cục kiểm lâm tỉnh Tây Ninh, từ đầu năm đến nay, tỉnh Tây Ninh đã xảy ra 70 vụ vi phạm quy định Luật Lâm nghiệp và lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích. Lực lượng chức năng đã tịch thu gần 7,600 m3 gỗ, gần 430 cá thể động vật rừng và nhiều tang vật liên quan đến xâm hại rừng. Trong đó, ngành Kiểm lâm đã điều tra, xử lý 50 vụ, xử phạt hành chính và thu nộp ngân sách trên 274 triệu đồng.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.
Dưới tán rừng Hoàng Liên
Nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, rừng Hoàng Liên tự bao đời nay đã trở thành cái nôi sinh sống của gần 25.000 nhân khẩu là đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy… Do đó, gánh nặng gìn giữ rừng vàng, phải làm gì để bảo vệ, phát triển rừng, đồng thời đảm bảo được đời sống, sinh kế của bà con luôn là bài toán nan giải ở nơi đây.
Hoàng Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm; Hơn 2 ngày khống chế cháy rừng ở Sin Suối Hồ; Hồ chứa 'no nước' khi bước vào mùa khô.
Trước khi đợt rét đậm, rét hại quay trở lại, miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi gió Đông Nam mang nhiều hơi ẩm, gây nên hiện tượng sương mù vào sáng sớm.