Giảm chi phí sản xuất để tăng thu nhập, vì sao nông dân ĐBSCL chần chừ?
Chương trình 'Tầm nhìn nông nghiệp mới’ của Nông nghiệp Radio sẽ cùng với các nhà quản lý, chuyên gia và bà con nông dân cắt nghĩa vì sao giảm chi phí sản xuất thì sẽ tăng thu nhập, mà nhiều bà con ở ĐBSCL vẫn chần chừ?
Nông nghiệp Radio | 19:38 25/05/2022
Bản tin Tầm nhìn nông nghiệp mới trên Nông nghiệp Radio
Giá các loại vật tư nghiệp đầu vào cho sản xuất lúa tăng cao
Thưa quý vị và bà con, thời gian qua giá các loại vật tư nghiệp đầu vào cho sản xuất lúa, như: phân bón, thuốc bảo vệ vật, xăng dầu cho cơ giới phục vụ sản xuất đều tăng rất cao, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nhà nông. Để duy trì mức lợi nhuận như kỳ vọng, nông dân cần áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, nhất là ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy, như sử dụng mạ khay – máy cấy, máy sạ cụm, máy kéo hàng sẽ giúp giảm lượng giống gieo sạ, bón phân cân đối, quản lý dịch hại tổng hợp, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật sự cần thiết, nông dân có thể hạ giá thành sản xuất lúa, tăng thêm lợi nhuận.
Đã qua nhiều vụ sản xuất liên tiếp, nông dân tỉnh Hậu Giang áp dụng thành công mô hình mạ khay – máy cấy, với lượng lúa giống sử dụng chỉ từ 50-60/kg ha. Đây là giải pháp sản xuất lúa tiên tiến, vì cấy máy chỉ tốn mỗi ha 50 kg lúa giống để làm mạ. Trong khi sạ lan tốn từ 100-120 kg lúa giống/ha, còn kéo hàng cũng mất 80-90 kg/ha.
Tầm nhìn nông nghiệp mới: Ứng dụng công nghệ trong sản xuất lúa mang hiệu quả cao
Ông Trương Tấn Trị - Thành viên HTX Nông nghiệp Bình Hiếu cho biết, sử dụng máy cấy giúp lượng lượng lúa giống gieo sạ từ hơn 20 kg/công xuống còn 8 kg/công, không phải tốn chi phí phun thuốc trừ cỏ, nhẹ công chăm sóc, lúa bán được công ty mua cao hơn nên lợi nhuận cao.
Hiện nay, việc ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại Hậu Giang và các tỉnh lân cận ngày càng dần trở nên phổ biến hơn. Vì sử dụng máy cấy sẽ giảm tối đa lượng lúa giống gieo sạ, đồng thời giảm phân bón và thuốc hoá học. Ruộng lúa cấy dễ áp dụng cơ giới hóa trong các khâu chăm sóc, giảm công lao động. Qua đó, góp phần giảm chí phí trong sản xuất lúa, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
Theo ông Trần Hoàng Phúc - Trưởng trạm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, ruộng lúa cấy máy giúp nông dân có thể tiết kiệm 15 - 20% chi phí, nhờ giảm lượng lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn giữ được năng suất và lợi nhuận như kỳ vọng.
Để giả chi phí sản xuất lúa, nông dân cần áp dụng các gói kỹ thuật canh tác tiên tiến như “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, áp dụng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ để giảm tối đa luộng lúa giống. Trong khâu chăm sóc cần bón phân cân đối, quản lí dịch hại tổng hợp, tăng cường sử dụng thêm chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ…
Bên cạnh đó, việc áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, gồm khâu gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch, đã giúp hạ giá thành sản xuất lúa hiệu quả. Theo ông Võ Xuân Tân, thời gian gần đây nông dân Hậu Giang đã áp dụng rông rãi mô hình máy cấy - mạ khay, sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, máy sấy lúa, giúp giảm thất thoát trong và sau thu hoạch, tăng chất lượng lúa gạo…
Giá vật tư nông nghiệp tăng cao là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội buộc nông dân phải tiết giảm chi phí sản xuất, trong đó giảm lượng giống gieo sạ và giảm phân bón là yếu tố then chốt để hạ giá thành.
Ông Lê Thanh Tùng - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, thời gian qua Bộ NN-PTNT đã đưa ra nhiều giải pháp và có những chỉ đạo cụ thể để các địa phương triển khai, giúp nông dân tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất lúa. Trong đó, cần chú trọng giải pháp gieo sạ thưa hoặc sữ dụng máy cấy, máy sạ cụ có kết hợp bón vùi phân bón để tăng hiệu quả sử dụng, giảm thất thoát phân bón. Tăng cường sử dụng thêm phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu….
Thưa quý vị và bà con, các chuyên gia cho rằng, việc hạ giá thành sản xuất lúa không chỉ có ý nghĩa, gia tăng lợi nhuận đối với nông dân mà còn giúp ngành lúa gạo Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh và thuận lợi hơn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thực tế sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, giá vật tư nông nghiệp đầu vào gồm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hiện chiếm tới 63,6% tổng chi phí. Các mô hình sản xuất áp dụng giảm lượng giống, đồng thời kéo giảm được lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn cho năng suất tương đương với kỹ thuật canh tác thông thường. Khi đó, giá thành sản xuất giảm, nông dân đạt được lợi nhuận tốt hơn.
Giảm chi phí sản xuất để tăng thu nhập, vì sao nông dân ĐBSCL chần chừ?
Chương trình 'Tầm nhìn nông nghiệp mới’ của Nông nghiệp Radio sẽ cùng với các nhà quản lý, chuyên gia và bà con nông dân cắt nghĩa vì sao giảm chi phí sản xuất thì sẽ tăng thu nhập, mà nhiều bà con ở ĐBSCL vẫn chần chừ?
Nông nghiệp Radio
Tin liên quan
Các chương trình
Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.
Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.