Giữ nguồn nước cho nông nghiệp Tây Nguyên phát triển - góc nhìn từ Đắk Lắk

Là trung tâm của Tây Nguyên với diện tích canh tác nông nghiệp liên tục được mở rộng, chủ động nguồn nước tưới là giải pháp để Đắk Lắk phát triển bền vững.

Xuân Hào - Minh Quý  | 16:14 14/07/2024

Giữ nguồn nước cho nông nghiệp Tây Nguyên phát triển - góc nhìn từ Đắk Lắk

Tự động

CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI THOẠI

Phát trên Nông nghiệp Radio

CHỦ ĐỀ: GIỮ NGUỒN NƯỚC CHO NÔNG NGHIỆP TÂY NGUYÊN PHÁT TRIỂN – GÓC NHÌN TỪ ĐẮK LẮK

 

Kịch bản và dẫn CT:  Xuân Hào – Minh Quý

Đạo diễn:                    

Tổng thời lượng: 20 phút

Khách mời:

  • Ông Vương Quốc Thiết - Giám đốc Ban Quản lý và đầu tư xây dựng thủy lợi 8 (Bộ NN-PTNT).

 

  • Ông Nguyễn Thành Long – Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Đắk Lắk

 

  • Ông Trịnh Quốc Bảo – Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk

 

  • Ông Y Hưng Niê – Giám đốc HTX Ea H’Đing

 

NỘI DUNG

Thưa quý vị và các bạn! Tây Nguyên có vị trí chiến lược về quốc phòng -an ninh và là vùng kinh tế quan trọng của cả nước. Trong đó, nông nghiệp được coi là thế mạnh của vùng. Những năm gần đây, Tây Nguyên được các chuyên gia đánh giá là một trong ba vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Và khi diện tích canh tác nông nghiệp được mở rộng, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt thì vấn đề làm sao giữ được nguồn nước tưới cho khu vực này lại được đặt ra. Thời gian qua, Trung ương cũng như địa phương đã đầu tư nhiều công trình, có nhiều giải pháp để giữ nguồn nước. Tỉnh Đắk Lắk là trung tâm của Tây Nguyên, diện tích canh tác nông nghiệp của địa phương này liên tục được mở rộng trong những năm qua. Đắk Lắk cũng là địa phương có số lượng hồ chứa đứng đầu cả nước. Vậy địa phương này đã có nhưng giải pháp như thế nào để giữ nguồn nước tưới cho diện tích canh tác nông nghiệp lớn như vậy? Trong chương trình Đối thoại ngày hôm nay, Nông nghiệp radio đã có cuộc thảo luận với các vị khách mời để làm rõ nội dung này.

Xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời có mặt ngày hôm nay:

  • Ông Vương Quốc Thiết – Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 8

Ông Thiết: Xin chào quý vị thính giả

  • Ông Nguyễn Thành Long – Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Đắk Lắk

 

Ông Long: Xin chào quý vị thính giả

 

  • Ông Trịnh Quốc Bảo – Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk

Ông Bảo: Xin chào quý vị thính giả của Nông nghiệp radio

 

  • Ông Y Hưng Niê – Giám đốc HTX Ea H’Đing

Ông Hưng: Xin chào quý vị thính giả

Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình.

  • Khó khăn về cung cấp nguồn nước tại Tây Nguyên:

Thưa quý vị và các bạn, thưa các vị khách mời!

Ở Tây Nguyên, nông nghiệp được xem là trụ đỡ của nền kinh tế. Nguồn thu từ nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp đóng góp phần lớn ngành kinh tế của địa phương. Nói đến sản xuất nông nghiệp thì điều đầu tiên được nhắc đến là nguồn nước. Hiện nay toàn vùng Tây Nguyên hiện nay dường như vẫn đang thiếu nước tưới và để giữ được nguồn nước ít ỏi này, chính quyền địa phương đã có những giải pháp gì.

  • Thưa ông Nguyễn Thành Long – Chi cục trưởng Chi cụcthủy lợiĐắk Lắk, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến nguồn nước để phát triển nông nghiệp nhưng hiện nay việc giữ được nguồn nước gặp những khó khăn gì? Ông Long: ………………..
  • Thưa ông Trịnh Quốc Bảo – Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk, là đơn vị được giao quản lý các công trình lớn tại Đắk Lắk với biến đổi khí hậu ngày càng khó lường đơn vị gặp thách thức gì trong công tác vận hành?
  • Ông Bảo: ………………..
  • Thưa ông Y Hưng Niê, Giám đốc HTX Ea H’Đing quy mô sản xuất nông nghiệp tại HTX Ea H’đing hiện nay ra sao và nhu cầu nước tưới tại HTX là như thế nào?

Ông Hưng: ………………..

  • Thưa ông Vương Quốc Thiết – Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 hiện nay Tây Nguyên có tỷ lệ tưới thấp, là đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT đóng chân trên địa bàn để đảm bảo nguồn nước tưới cho Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, Ban có nhận xét gì về những thách thức trong việc giữ nguồn nước cho nơi đây?
  • Ông Thiết: ………

Vâng thưa quý vị, để tái cơ cấu nông nghiệp thành công thì các tỉnh vùng Tây Nguyên phải xác định thủy lợi là ngành chủ động đi trước, đón đầu. Hiện nay thủy lợi tại các tỉnh Tây Nguyên cũng như Đắk Lắk chỉ mới đáp ứng được khoảng 28% nhu cầu tưới. Hiện nay các tỉnh trong vùng cũng như Trung ương, Bộ NN-PTNT đã tăng cường đầu tư nâng cấp, xây mới và đồng bộ hóa các công trình thủy lợi từ hồ, đập chứa nước đến hệ thống kênh mương. Mục tiêu của các dự án là giữ nguồn nước tăng tỷ lệ vùng nông nghiệp khu vực Tây Nguyên. Bây giờ mời quý vị cùng theo dõi một phóng sự ngắn mà Nông nghiệp radio vừa thực hiện.

Băng: phóng sự

Đắk Lắk có 622 đập, hồ chứa nước thủy lợi được phân loại theo Nghị định 114 của Chính phủ. Hầu hết các hồ, đập tại Đắk Lắk được xây dựng hàng chục năm trước. Đặc biệt, các công trình tại Đắk Lắk chủ yếu vừa và nhỏ nên công tác giữ nước phụ vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân những năm qua gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhiều công trình thủy lợi nhưng Tây Nguyên nói chung cũng như Đắk Lắk nói riêng hiện nay công tác đảm bảo nguồn nước tưới chỉ chưa đến 30%.

Hiện nay, tại Đắk Lắk có 115 công trình xếp loại C là công trình có nguy cơ mất an toàn. Trong đó, 108 công trình tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và 7 công trình có nguy cơ mất an toàn. Qua kiểm tra, các hồ trên bị biến dạng mái đập; đập bị thấm; hư hỏng thân tràn, bể tiêu năng… Để đảm bảo an toàn, cơ quan chức năng đã yêu cầu hạn chế tích nước 8 công trình là tràn đất chưa được nâng cấp bị xói lở nặng và công trình xuống cấp. Tổng kinh phí dự trù đầu tư nâng cấp, sửa chữa 115 đập, hồ chứa nước hư hỏng là 822,75 tỷ đồng. Việc các công trình xuống cấp là một trong những nguyên nhân chính kiến cho công tác giữ nước của các công trình gặp khó. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Chi nhánh thủy lợi Ea H'leo thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý Công trình thủy lợi Đắk Lắk cho biết:

Băng:  ghi âm 2

Trong những năm qua, Trung ương và Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn vốn để xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi lớn. Ví dụ như: Hồ Krông Pắc thượng, hồ Ea Súp hạ, hồ Krông Búk hạ, hồ Ea H’leo 1… Tuy nhiên, những công trình này chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu tưới của ngành nông nghiệp Đắk Lắk. Ông Phạm Hữu Thành, Giám đốc Chi nhánh Thủy lợi huyện Krông Pắc cho biết:

Băng: ghi âm 1

  • Trở lại với chương trình, Ông Nguyễn Thành Long – Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Đắk Lắk và Ông Vương Quốc Thiết, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 có chia sẻ gì qua phóng sự vừa rồi.
  • Ông Long: ………………..
  • Ông Thiết: ……………….

 

  • Kiến nghị

Vâng thưa quý vị và bà con, thưa các vị khách mời. Tây Nguyên không chỉ là một địa bàn chiến lược về chính trị, quốc phòng mà còn là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp của cả nước. Và để Tây Nguyên phát huy được những giá trị này thì việc đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất là vô cùng quan trọng. Bây giờ chúng ta sẽ đến với một phóng sự ngắn tiếp theo.

Băng: PS 02

Hiện các tỉnh Tây Nguyên đang chủ động triển khai các giải pháp đồng bộ để chống hạn, song đây chỉ là những giải pháp mang tính ngắn hạn. Tây Nguyên cần nguồn lực lớn hơn cho chiến lược dài hơi về chống hạn. Bởi theo dự báo mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khả năng từ tháng 6 trở đi, El Nino mới suy yếu và chuyển dần sang pha La Nina với xác suất khoảng 55 - 60%.

Để khắc phục tình trạng khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tích cực triển khai các biện pháp giúp nông dân giảm bớt thiệt hại và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. thay đổi cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng là một giải pháp được nhắc đến. Ông Phạm Hữu Thành, Giám đốc Chi nhánh Thủy lợi huyện Krông Pắc cho biết:

Băng: ghi âm 1-01

Về giải pháp thủy lợi, nhiều tính toán cụ thể cũng đã được các ngành chức năng đai ra. Theo nhiều ý kiến, để tạo thêm trữ lượng nước thì việc nạo vét lòng hồ, kênh mương cũng cần phải được chú trọng hay đầu tư, xây dựng thêm nhiều công trình thuỷ lợi là biện pháp cần nhanh chóng triển khai. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Chi nhánh thủy lợi Ea H'leo thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý Công trình thủy lợi Đắk Lắk đề xuất:

Băng: PV3

  • Thưa ông Hưng, Giám đốc HTX Ea H’Đing là người trực tiếp canh tác, sản xuất nông nghiệp, ông thấy công tác cung cấp nước hiện nay trên thực tế như thế này? Ông có kiến nghị gì với ngành nông nghiệp nói chung và các đơn vị đang quản lý, vận hành các công trình thủy lợi tại Đắk Lắk nói riêng để đảm bảo nguồn nước cho đơn vị?

Ông Hưng: ………………..

  • Còn với ông Trịnh Quốc Bảo – Phó Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk ạ, rõ ràng đơn vị quản lý phần lớn công trình nhưng để giữ được nguồn nước gặp nhiều khó khăn từ việc cơ sỏ hạ tầng xuống cấp, con người thiếu, chi phí quản lý tăng nhưng nguồn thu không đủ bù, ông có kiến nghị gì thêm không?

Ông Bảo: ………………..

  • Thưa ông Nguyễn Thành Long – Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Đắk Lắk. Lâu nay, nói đến Đắk Lắk ta thường nghĩ đồi núi trập trùng, công tác giữ nước sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, ông có đề xuất Trung ương có cơ chế đặc thù để địa phương nâng cao công tác giữ lấy nước?
  • Vâng thưa ông Vương Quốc Thiết – Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 hiện nay tại Tây Nguyên đang thiếu những công trình thủy lợn lớn để giữ nguồn nước phục vụ nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Ban đã có những kiến nghị gì đối với Bộ NN-PTNT?

Vâng, một lần nữa xin cảm ơn ý kiến của các vị khách mời!

Thưa quí vị và các bạn! Kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời nay đó là: "Nhất nước, nhì phân", đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày một diễn biến phức tạp, hạn hán xảy ra liên tiếp thì chỉ khi chủ động được nguồn nước tưới từ hệ thống thủy lợi mới có thể bảo đảm cho Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng có một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Chương trình Đối thoại với chủ đề “Giữ nguồn nước cho Nông nghiệp Tây Nguyên phát triển – góc nhìn từ Đắk Lắk” xin được khép lại. BTV Xuân Hào xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cảm ơn quý thính giả quan tâm lắng nghe.

Tự động

Giữ nguồn nước cho nông nghiệp Tây Nguyên phát triển - góc nhìn từ Đắk Lắk

Là trung tâm của Tây Nguyên với diện tích canh tác nông nghiệp liên tục được mở rộng, chủ động nguồn nước tưới là giải pháp để Đắk Lắk phát triển bền vững.

Xuân Hào - Minh Quý

Tin liên quan

Các chương trình

TP.HCM đầu tư hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp
Đối thoại

Với việc đầu tư các công trình thủy lợi không chỉ giúp TP.HCM phát triển kinh tế mà còn giúp 'đầu tàu kinh tế' an tâm trước những biến đổi thất thường của thời tiết.

TP.HCM đầu tư hàng trăm công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp
Để người làm lúa an tâm trong mùa lũ
Đối thoại

Hệ thống thủy lợi từ nội đồng đến những công trình thủy lợi quy mô lớn trở thành những 'cánh tay thép' giữ an toàn cho vùng sản xuất lúa.

Để người làm lúa an tâm trong mùa lũ