Nhân dân là 'tai mắt' của rừng

Với tỷ lệ gần 79%, Lâm Bình trở thành địa phương dẫn đầu tỉnh Tuyên Quang về độ che phủ rừng. Để giữ được những cánh rừng xanh tốt bền vững, các cán bộ, công nhân viên của Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình đã thực hiện tốt việc dựa vào dân, coi nhân dân là 'tai mắt' của rừng để cùng quản lý, bảo vệ.

Đào Thanh  | 15:07 25/09/2023

Nhân dân là 'tai mắt' của rừng

Tự động

Nhân dân là 'tai mắt' của rừng

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio.

Thưa quý vị và bà con! Huyện Lâm Bình hiện có hơn 76.000ha rừng trải dài trên địa bàn 10 xã, thị trấn, trong đó rừng tự nhiên gần 68.000ha, còn lại là rừng trồng. Với tỷ lệ che phủ đạt gần 79%, Lâm Bình trở thành địa phương dẫn đầu tỉnh Tuyên Quang về độ che phủ rừng. Để giữ được những cánh rừng xanh tốt bền vững, cán bộ, công nhân viên của Ban Quán lý rừng phòng hộ Lâm Bình thực hiện tốt việc dựa vào dân để giữ rừng, coi nhân dân trở thành “tai, mắt” của rừng để cùng cán bộ quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đó là diện tích rừng phòng hộ được giao quản lý lớn, trong khi đó biên chế đơn vị được giao mỏng, đa số diện tích được giao đều ở xa, không có đường giao thông…

MC 2: Đã bao năm nay, những giọt mồ hôi của cán bộ, nhân viên Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang rơi xuống rừng không đếm hết. Cũng giống như những cánh rừng có bao nhiêu cây nghiến, cây lim chẳng thể nào đếm nổi. Chỉ biết rằng, mồ hôi rơi xuống càng nhiều, dấu chân đi mòn thành lối trên rừng thì cây xanh trên rừng càng được bình yên.

Ông Nguyễn Hữu Tình, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình cho biết, Lâm Bình là huyện có nhiều khu vực giáp ranh với các huyện Na Hang và Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hay Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê của tỉnh Hà Giang. Địa hình hiểm trở, chia cắt nhiều núi cao, suối sâu gây khó khăn trong công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng. Nếu không dựa vào dân bản địa, đặc biệt là những ngôi làng sống gần bìa rừng thì sẽ là thách thức lớn cho lực lượng kiểm lâm cũng như cán bộ công nhân viên của Ban.

Trích băng ông Nguyễn Hữu Tình

MC2: Tổ cộng đồng bảo vệ rừng thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, thực hiện nhận diện tích khoán bảo vệ là 123ha và là một trong những tổ thực hiện tốt nhất công tác giao khoán bảo vệ rừng trên địa bàn huyện. Sở dĩ như vậy bởi sự nhiệt huyết của người Trưởng thôn Hoàng Văn Minh.

Anh Minh chia sẻ, để giữ rừng hiệu quả thì trước hết phải tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu được ý nghĩa của việc giữ rừng. Khi người dân đã coi rừng như một phần trong cuộc sống của mình thì ý thức của việc giữ gìn, bảo vệ những cánh rừng cũng sẽ tốt hơn. Từ những việc làm như thế, những cánh rừng phòng hộ, rừng tự nhiên rộng bạt ngàn ở Lâm Bình thường xuyên có dấu chân của người dân tham gia tuần rừng. Những gốc cây cổ thụ, cây nghiến, cây lim cũng vững chãi cùng nắng gió.

Trích băng anh Hoàng Văn Minh

MC2: Từ khi nhận hơn 19ha rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình, anh Nguyễn Văn Tùng, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm chưa khi nào để mất rừng. Để làm được điều đó, ngày nào cũng thế, khi có thời gian rảnh anh Tùng đều đi tuần rừng. Anh Tùng cũng thường xuyên nghe ngóng thông tin từ bà con xem các đối tượng phá rừng cộm cán lâu nay hoạt động ra sao để nắm tình hình. Những vụ việc phức tạp anh kịp thời báo cho lực lượng chức năng để giải quyết.

Anh Tùng cho biết, từ khi nhận giao khoán bảo vệ những cánh rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình, công việc của anh bận rộn hơn. Nhưng đã nhận tiền của nhà nước rồi thì anh sẽ làm hết trách nhiệm. Mà giữ được những cánh rừng, đâu chỉ có lợi cho nhà nước, mà chính những người dân như anh cũng được hưởng lợi bởi hạn chế được lũ quét, sạt lở đất, giữ được nguồn nước ngầm và cân bằng hệ sinh thái.

Trích băng anh Nguyễn Văn Tùng

MC1: Thưa quý vị và bà con! Phát huy vai trò của nhân dân, cộng đồng tham gia bảo vệ rừng trong những năm qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình luôn phối hợp với chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm huyện làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, ngăn chặn không cho người dân vào rừng hoạt động trái phép, với phương châm “bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân”. Đơn vị chỉ đạo lực cán bộ, công nhân viên của đơn vị làm tốt công tác bám nắm địa bàn, thấu hiểu được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, từ đó kịp thời phản ánh, báo cáo lãnh đạo đơn vị.

Ban Quản lý cũng kiên quyết thanh lý hợp đồng bảo vệ rừng đối với chủ hợp đồng có diện tích nhận khoán để xảy ra vi phạm mà không phát hiện, ngăn chặn và báo cáo kịp thời. Đồng thời, tùy mức độ vi phạm sẽ lập hồ sơ ban đầu chuyển cơ quan chức năng đề nghị xử lý theo quy định.

MC 2:

Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp trên cả nước.

MC 1: Tin 1

Thưa quý vị và bà con

Với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ven biển – gọi tắt là FMCR đã được triển khai tại 8 tỉnh, thành ven biển Bắc Bộ, từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế. Đây đều là những tỉnh, thành có đường bờ biển dài, dễ bị tổn thương trước tác động của khí hậu và nước biển dâng. Ông Phạm Hồng Vích - Phó Trưởng ban Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT cho biết, đến nay dự án FMCR đã đóng góp gần 4.000 ha rừng phòng hộ ven biển cho đề án Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 của Việt Nam. Cùng với đó là trên 20 công trình bảo vệ rừng, 90 gói cơ sở hạ tầng cũng như các mô hình sinh kế cho người dân ven biển yên tâm trong chăm sóc và bảo vệ rừng.

MC 2: Tin

Hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có hơn 1.000 loại cây dược liệu, trong đó có nhiều cây thuốc quý. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang bị cạn kiệt, nhiều loại cây không còn khả năng tái sinh, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng... Vì vậy, Từ năm 2020 đến 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam triển khai thực hiện mô hình trồng rừng kết hợp cây dược liệu làm giảm xói mòn, bồi lấp lòng hồ Ba Bể. Mô hình đã thực hiện trồng được 660 cây trám đen ghép, 660 cây dẻ ván ghép và hơn 4.800 cây trà hoa vàng. Hiện một số cây dẻ ván và trám đen đã cho thu hoạch, trà hoa vàng đang sinh trưởng, phát triển tốt...

MC 1: tin 3

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có hai quyết định phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn và Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn liên hồ Sông Sắt – Sông Trâu giai đoạn 2021-2030. Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, các đề án có mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học của rừng tại Ninh Thuận. Qua đó, tuyên truyền người dân và du khách nâng cao bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường, bảo tồn văn hóa cộng đồng địa phương. Đồng thời, phát triển du lịch nhằm tạo ra việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống người dân địa phương. Cùng với đó nâng cao năng lực quản lý của đơn vị quản lý rừng. Tạo nguồn thu từ hoạt động kinh doanh du lịch và cho thuê môi trường rừng.

MC 1: Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Nhân dân là 'tai mắt' của rừng

Với tỷ lệ gần 79%, Lâm Bình trở thành địa phương dẫn đầu tỉnh Tuyên Quang về độ che phủ rừng. Để giữ được những cánh rừng xanh tốt bền vững, các cán bộ, công nhân viên của Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình đã thực hiện tốt việc dựa vào dân, coi nhân dân là 'tai mắt' của rừng để cùng quản lý, bảo vệ.

Đào Thanh

Tin liên quan

Các chương trình

Khoa học công nghệ cho thủy lợi cần thay đổi để đáp ứng thực tiễn
Thời sự

Khoa học công nghệ cho thủy lợi cần thay đổi để đáp ứng thực tiễn; Bắc Kạn chi 26 tỷ đồng hỗ trợ người chăn nuôi; Bình Thuận tổ chức lại sản xuất thanh long.

Khoa học công nghệ cho thủy lợi cần thay đổi để đáp ứng thực tiễn
Thời tiết nông vụ ngày 15/11/2024: Ba miền đều nắng ráo
Thời sự

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay 15-11, thời tiết ba miền nắng ráo thuận lợi cho bà con ra đồng sản xuất nông nghiệp.

Thời tiết nông vụ ngày 15/11/2024: Ba miền đều nắng ráo