Gìn giữ cánh rừng nghiến cổ thụ
Vùng núi rừng của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang có hàng nghìn cây nghiến cổ thụ nhưng có được rừng quý đã khó, việc giữ gìn, bảo vệ còn khó hơn.
Đào Thanh | 09:15 08/12/2023
Gìn giữ cánh rừng nghiến cổ thụ
MC1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trng chương trình Phát triển Lâm nghiệp.
Thưa quý vị và bà con! Nhắc đến rừng ở Tuyên Quang người ta nghĩ ngay đến những cánh rừng nghiến, rừng lim cổ thụ, hàng trăm năm tuổi ở các khu rừng đặc dụng. Đặc biệt là tại vùng núi rừng của huyện vùng cao Na Hang có hàng nghìn cây nghiến cổ thụ. Có cây sống lâu bằng cả mấy đời người. Có được rừng quý đã khó, việc giữ gìn, bảo vệ còn khó hơn. Đó cũng là những thách thức lớn và gian lao đối với lực lượng kiểm lâm nơi đây.
MC2: Trời vừa tảng sáng, khi lũ chim rừng chưa kịp hót tiếng chào ngày, chúng tôi đã đoàn cán bộ kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Na Hang gấp rút lên đường đi tuần rừng. Vượt qua những dốc đá cheo leo, những con đường mòn thăm thẳm, trước mắt chúng tôi hiện ra cánh rừng nghiến xanh ngút mắt với hàng trăm cây nghiến cổ thụ cũng là lúc bóng nắng vừa tròn đầu.
Có cây nghiến cả chục cán bộ kiểm lâm lực lưỡng cao trên 1,7m của huyện Na Hang cùng nắm tay nhau nhưng chẳng thể ôm vừa. Những cây nghiến vỏ xù xì đầy rêu mốc, rễ luồn lách qua từng kẽ đá đâm sâu vào lòng đất như để minh chứng cho sức sống bền bỉ.
Anh Nguyễn Văn Trường nhân viên tuần rừng của Trạm kiểm lâm Sơn Phú, thuộc Hạt Kiểm lâm Na Hang đã có 10 năm gắn bó cùng lực lượng kiểm lâm nơi đây tham ra giữ rừng. Mọi cánh rừng ở khu bảo tồn thiên Na Hang – Lâm Bình hầu như anh đều đặt chân đến, điểm nào có gỗ quý anh đều biết. Anh Trường cho biết, đã là gỗ nghiến thì đều quý, nhưng nghiến núi đá thì là cực phẩm. Bởi trong điều kiện khó khăn nên cây lớn rất chậm. Nhưng chính cái sự chậm lớn ấy lại làm nên giá trị của nó. Nghiến núi đá cây nào cũng cứng, chắc và rất bền…
Trích băng anh Nguyễn Văn Trường
Hiện nay, tổng diện tích rừng của huyện Na Hang có hơn 71.700ha, trong đó diện tích rừng đặc dụng là hơn 21.100ha, hơn 21.000ha rừng phòng hộ còn lại là rừng sản xuất. Để bảo vệ diện tích này, Hạt kiểm lâm huyện chia ra làm 8 trạm và 25 chốt bảo vệ rừng. Có những chốt ở trong rừng sâu, núi cao, phải đi bộ nửa ngày đường rừng mới đến. Ngoài 48 cán bộ, công chức kiểm lâm, Hạt kiểm lâm Na Hang hợp đồng thêm 51 tuần rừng. Lực lượng này góp phần không nhỏ trong công tác quản lý, bảo vệ những cánh rừng quý ở huyện vùng cao này.
Ông Ma Thanh Khiết, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Na Hang cho biết, diện tích rừng cần được bảo vệ rất lớn, nếu chia theo đầu người, thì bình quân mỗi người phải phụ trách trên 500ha rừng. Trung bình mỗi tháng, cán bộ, chiến sỹ kiểm lâm và nhân viên tuần rừng phải có ít nhất 20 ngày ăn ở trong rừng. Trung bình mỗi ngày cán bộ, nhân viên phải đi từ 9 - 10km đường rừng, làm không kể ngày nghỉ cuối tuần; ngủ đêm trong rừng cũng thường xuyên.
Trích băng ông Ma Thanh Khiết 1
Xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ rừng, các lực lượng chức năng của huyện Na Hang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về rừng cho chính quyền các xã, thị trấn và người dân. Đến nay, tại 12/12 xã, thị trấn của huyện đã thành lập ban chỉ đạo quản lý, bảo vệ rừng với 281 thành viên. Các địa phương cũng đã củng cố, kiện toàn các đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tại 131 tổ với 912 người tham gia. Ông Ma Thanh Khiết, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Na Hang cho biết:
Trích băng ông Ma Thanh Khiết 2
MC1: Thưa quý vị và bà con! Rừng ở huyện Na Hang hiện có hàng nghìn cây nghiến, đinh, lim cả trăm năm tuổi. Địa bàn rộng, diện tích rừng trên núi cao, địa hình hiểm trở, trong khi lực lượng kiểm lâm mỏng nên Hạt Kiểm lâm Na Hang đã thành lập các chốt trạm trong rừng để giữ rừng. Nhiều khi mấy tháng trời, cán bộ kiểm lâm và nhân viên tuần rừng chẳng được về nhà vì đường đi cách trở, trong khi nhiệm vụ giữ rừng vẫn phải đảm bảo.
Những vất vả gian lao ấy của họ đã đổi lại màu xanh cho những cánh rừng. Để những cánh rừng ấy trở thành niềm tự hào của tỉnh Tuyên Quang về thế mạnh lâm nghiệp của cả nước.
MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con,
Vườn quốc gia Chư Mom Rây là vườn quốc gia lớn nằm ở ngã ba Đông Dương, được thành lập từ năm 2002, với diện tích hơn 56 nghìn ha thuộc địa bàn 8 xã huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum. Vườn quốc gia Chư Mom Rây có tới 7 dạng rừng, giá trị đa dạng sinh học rất cao. Vài năm trở lại đây, Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Rây xác định bảo vệ rừng phải gắn với cộng đồng dân cư. Người dân sẽ là những lá chắn tốt nhất bảo vệ rừng xanh. Ban quản lý đã phối hợp với chính quyền địa phương hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi ngăn chặn từ xa. Đến hết năm 2022, Ban quản lý tiến hành giao khoán 3.400ha rừng cho 7 cộng đồng các xã thuộc huyện Sa Thầy và các xã huyện Ngọc Hồi. Giao khoán mới 13.000 ha rừng cho 16 cộng đồng bảo vệ rừng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2021 – 2025.
MC 2: tin 2
UBND tỉnh Bắc Giang vừa phê duyệt kế hoạch "Trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn giai đoạn 2024-2025". Mục tiêu của kế hoạch là tăng diện tích rừng trồng gỗ lớn lên khoảng 16 nghìn ha, tương đương với 20% tổng diện tích rừng trồng tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Kế hoạch nhằm nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Đối tượng hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn là các tổ chức, cá nhân sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. Đối với chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn giai đoạn 2024-2025, toàn tỉnh dự kiến chuyển hóa khoảng gần 5.800 ha rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.
MC 1: tin 3
Những năm qua, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình. Điều này không chỉ góp phần bảo vệ rừng mà còn giúp người dân, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn có thêm nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống. Trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện có hơn 14.700 ha rừng sản xuất, với gần 14.500 chủ rừng quản lý. Từ đầu năm đến nay, địa phương đã gieo ươm 1,5 triệu cây giống các loại. Nhân dân trên địa bàn huyện trồng được hơn 380 ha rừng sản xuất. Ngay từ đầu mùa khô năm 2022 - 2023, Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng các xã đã xác định, phân vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao, từ đó phối hợp chặt chẽ với kiểm lâm địa bàn thường xuyên đi tuần tra bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng. Đến nay, Hạt Kiểm Lâm huyện đã kiện toàn 159 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với gần 1.300 lượt người tham gia.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Gìn giữ cánh rừng nghiến cổ thụ
Vùng núi rừng của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang có hàng nghìn cây nghiến cổ thụ nhưng có được rừng quý đã khó, việc giữ gìn, bảo vệ còn khó hơn.
Đào Thanh
Tin liên quan
Các chương trình
Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.
Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.