Những người giữ rừng Cần Giờ

Được coi là 'lá phổi xanh', 'tấm khiên' vững chãi bảo vệ TP.HCM, việc bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ trở thành nhiệm vụ quan trọng của thành phố mang tên Bác.

Lê Bình  | 

Những người giữ rừng Cần Giờ

Tự động

Giữ rừng ngập mặn Cần Giờ - lá phổi xanh bảo vệ TP.HCM

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển Lâm nghiệp.

Thưa quý vị bà con,

Với diện tích hơn 34.000 hecta, rừng ngập mặn Cần Giờ là khu sinh học thiết yếu, lá phổi xanh bảo vệ TP.HCM và các vùng lân cận. Để có được cánh rừng bạt ngàn xanh tươi như hôm nay, không thể không nhắc đến những con người thầm lặng ngày đêm canh giữ, bảo vệ từng gốc cây, ngọn cỏ nơi đây.

Bằng cách riêng, những con người ấy luôn có chung một mục tiêu khát vọng giữ rừng giữa phố - những tấm khiên sống luôn sẵn sàng đương đầu với những khó khăn để vươn tới khát vọng giữ lấy lá phổi xanh cho người dân thành phố.

Mời quý bà con cùng lắng nghe những câu chuyện từ những người giữ rừng qua ghi nhận của phóng viên Lê Bình tại tỉnh huyện đảo Cần Giờ, TP.HCM về vấn đề này.

MC 2:

(Tiếng ghe thuyền chạy, nhỏ dần)

Chiếc ca nô chở chúng tôi rẽ sóng sông Lòng Tàu đi giữa rừng ngập mặn Cần Giờ. Hiện ra trước mắt chúng tôi là bạt ngàn mắm, đước cao gần chục mét, thẳng tắp như hai dãy tường thành ôm trọn những bãi bồi. Hít một hơi đầy, lồng ngực chúng tôi căng tràn không khí trong lành, tươi mát.

Khi chúng tôi được Ban Quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ chở đến phân khu 1, cũng là lúc vợ chồng chị Nguyễn Thị Loan hoàn thành nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng cùng tổ tự quản. Đây là công việc hàng ngày của những hộ dân được giao khoán, bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ nhằm bảo vệ rừng, phát hiện những bất thường để kịp thông báo về phân khu và Ban Quản lý rừng.

Với chị Loan, tuần tra bảo vệ rừng là công việc cha truyền con nối, bởi từ khi còn sinh thời, cha chị Loan đã được UBND huyện Cần Giờ thuê giao khoán bảo vệ rừng. Cũng kể từ đó, nhiệm vụ giữ rừng, bám rừng và giúp các nhà quản lý cập nhật những tình hình chung của rừng ngập mặn trở thành nhiệm vụ gắn chặt với cuộc sống hàng ngày của cha con chị. Hiện, gia đình chị được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát khu vực rừng số 5 tại phân khu 1. Chia sẻ về công việc hàng ngày, chị Nguyễn Thị Loan cho hay:

Băng

Trích phỏng vấn chị Nguyễn Thị Loan, Phân khu 1, có nhiệm vụ bảo vệ rừng số 5 thuộc Ban Quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ: Một tháng thì tổ tự quản của tụi tôi là kết hợp tuần tra bảo vệ rừng là 8 - 10 lần/ tháng. Còn tuần tra đêm thêm 1 - 2 lượt nữa. Tổng cộng là một tháng, tụi tôi kết hợp đó là mười khoảng 12 lượt. Còn như mỗi ngày tụi tôi vô rừng hằng ngày, thì rừng của của mỗi người, người nào lấy đi bảo vệ thêm. Tụi tôi coi những cái lô khoảnh nào mà có bị đánh cái chết không rõ nguyên nhân hay cây sâu thì mình sẽ báo về tổ trưởng. Và tổ trưởng sẽ báo lại cho phân khu biết nơi mà những cái lô khảnh mà cây nó bị sâu đục thân nó chết.

MC 2:

Hiện tại, có 159 hộ dân tham gia quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ. Trước đây, mỗi hộ dân sẽ tự túc quản lý, tuần tra theo phân công. Mỗi lần tuần tra, các hộ dân tham gia bảo vệ rừng sẽ phải tự chạy xuồng một mình, theo dõi tình hình trên diện tích rừng lớn, mất công sức và tốn nhiều nguyên liệu… Hơn nữa, công tác mang tính nhỏ lẻ này khiến những chủ rừng đối diện nhiều nguy hiểm.

Do đó, Ban Quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ đã quyết định thành lập 39 tổ tự quản nhằm nâng cao tính hiệu quả công tác bảo vệ rừng cũng như giảm thiểu khó khăn cho 159 hộ dân quản lý rừng.

Theo đó, mỗi tổ tự quản sẽ có khoảng từ 3-4 người, trong đó sẽ có một tổ trưởng, chịu trách nhiệm làm đầu mối quản lý, thông tin về với Ban Quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ.

TS Huỳnh Đức Hoàn, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đánh giá cao về mô hình tổ tự quản này khi mang lại nhiều lợi ích so với mô hình trước đây.

Băng

Trích phỏng vấn TS Huỳnh Đức Hoàn, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ: Cái tổ tự quản này là một trong những cái hiệu quả trong cái công tác quản lý và vừa rừng của chúng ta. Khi chúng ta thành lập một cái tổ tự quản như thế thì có nghĩa rằng một tổ khi mà tuần tra bảo vệ rừng chúng ta chỉ sử dụng một phương tiện, tiết kiệm được ba phương tiện không di chuyển. Cái thứ hai nữa là nếu mà độc lập một người giữ rừng tuần tra, kiểm soát thì cái mức độ rủi ro gây nguy hiểm trong quá trình tuần tra rất là cao. Cho nên là khi thành lập tổ thì có nghĩa là tổ này thường xuyên phối hợp với nhau để từng tra vệ rừng và có sự phối hợp, chia sẻ với nhau trong tổ để đảm bảo được an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, những người tham gia công tác bảo vệ rừng luôn coi cánh rừng rừng ngập mặn Cần Giờ là mái nhà, niềm tự hào và nơi nuôi sống gia đình họ. Đó không chỉ là công việc, nơi được thỏa những đam mê mà rừng tán rừng ngập mặn còn là tình yêu, nơi họ thay mặt hàng triệu người dân TP.HCM thể hiện sự tri ân với những thế hệ đi trước và với mẹ thiên nhiên.

Tham gia bảo vệ rừng đến nay đã gần 34 năm nhưng ông Trần Minh Tùng, hộ dân bảo vệ Rừng phòng hộ Cần Giờ vẫn luôn coi rừng là nơi cưu mang, nuôi sống gia đình ông từng ngày. Do đó, dù bất kể nắng mưa, ngày Lễ tết, ông Tùng vẫn không quản khó khăn, tuần tra bảo vệ rừng để kịp thời báo cáo cho Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ những thông tin kịp thời nhất.

Trích phỏng vấn ông Trần Minh Tùng, Hộ dân bảo vệ Rừng phòng hộ Cần Giờ: Tôi thấy là được nhiều hơn là mất. Mình thấy cánh rừng càng ngày càng lớn, nó càng phát triển thì người dân được hưởng cái không khí trong lành. Bây giờ cái cái rừng Cần Giờ thì được là thế giới công nhận là rừng Sinh quyển thì đó là một cái điều hãnh diện.MC 2

Còn đối với anh Bùi Nguyễn Thế Kiệt, Trưởng Phòng Quản lý phát triển tài nguyên, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ, nhìn những cái mầm non, hạt giống tại rừng ngập mặn Cần Giờ đang từng ngày nảy mầm, đó là niềm vui thích khôn tả. Bởi vì chính anh trong suốt mấy chục năm qua đã góp phần vào công tác bảo tồn, duy trì được các thành phần hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây.

Phỏng vấn anh Bùi Nguyễn Thế Kiệt, Trưởng Phòng Quản lý phát triển tài nguyên, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ: Cánh rừng này được cha ông chú bác và được Thành phố, nhân dân Thành phố, nhân dân huyện Cần Giờ tập trung công sức. Và ở đó có cả máu người hy sinh để phục hồi lại cánh rừng này. Đó là của để dành lại thế hệ trước cho chúng tôi thì chúng tôi với vai trò là người tiếp bước công tác quản lý bảo vệ rừng, trách nhiệm chúng tôi là phải đảm bảo quản lý tốt cánh rừng mà ông cha để lại để cho thế hệ sau này được thừa hưởng như những gì mà chúng ta đang được thừa hưởng ngày hôm nay. Từ năm 2.000 đến nay, diện tích ước lượng mà chúng tôi tăng có rừng là hơn 2.000 hecta. Đó là một số vô cùng lớn.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con,

Mới đây, UBND TP.HCM chính thức đề cử rừng phòng hộ Cần Giờ thành khu Ramsar, tức vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế để quản lý hiệu quả. Hiện, rừng phòng hộ Cần Giờ hiện đáp ứng 4/8 tiêu chí đề cử khu Ramsar.  Đơn cử như rừng chứa đựng một mẫu về sự độc đáo, hiếm và đại diện cho một kiểu đất ngập nước tự nhiên hoặc gần với tự nhiên trong vùng địa lý sinh học đặc biệt. Nuôi dưỡng nhiều loại cực kỳ nguy cấp, bị đe dọa theo tiêu chuẩn của tổ chứcbảo tồn thiên nhiên quốc tế...  Việc công nhận rừng phòng hộ Cần Giờ là khu Ramsar sẽ tạo uy tín cho TP.HCM, mở rộng các quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế về quản lý có hiệu quả đất ngập nước.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp.

MC 1: Tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ động, thực vật hoang dã, duy trì đa dạng sinh học và phòng chống tội phạm mua bán, khai thác trái phép về đa dạng sinh học luôn được tỉnh Bình Định quan tâm. Vì vậy, ý thức của người dân ngày càng thay đổi, giảm tình trạng mua bán, nhốt nuôi trái phép. Chi cục Kiểm lâm tỉnh này cũng thường xuyên tiếp nhận các cá thể động vật hoang dã. Từ năm 2022 tới nay, 12 cá thể động rừng thuộc diện nguy cấp đã được các tổ chức cá nhân giao nộp tự nguyện. Nhiều cá nhân còn đứng ra mua lại động vật hoang dã và mang tới giao lại cho cơ quan chức năng. Khi tiếp nhận, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các đơn vị, các Vườn quốc gia quanh khu vực tiến hành chăm sóc, thả về rừng các động vật phù hợp với môi trường tự nhiên. Các cơ sở nuôi cấy gây giống động, thực vật rừng cũng được cấp phép theo đúng quy định đặc biệt là động vật hoang dã quý hiếm nhóm II và thực vật hoang dã.

MC 2: tin 2

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có 5 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có giấy phép sản xuất, kinh doanh giống cây quế, trên 300 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức chưa có giấy phép đăng ký sản xuất, kinh doanh, chủ yếu là hoạt động tự phát, một số ký hợp đồng gieo ươm thuê cho các hợp tác xã và doanh nghiệp có giấy phép với khoảng 10.300 vạn cây. Ở một số nơi trên địa bàn huyện vẫn xảy ra tình trạng cây quế bị chết nhiều sau khi trồng, cây nhiễm sâu bệnh kém phát triển do chất lượng cây giống không đảm bảo. Chính những nguyên nhân này đã làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng, thương hiệu của vùng quế đặc sản. Do đó, thời gian qua, các ngành chức năng trên địa bàn huyện đã tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp phải thực hiện tốt các quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

MC 1: tin 3

Thôn Ta Lang, xã Bha Lêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là một cộng đồng rất đặc biệt khi nhận khoán bảo vệ rừng đồng thời của 2 chủ rừng là Khu bảo tồn loài Sao La và Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang. Để đảm bảo công tác bảo vệ rừng, hài hòa lợi ích cộng đồng và không chồng chéo nhiệm vụ, cộng đồng này đã chủ động lập ra các quy tắc hoạt động riêng. Theo đó, hai hợp đồng nhận khoán quản lý, bảo vệ có thể chênh lệch nhiều về diện tích nhưng trưởng ban và phó ban đều phân chia công việc đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo tính chính xác trong công tác điều hành, chi trả. Về công tác tuần tra rừng, thôn sẽ chia lực lượng bảo vệ thành 2 nhóm theo hợp đồng nhận khoán với 2 chủ rừng. Thôn sẽ linh hoạt việc phân công các lịch, bố trí lực lượng tuần tra để đảm bảo lực lượng cả 2 bên được nhận mức hỗ trợ như nhau.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Những người giữ rừng Cần Giờ

Được coi là 'lá phổi xanh', 'tấm khiên' vững chãi bảo vệ TP.HCM, việc bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ trở thành nhiệm vụ quan trọng của thành phố mang tên Bác.

Lê Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Phóng sự

Tỉnh Sóc Trăng xác định việc kêu gọi đầu tư, liên kết và xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm là bước đi quan trọng.

Xây dựng vùng lúa gắn kết tiêu thụ để gạo hữu cơ không bị đánh đồng
Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên
Phóng sự

Vào ngày 16 âm lịch hàng tháng, hơn 100 diễn viên không chuyên với nhiều lứa tuổi sẽ tề tụ về trước cửa Đình thần để tái hiện lại thực cảnh 'chợ ma' Định Yên.

Đắm chìm trong không gian tĩnh mịch của 'chợ ma' Định Yên