Giải bài toán mở cho diêm dân

Dù có tầm quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng ngành muối, đặc biệt là diêm dân sản xuất muối thủ công của nước ta đang đứng trước nhiều thách thức về yêu cầu với chất lượng và sản lượng. Thực tế này đòi hỏi những hướng đi mới cho ngành sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ hiện nay.

Quỳnh Anh  | 10:38 18/07/2023

Giải bài toán mở cho diêm dân

Tự động

Giải bài toán mở cho diêm dân

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình “Tầm nhìn nông nghiệp”.

Thưa quý vị và bà con, cùng với những cánh đồng lúa xanh ngát tạo nên một nền văn minh lúa nước trải qua nhiều thế kỷ, Việt Nam ta còn sở hữu những cánh đồng màu trắng mang nét đẹp của một nghề thủ công truyền thống và đặc trưng của đời sống dân gian - những cánh đồng muối trắng. Và dù có tầm quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng hiện nay, ngành công nghiệp hóa chất đang có những yêu cầu cao hơn về chất lượng và số lượng muối, còn vấn đề sản xuất thủ công của diêm dân cũng có nhiều hạn chế, sản phẩm muối nước ta lại chịu sự cạnh tranh từ nhiều loại muối nhập khẩu khác. Vậy, giải pháp nào, hướng đi nào để nghề làm muối Việt Nam có thể nâng cao năng suất, chất lượng và cả giá trị để vươn mình phát triển trong sự chuyển biến của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ này, mời quý vị cùng đến với ghi nhận của Nông nghiệp Radio.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, sở hữu bờ biển dài và nhiều lợi thế lớn để phát triển, ngành sản xuất và chế biến muối tại nước ta từ lâu đã trở thành một nghề truyền thống, có tầm quan trọng với kinh tế - xã hội. Hiện nay, sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối đang là ngành kinh tế đang tạo công ăn, việc làm và thu nhập cho khoảng 21.000 diêm dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, xã hội nông thôn vùng duyên hải của Việt Nam.

Thế nhưng dù nhận được sự quan tâm, đầu tư từ Chính phủ, các Bộ ngành và các doanh nghiệp, ngành muối tại nước ta vẫn đang gặp nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa tổng thể, toàn diện, diện tích và sản lượng khai thác muối giảm trầm trọng do không được quy hoạch, nước biển xâm lấn, thiếu các hợp tác xã, hiệp hội nghề muối, sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là sự thiếu hụt lao động…  

Trong bối cảnh tiềm năng, lợi thế vẫn còn lớn, để đảm bảo một tương lai bền vững hơn cho ngành sản xuất này trước những thách thức đang và sẽ phải vượt qua, từ quá trình làm việc, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia người Pháp, nắm bắt sự chuyển biến thành công của nghề làm muối nước bạn, ông Lục Mạnh Tùng - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Agritech Việt Nam cho rằng, trước mắt Việt Nam cần tối ưu hóa, định vị được phân khúc thị trường muối thủ công sao cho độc lập và tách biệt với chuỗi sản xuất công nghiệp. Và với sứ mệnh của mình, Agritech Việt Nam cũng đang phối hợp với Bộ NN-PTNT xây dựng dự án hỗ trợ cho diêm dân.

Băng 1

Mc 2:

Cùng bàn về vấn đề này, là đơn vị đang tài trợ 185 dự án phát triển bền vững tại 45 tỉnh, thành ở nước ta, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc – UNDP cũng đã và đang nghiên cứu nhiều giải pháp phát triển ngành muối Việt Nam với mục tiêu về một hệ sinh thái muối phúc lợi sẽ được đặt vào khuôn khổ các chương trình bảo vệ an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu do UNDP Việt Nam khởi xướng. Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều phối viên quốc gia chương trình tài trợ các dự án nhỏ quỹ môi trường toàn cầu của UNDP cho biết, UNDP đồng ý với định hướng xây dựng tổng thể, toàn diện và đề xuất thí điểm bảo tồn nghề muối Việt Nam gắn liền với truyền thống làng nghề thủ công.

Băng

MC 2:

Một trong những khó khăn lớn với nghề sản xuất muối hiện nay là việc muối nội địa tồn kho có nhiều, giá trị thấp, song mỗi năm nước ta vẫn phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn muối để phục vụ nhu cầu trong nước. Thực tế nữa là dù trên thị trường có rất nhiều sản phẩm muối khác nhau thì vẫn ít người tiêu dùng biết được mình cần dùng loại muối nào với cách dùng, số lượng ra sao… và cũng ít ai tìm ra đúng loại muối mình cần để sử dụng hàng ngày. Chính vì vậy, bên cạnh những giải pháp phát triển nghề muối truyền thống của Việt Nam thông qua việc định vị phân khúc thị trường hay gắn với du lịch nông thôn thì Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, ngành muối và sản phẩm muối Việt Nam cần được phát triển qua cái nhìn toàn diện hơn, ở góc dộ đa giá trị, trong không gian của cả một hệ dinh dưỡng. Bởi lẽ, muối là loại gia vị có mặt trong mọi món ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của 100 triệu dân Việt Nam. Định hướng, phân loại muối qua không gian dinh dưỡng sẽ cho ra những sản phẩm phù hợp nhất với từng đối tượng tiêu dùng, từ đó, tạo dựng niềm tin trong cộng đồng và nâng cao giá trị sản phẩm, quan trọng hơn là đóng góp vào mục tiêu phát triển đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và cân bằng dinh dưỡng. Và trước tiên, chúng ta cần thỏa mãn nhu cầu muối trong nước, sau đó từng bước thay thế lượng muối nhập khẩu rồi tiến đến xuất khẩu.

Băng Bộ trưởng

MC 1:

Vâng thưa quý vị và bà con, công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến nghề làm muối truyền thống đứng trước những thách thức và sự cạnh tranh lớn, diêm dân Việt Nam nhiều năm qua vẫn lao đao phụ thuộc vào thương lái, thị trường và vô vàn những khó khăn khác khiến người ta vẫn cảm thán rằng nghề muối “mặn” mà “đắng”, ít ai còn tìm về và gắn bó với đồng muối quê hương dù đó là biểu tượng văn hóa đẹp đẽ mang tâm hồn của cả một dân tộc với truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang. Và với những định hướng đã được Bộ NN-PTNT, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế đưa ra, mong rằng, sẽ sớm thôi, nghề làm muối Việt Nam được vực dậy, phát triển như tiềm năng vốn có, mang lại sinh kế bền vững cho bà con và đặc biệt là tạo nên giá trị dinh dưỡng cho 100 triệu người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, sự phát triển của kinh tế đất nước.

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị cùng đến với một số tin vắn về cách làm mới trong sản xuất, phát triển nông nghiệp.

MC 1:

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, còn gọi là Ban Chỉ đạo COP26 vừa chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo. Thủ tướng cho rằng, phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải là xu hướng tất yếu mà Việt Nam không thể đứng ngoài, cũng là một cơ hội để phát triển, tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xanh, bền vững. Nhấn mạnh một số vấn đề trọng tâm, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định quy định quản lý tín chỉ các bon. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ NN-PTNT và các cơ quan liên quan tham khảo kinh nghiệm của các nước, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về quản lý tín chỉ các bon rừng tại Việt Nam.

MC 2:

Ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Việt Nam thiệt hại khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP do các tác động của biến đổi khí hậu. Tổng chi phí kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra có thể lên tới trên 520 tỷ USD vào năm 2050. Đáng chú ý, Việt Nam đã tăng lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người lên gấp 4 lần trong thế kỷ này và đang duy trì tốc độ tăng nhanh nhất trên thế giới. Thực trạng này thúc đẩy Việt Nam phải hành động mạnh mẽ, có trách nhiệm và không chậm trễ để bảo vệ môi trường. Trong đó, tham gia thị trường carbon là trách nhiệm cũng là cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.

MC 1:

Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, truy xuất nguồn gốc… đang được lan rộng và tạo cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững. Tại Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông là một trong những đơn vị đi đầu của ngành nông nghiệp tỉnh trong việc nắm bắt xu thế chuyển đổi số với nhiều hoạt động nổi bật. Cụ thể, trung tâm đã xây dựng nhiều nhóm mạng xã hội Zalo theo lĩnh vực, nhiệm vụ như Khuyến nông Quảng Ninh, Khuyến ngư, Câu lạc bộ nuôi tôm an toàn... nhằm kết nối, trao đổi một cách nhanh nhất giữa các thành viên làm cơ sở phân tích và xử lý công việc kịp thời. Không những vậy, đơn vị cũng xây dựng, triển khai Ðề án thí điểm tổng đài tư vấn khuyến nông trên địa bàn tỉnh, nhằm giải đáp các vướng mắc của người dân trong sản xuất nông nghiệp.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình “Tầm nhìn nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại!

Tự động

Giải bài toán mở cho diêm dân

Dù có tầm quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng ngành muối, đặc biệt là diêm dân sản xuất muối thủ công của nước ta đang đứng trước nhiều thách thức về yêu cầu với chất lượng và sản lượng. Thực tế này đòi hỏi những hướng đi mới cho ngành sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ hiện nay.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời sự

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm; Hơn 2 ngày khống chế cháy rừng ở Sin Suối Hồ; Hồ chứa 'no nước' khi bước vào mùa khô.

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ
Thời sự

Trước khi đợt rét đậm, rét hại quay trở lại, miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi gió Đông Nam mang nhiều hơi ẩm, gây nên hiện tượng sương mù vào sáng sớm.

Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ