Gắn việc trồng, bảo vệ rừng với phát triển dịch vụ du lịch cao cấp

Nhận diện được nội lực, ngành lâm nghiệp tỉnh Sóc Trăng đang tập trung khai thác thế mạnh từ những cánh rừng phòng hộ ven biển, để nơi đây không chỉ có vai trò chắn gió, chắn sóng mà còn trở thành những khu dịch vụ du lịch cao cấp.

Kim Anh  | 15:23 26/09/2023

Gắn việc trồng, bảo vệ rừng với phát triển dịch vụ du lịch cao cấp

Tự động

 

Gắn việc trồng, bảo vệ rừng với phát triển dịch vụ du lịch cao cấp

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại nới Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, những cánh rừng phòng hộ thẳng tắp, xanh ngút ngàn chạy dọc vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, ngoài phát huy thế mạnh chắn song, chắn gió, bảo vệ cuộc sống của người dân trước thiên tai. Nơi đây còn mở ra không gian để xây dựng nên những khu du lịch sinh thái, kết hợp nghĩ dưỡng khép kín. Và đó là hướng đi, mà tỉnh Sóc Trăng đang tập trung khai thác trong giai đoạn 2021 – 2030, đưa địa phương này trở thành cửa ngõ chính ra Biển Đông của vùng ĐBSCL. Nhận diện được nội lực, ngành kiểm lâm nói riêng và ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng nói chung sẽ đẩy mạnh khai thác thế mạnh của rừng như thế nào. Mời quý vị và bà con cùng theo dõi ghi nhận sau.

MC 2:

ĐBSCLđang bước vào mùa mưa bão, trước đây, những người nặng lòng với rừng, với biển ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đau đáu khi chứng kiến cảnh nguyên cánh rừng phòng hộ hàng trăm mét từ đê biển trở ra, bị song đánh dữ dội, kéo theo hết bùn đất, chỉ còn trơ trọi cát.

Những người dân sống cạnh tuyến đê biển Vĩnh Châu cho hay, biết bao nhiêu lớp bê tông được đổ xuống, xây dựng đê kè chắn sóng, nhưng đều bị cơ giận dữ của thiên nhiên đánh sập, chỉ có rừng mới giữ được đê lâu dài và bền vững.

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư xây dựng hệ thống kè li tâm bê tông để giữ bùn lại, giảm sóng, tạo bãi bồi ổn định phục vụ việc trồng rừng từ đó tạo đai rừng nhằm bảo vệ cho đê biển. Ông Phạm Tấn Đạo, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sóc Trăng cho biết:

[Băng PHAN VINH TUNG]: “Các địa điểm sạt lở Sở NN-PTNT tỉnh cũng phối hợp với các ban ngành trồng phục hồi hệ rừng sinh thái ở chân đê. Đối với người dân nên hỗ trợ để phát triển rừng phòng hộ ven biển để ứng phó với thiên tai”.

MC 2:

Theo Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Sóc Trăng đang tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân đến khảo sát, đầu tư quan tâm việc trồng và phát triển rừng.

Đồng thời, thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phục hồi, trồng mới, trồng thay thế và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ rừng với phát triến sinh kế từ rừng. Dưới chân rừng là môi trường sinh trưởng tốt cho các loài thủy, hải sản như: tôm sú, ốc len, ba khía, nghêu, cá thòi lòi… Đây là nguồn lợi tạo cơ sở để đẩy mạnh các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái dưới tán rừng, phát triển các mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng, vừa phục vụ khách du lịch vừa góp phần nâng cao khả năng phòng hộ ven biển.Bà Phan Thị Trúc Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng chia sẻ:

[Băng PHAN THI TRUC GIANG 1]: “Tổ chức GIZ của Đức cũng đã hỗ trợ tạo kênh mương thủy lợi dẫn nước để nuôi rừng ở những khu vực bãi bồi ra xa để nuôi rừng lớn trước đây đã trồng để tạo dựng đai rừng để bảo vệ đê biển. Hiện nay về phía UBND tỉnh cũng rất quan tâm đến các nhà đầu tư để họ chung tay đóng góp cho việc giữ vững đai rừng bảo vệ đê biển Vĩnh Châu”.

Về phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp, tỉnh Sóc Trăng cũng hướng tới xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững. Cụ thể đến năm 2030, đất rừng phòng hộ sẽ tăng từ 4.800 ha (năm 2020) đến lên 5.409ha, đất rừng đặc dụng sẽ giữ nguyên hiện trạng là 279ha. Bà Phan Thị Trúc Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm:

[Băng PHAN THI TRUC GIANG 2]: “Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng cũng đang tạo mọi nguồn lực ưu tiên đầu tư các chính sách tập trung phát triển rừng phòng hộ và làm sao rừng phòng hộ đủ mạnh để thực sự bảo vệ được đê biển và đúng chức năng của rừng phòng hộ ven biển. Sóc Trăng cũng định hướng lập dự án tranh thủ các nguồn vốn đóng góp từ các tổ chức, các chương trình lâm nghiệp phát triển của trung ương và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh để lập dự án phát triển rừng phòng hộ ven biển, ven sông giai đoạn 2025 - 2030”.

Bên cạnh bảo vệ rừng phòng hộ, tỉnh Sóc Trăng tập trung khai thác giá trị từ rừng. Thông qua việc phát triển hệ thống đường lâm nghiệp gắn kết hiệu quả với tuyến đường phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ rừng kết hợp phục vụ du lịch sinh thái. Huyện Cù Lao Dung được chọn là vùng huyện phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh. Với định hướng “du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng cao cấp và là nơi đáng sống của nhân dân trong và ngoài tỉnh”.

Tương lai trên vùng đất cù lao này sẽ hình thành các khu dịch vụ du lịch chức năng với các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sinh thái ven biển, du lịch sinh thái dưới tán rừng kết hợp dịch vụ tổng hợp, vui chơi giải trí, thể thao.

Ngoài ra, tỉnh Sóc Trăng cũng sẽ nghiên cứu xây dựng các khu dịch vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí, thể dục thể thao, đô thị trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố, nhất là huyện Long Phú, huyện Trần Đề, huyện Cù Lao Dung và thị xã Vĩnh Châu. Trong đó, có những công trình, dự án điểm nhấn như kết hợp sân gôn, đô thị biển, cáp treo.

MC 1: Thưa quý vị, hiện tỉnh Sóc Trăng đã đưa ra danh mục một số dự án kêu gọi đầu tư cho lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn như: Khu du lịch cáp treo từ huyện Trần Đề sang huyện Cù Lao Dung; Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn kết hợp nghỉ dưỡng ở huyện Cù Lao Dung; Khu du lịch sinh thái rừng phòng hộ tại huyện Trần Đề; Dự án phát triển du lịch sinh thái rừng tràm kết hợp du lịch văn hóa về nguồn tại Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng (huyện Mỹ Tú). Trong bức tranh tổng quan phát triển rừng đến năm 2030 của tỉnh Sóc Trăng, giá trị của rừng sẽ phát huy tối đa. Những khu dự trữ thiên nhiên rừng ngập mặn; khu bảo tồn loài - sinh cảnh rừng tràm sẽ được hình thành. Góp phần xây dựng và phát triển một số cơ sở bảo tồn, bảo vệ các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực lâm nghiệp vừa diễn ra.

MC 1: Tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Theo báo cáo nhanh tình hình kinh tế - xã hội của UBND tỉnh Lâm Đồng, trong một tuần - từ 18 đến 22/9, trên địa bàn tỉnh này xảy ra 5 vụ vi phạm về lầm nghiệp. Trong đó, 4 vụ đã xác định được đối tượng vi phạm, tổng khối lượng lâm sản thiệt hại là trên 12,6 m3 gỗ tròn. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 20/9, tổng số vụ vi phạm lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 174 vụ, diện tích thiệt hại do phá rừng gần 13,4 ha. Tính đến ngày 20/9, trên địa bàn tỉnh phát hiện 21 vụ vi phạm có tính chất phức tạp, nổi cộm.

MC 2 – Tin2

Gần đây, tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật vẫn còn xảy ra tại một số địa phương của tỉnh Gia Lai, gây thiệt hại đến tài nguyên rừng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và gây bức xúc trong xã hội. Để sớm khắc phục những tồn tại này, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Trong đó yêu cầu các đơn vị tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng, phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, ngăn chặn kịp thời tình trạng dân di cư tự do phá rừng lấy đất sản xuất và kiên quyết xử lý, kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu UBND cấp xã, cơ quan, đơn vị có liên quan chưa thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, để xảy ra tình trạng rừng bị xâm hại trên địa bàn quản lý.

Mc 1 – tin 3

Năm 2023, toàn tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu trồng mới 700 ha rừng tập trung. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, tác dụng, giá trị của việc trồng rừng đối với đời sống xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới được gần 645 ha rừng tập trung, đạt hơn 92% kế hoạch. Ngoài ra, các địa phương cũng đã tổ chức phát động nhân dân trồng mới được hơn 811 nghìn cây phân tán, đạt gần 93% kế hoạch. Qua đó, góp phần duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 25% diện tích.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Gắn việc trồng, bảo vệ rừng với phát triển dịch vụ du lịch cao cấp

Nhận diện được nội lực, ngành lâm nghiệp tỉnh Sóc Trăng đang tập trung khai thác thế mạnh từ những cánh rừng phòng hộ ven biển, để nơi đây không chỉ có vai trò chắn gió, chắn sóng mà còn trở thành những khu dịch vụ du lịch cao cấp.

Kim Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'