Hà Tĩnh phát triển bền vững rừng theo tiêu chuẩn FSC
Nhằm góp phần thay đổi tập quán khai thác keo non của một bộ phận người dân, nhiều năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã khuyến khích bà con phát triển rừng theo tiêu chuẩn FSC.
Thanh Nga | 14:40 05/12/2023
Hà Tĩnh phát triển bền vững rừng theo tiêu chuẩn FSC
MC1: Thưa quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con quay trở lại với Nongnghiep Radio.
Thưa quý vị và bà con, sau gần 10 năm thực hiện chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ, hơn 314 nghìn ha rừng của tỉnh Hà Tĩnh được ngành Lâm nghiệp, chính quyền các địa phương bảo vệ nghiêm ngặt, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng lên đạt gần 53%. Kể từ đó đến nay, kinh tế lâm nghiệp của hàng nghìn hộ dân sống gần rừng ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên hoàn toàn nhìn vào rừng trồng, chủ yếu là cây keo. Ghi nhận của phóng viên Thanh Nga.
MC2: Nhằm góp phần thay đổi tập quán “ăn xổi”, khai thác keo non của một bộ phận người dân, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh khuyến khích bà con tham gia phát triển rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC của Châu Âu. Đơn vị tiên phong thực hiện “cuộc cách mạng” này là Liên hiệp HTX chứng chỉ rừng Tây Kim, huyện Hương Sơn. Năm 2017, sau khi kiện toàn xong bộ máy tổ chức, Liên hiệp HTX chứng chỉ rừng Tây Kim bắt tay tập huấn cho hàng trăm hộ dân 3 xã Sơn Kim 1, Sơn Lĩnh, Sơn Hồng, huyện Hương Sơn về tầm quan trọng của việc quản lý rừng bền vững. Kết quả, cuối năm 2018, những đồi keo xanh mơn mởn, đường kính từ 70 - 80cm trên dãy Trường Sơn thuộc các xã Sơn Hồng, Sơn Lĩnh được Tổ chức chứng nhận GFA cấp chứng chỉ rừng FSC. Ông Võ Văn Biển, Giám đốc Liên hiệp HTX chứng chỉ rừng Tây Kim chia sẻ:
Trích băng ông Biển.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Liên hiệp HTX, để phát triển vùng nguyên liệu rừng FSC, đầu tiên phải kéo được cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến thôn xóm cùng vào cuộc. Cán bộ phải hiểu tường tận thế nào là quản lý rừng bền vững, thế nào là chứng chỉ rừng FSC thì mới truyên truyền, vận động được người dân tham gia. Đặc biệt, phải cho người dân thấy được hiệu quả của việc tham gia quản lý rừng bền vững hơn hẳn sản xuất truyền thống, lúc đó bà con sẽ tự nguyện đăng ký. Ông Trần Lý, một hộ trồng rừng tại xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn phấn khởi thông tin về kết quả thu hoạch hơn 8ha keo đạt chứng chỉ FSC:
Trích băng anh Lý.
Hiện nay, việc phát triển rừng theo tiêu chuẩn FSC đang mở ra nhiều tiềm năng trong việc thương mại hóa tín chỉ cacbon. Riêng diện tích rừng do Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn quản lý, theo tính toán, ước tính mỗi năm trữ lượng cô lập và lưu giữ cacbon đạt khoảng 150 nghìn tấn, nếu bán với giá thấp nhất 5 USD/tấn, chủ rừng có thể thu về khoảng 18 tỷ đồng. Đây là nguồn lực rất lớn phục vụ cho việc tái bảo vệ, phát triển rừng ngày càng bền vững hơn. Ông Trần Trung Anh, Trưởng phòng khoa học và hợp tác đầu tư, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn cho biết;
Trích băng ông Anh.
Phải khẳng định rằng, việc chuyển đổi trồng rừng gỗ lớn là xu hướng tất yếu trong thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận những chính sách về lâm nghiệp; nâng cao năng lực quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gỗ theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng; khuyến khích người dân sử dụng giống có nguồn gốc, chất lượng để tăng năng suất, chất lượng rừng trồng; đồng thời củng cố các HTX lâm nghiệp theo hướng bền vững. Phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 37 nghìn ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, trong đó rừng trồng sản xuất 32 nghìn ha, rừng cao su hơn 5 nghìn ha.
Nhạc Đối Thoại
Quý vị và bà con thân mến, thành ngữ dân gian đã đúc kết “rừng vàng, biển bạc”, nếu người dân biết bảo vệ rừng thì rừng sẽ mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bà con. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt hiện nay, giải pháp phát triển rừng gỗ lớn theo hướng bền vững là việc làm cấp bách và cần thiết. Nông nghiệp radio đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Kiều Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn – một huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh để làm rõ hơn lộ trình, kinh nghiệm nhân rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC tại địa phương thường này:
Thưa ông Hưng, huyện Hương Sơn được đánh giá là địa phương tiên phong và đứng đầu toàn tỉnh Hà Tĩnh về phát triển rừng FSC. Ông có thể thông tin chi tiết hơn về kết quả đến thời điểm này với Nongnghiep radio được không ạ?
Như vậy, sau hơn 10 năm thực hiện quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC đối với với rừng tự nhiên và hơn 6 năm đối với rừng trồng, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của những diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC?
Vậy, theo ông tiềm năng rừng có thể phát triển theo tiêu chuẩn FSC của huyện Hương Sơn hiện nay như thế nào ạ?
Một câu hỏi cuối xin dành cho ông Hưng, đó là giải pháp để thực hiện đạt mục tiêu như ông nói thì cần làm những việc gì?
Vâng, xin cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ với Nongnghiep Radio. Chúng tôi tin rằng, kết quả khả quan huyện Hương Sơn đã đạt được trong hơn 10 năm qua sẽ là tiền đề thúc đẩy địa phương tiếp tục nhân rộng diện tích rừng phát triển theo hướng bền vững, góp phần chung tay cùng ngành lâm nghiệp toàn tỉnh Hà Tĩnh phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2030 có khoảng 37 nghìn ha được cấp chứng chỉ rừng FSC.
Nhạc cắt
MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con,
Công bố kết quả kiểm toán về quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng của Kiểm toán nhà nước mới đây đã chỉ rõ nhiều cam kết trồng rừng vẫn chưa được thực hiện. Cụ thể, kết quả kiểm toán việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2020-2022 cho thấy, diện tích rừng giảm do chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác từ khi phát sinh việc trồng rừng thay thế đến 31/12/2022 là trên 34.000ha. Vẫn còn hơn trên 3.000ha của 33 địa phương chưa được trồng rừng thay thế. Kinh phí tồn dư lũy kế từ khi thành lập các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng địa phương đến 31/12/2022 là hơn 1.647 tỷ đồng chưa thực hiện được trồng rừng thay thế. Một số chủ dự án nợ tiền trồng rừng thay thế đến 31/3/2023 là trên 123 tỷ đồng, điều này cũng làm ảnh hưởng nhất định đến việc thực thi trồng rừng thay thế.
MC 2: tin 2
Việt Nam ta có diện tích rừng và đất lâm nghiệp rất lớn, vì vậy canh tác bền vững dưới hình thức nông - lâm kết hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 30 năm đồng hành cùng người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, hoạt động khuyến lâm đã có nhiều đóng góp phát huy tính đa giá trị từ “rừng vàng”. Cụ thể, công tác khuyến lâm đã tổ chức hàng nghìn ha mô hình trình diễn về hình thức canh tác nông - lâm kết hợp, mô hình canh tác trên đất dốc, kết hợp các loài cây lâm nghiệp dài ngày với các loài cây ăn quả hoặc các loại cây nông nghiệp ngắn ngày, thu hút gần 3.000 hộ dân tham gia tại các tỉnh vùng núi phía Bắc và miền Trung. Bên cạnh đó, hoạt động khuyến lâm còn chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật, giống cây lâm nghiệp mới để người dân ở vùng miền núi đẩy mạnh thâm canh nguyên liệu gỗ. Minh chứng là gần 30 nghìn ha mô hình với trên 5 nghìn hộ tham gia, giá trị của rừng trồng tăng từ 20 - 25% so với trước đây.
MC 1: tin 3
Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn Gia Lai đã triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp bền vững gắn bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, việc thực hiện tiểu dự án này đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Cụ thể theo Sở NN-PTNT tỉnh này, đến nay, việc trợ cấp gạo cho hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số tham gia quản lý, bảo vệ rừng vẫn chưa triển khai. Đối tượng, tiêu chí được hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo quy định chưa phù hợp, tiêu chí đã sử dụng đất ổn định từ 3 năm trở lên không tranh chấp cũng chưa phù hợp với đối tượng được hỗ trợ. Không những vậy, về thiết kế, dự toán trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ, phần lớn người dân không đủ năng lực để thực hiện những hạng mục này.
MC 2: tin 4
Được đánh giá là "thủ phủ” rừng trồng chế biến gỗ, đây là "thỏi nam châm" thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này tại Tuyên Quang. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 9 nhà máy chế biến lâm sản đã và đang đầu tư, mở rộng, nâng cao công suất chế biến. Các sản phẩm của một số công ty trên đã chinh phục được các thị trường EU, Mỹ, Canada, Nga, Nhật Bản, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu và công nghiệp của tỉnh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để tỉnh xây dựng "Đề án xây dựng Tuyên Quang trở thành khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trung tâm sản xuất và chế biến gỗ”. Mục tiêu đến năm 2030, Tuyên Quang xây dựng được 1 trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm, phát triển các giống cây lâm nghiệp, cung ứng 20% nhu cầu cây giống cho vùng trung du và miền núi phía Bắc.
MC 1: nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Thanh Nga
Hà Tĩnh phát triển bền vững rừng theo tiêu chuẩn FSC
Nhằm góp phần thay đổi tập quán khai thác keo non của một bộ phận người dân, nhiều năm qua, tỉnh Hà Tĩnh đã khuyến khích bà con phát triển rừng theo tiêu chuẩn FSC.
Thanh Nga
Tin liên quan
Các chương trình
Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.
Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, hoa xuân Mê Linh hiện còn có mặt ở các phiên chợ, lễ hội và đặc biệt là những phiên livestream trên mạng xã hội.