Giảm thiểu tác động của triều cường bằng quy hoạch và công trình thủy lợi

TP.HCM đang tập trung nhiều nguồn lực và ngân sách để hạn chế, ứng phó với những tác động tiêu cực của triều cường đến đời sống của người dân.

Lê Bình  | 14:25 28/11/2024

Giảm thiểu tác động của triều cường bằng quy hoạch và công trình thủy lợi

Tự động

Phóng sự:

Nhiều năm nay, người dân tại các khu vực của TPHCM đã quá quen thuộc với việc phải dùng bao cát, che bạt và dùng vách ngăn để chống ngập trong ngày triều cường đạt đỉnh. Nhiều con đường nhanh chóng bị "nhấn chìm" bởi triều cường. Các đoạn ngập nặng nhất có nơi lên đến từ nửa bánh đến ngập cả xe.

Ông Phạm Thanh Sang, sống tại Phường Tân Thuận Tây, Quận 7 cho biết, gia đình ông luôn chủ động cơi nới đồ đạc, nâng cao những vật dụng quan trọng để tránh hư hại do nước ngập. Mỗi lần triều cường đến, ông đều chuẩn bị cơm nước và các nhu yếu phẩm từ trước để đảm bảo sinh hoạt không bị gián đoạn. Tuy nhiên, triều cường năm nay dâng cao hơn nhiều so với những năm trước, khiến gia đình ông gặp không ít khó khăn:

Còn chị Lâm Quỳnh Nhi, chủ một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại quận 8 cho biết mỗi lần nước ngập là việc kinh doanh chậm hẳn. Khách ngại tắt máy nên ít ghé mua, có ngày doanh thu giảm gần một nửa.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, đầu tháng 12/2024, TP.HCM sẽ đạt đỉnh triều cường cao nhất trong tháng, khoảng 1,6m, gần chạm mức báo động 3. Thời điểm xuất hiện đỉnh triều rơi vào hai khung giờ sáng từ 4 - 6h và chiều từ 17 - 19h. Đây là đợt triều cường cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngập úng, đặc biệt tại các khu vực trũng thấp.

MC:

Yến Nhi xin kính chào quý thính giả và bà con,

Thưa quý bà con, có lẽ triều cường đã trở thành hình thái thiên tai không còn xa lạ đối với người dân TP.HCM, nhất là khu vực huyện Nhà bè, Quận 7, Quận 8, TP Thủ Đức… Triều cường tác động không nhỏ đến đời sống của người dân, người tham gia giao thông và phát triển kinh tế các khu vực này.

Trong những năm qua, TP.HCM đã dành nhiều nguồn lực, ngân sách để hạn chế và ứng phó với những tác động tiêu cực của triều cường đến người dân. Có nhiều kết quả khả quan nhưng vẫn còn đó nút thắt cần được tháo gỡ để công tác phòng chống triều cường được hiệu quả hơn nữa.

Và trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi có mời hai vị khách mời để cùng trao đổi về hiện trạng và nhất là các giải pháp để phòng chống tác động tiêu cực từ triều cường tại TP.HCM. Chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu:

Ông Nguyễn Đức Vũ, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM, đồng thời là Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi TP.HCM.

(Chào MC và quý thính giả)

Ông Nguyễn Văn Đam, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi TP.HCM

(Chào MC và quý thính giả)

Tự động

Giảm thiểu tác động của triều cường bằng quy hoạch và công trình thủy lợi

TP.HCM đang tập trung nhiều nguồn lực và ngân sách để hạn chế, ứng phó với những tác động tiêu cực của triều cường đến đời sống của người dân.

Lê Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Phòng chống thiên tai tại huyện miền núi Hướng Hóa
Đối thoại

Quảng Trị nói chung và huyện Hướng Hóa nói riêng là địa phương chịu tác động trực tiếp của nhiều loại hình thiên tai.

Phòng chống thiên tai tại huyện miền núi Hướng Hóa
Phục hồi sau bão Yagi và những bài học kinh nghiệm
Đối thoại

Với những giải pháp chủ động, kịp thời của Chính phủ, của các ngành, địa phương công tác ổn định đời sống dân cư và tái thiết sản xuất nhanh chóng được triển khai.

Phục hồi sau bão Yagi và những bài học kinh nghiệm