Giữ rừng hiệu quả nhờ 'mắt thần' án ngữ

Sở hữu trên 48.000 mha rừng tự nhiên, địa hình chia cắt phức tạp và thường xuyên bị các đối tượng xâm hại khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, UBND huyện đã tiến hành lắp đặt camera tại nhiều vị trí trọng điểm trên địa bàn các xã, những chiếc camera được coi như 'mắt thần' giúp địa phương giữ rừng hiệu quả.

Tuấn Anh  | 

Giữ rừng hiệu quả nhờ 'mắt thần' án ngữ

Tự động

Giữ rừng hiệu quả nhờ 'mắt thần' án ngữ

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển Lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con! Huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) có diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn trên 48.000ha, với địa hình chia cắt phức tạp, thường xuyên bị các đối tượng xâm hại, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Trước tình hình trên, UBND huyện đã tổ chức khảo sát và tiến hành lắp đặt camera tại nhiều vị trí trọng điểm trên địa bàn các xã. Nhờ đó, camera giống như “mắt thần” giúp mang lại hiệu quả tích cực, những cánh rừng rộng lớn được giữ nguyên vẹn. Ghi nhận của Tuấn Anh, phóng viên Nông nghiệp Radio tạiTây Nguyên.

MC2: Tại tiểu khu 489 thuộc xã Hra (huyện Mang Yang), nơi có gần 395 ha rừng với nhiều loại cây gỗ quý, luôn được các lâm tặc nhòm ngó, tìm cách khai thác trái phép. Lo sợ rừng bị chảy máu, xã Hra đã lắp 2 camera tại vị trí trọng điểm dọc làng Đê Kôn, đồng thời lập chốt chặn bảo vệ giữ rừng.

Tại cánh rừng thuộc làng Đê Kôn, camera được lắp cố định ngay ngã 3 đầu làng, bên cạnh là chốt bảo vệ rừng.  Từ camera, các lực lượng chức năng chức năng có thể theo dõi, giám sát 24/24 giờ để kịp thời phát hiện sớm các đối tượng xâm hại rừng tại tiểu khu 489.

Anh Hriu, Trưởng thôn Đê Kôn (xã Hra) cho biết, cả cộng đồng làng Đê Kôn được giao khoán bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tại tiểu khu 489. Từ khi đặt camera, việc quản lý bảo vệ rừng của nhà nước nói chung và cộng đồng làng Đê Kôn nói riêng đã mang lại hiệu quả, giúp người dân phát hiện kịp thời các vụ vận chuyển gỗ trái phép. Trước đây khi chưa có camera, lực lượng chức năng cũng như người dân nhận giao khoán bảo vệ rừng gặp rất nhiều vất vả trong công tác bảo vệ rừng. Người dân phải đi rất nhiều con đường để tuần tra, canh gác, thấy ai chở gỗ vi phạm lập tức ngăn chặn, đồng thời báo chính quyền kịp thời xử lý.

Băng 1: Phỏng vấn anh Hriu, Trưởng thôn Đê Kôn:

Việc lắp camera tạo điều kiện giúp cho bà con phát hiện kịp thời việc vận chuyển gỗ trái phép. Từ khi lắp camera cũng không phát hiện gì, bà con cũng thấy sợ. Nếu gặp thì làm việc ngay, họ làm nghiêm như vậy nên không ai dám làm gì.

MC 2

Từ khi giao diện tích rừng tại tiểu khu 489 cho cộng đồng làng Đê Kôn, xã Hra cũng thành lập 4 tổ bảo vệ rừng, mỗi tổ 20 người, phối hợp với lực lượng kiểm lâm khu vực tổ chức tuần tra bảo vệ và thông tin đến các cơ quan chức năng những nghi vấn, những đối tượng xấu có biểu hiện phá rừng.

Đánh giá về hiệu quả của việc lắp đặt camera để giữ rừng, ông Hoàng Xuân Hiệp, kiểm lâm viên xã Hra, Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang cho biết:

Băng 2: Phỏng vấn ông Hoàng Xuân Hiệp, kiểm lâm viên xã Hra (Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang):

Theo chương trình lắp camera của Huyện ủy, UBND huyện Mang Yang thì xã Hra tiến hành lắp đặt 2 camera. Mục đích 2 camera đây là vừa công tác quản lý bảo vệ rừng, vừa là an ninh trên địa bàn của xã.

Về hiệu quả, giống như “đôi mắt thần” của làng để giám sát bảo vệ rừng cũng như vấn đề an ninh. Tuy nhiên, vấn đề là chủ tịch xã quản lý camera, có những vụ vi phạm chủ tịch sẽ báo lại cho chúng tôi. Tuy nhiên, người dân thấy vậy họ cũng sợ nên không xảy ra tình trạng vi phạm.

Huyện Mang Yang được xem là địa phương tiên phong lắp đặt camera giám sát giúp bảo vệ rừng hiệu quả. Cách làm này cũng đã nhận được sự hưởng ứng của các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Chia sẻ về ý tưởng lắp camera giám sát, ông Krung Dam Đoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang cho biết, trước đây huyện Mang Yang được biết đến là “điểm nóng” về vấn nạn khai thác gỗ trái phép. Tuy nhiên, lực lượng chức năng lại không đủ trang thiết bị và chứng cứ để truy bắt lâm tặc. Câu hỏi làm cách nào để hạn chế tình trạng phá rừng một cách hiệu quả nhất luôn được đưa ra tại các cuộc họp.

Băng 3: Phỏng vấn ông Krung Dam Đoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang:

Từ khi triển khai kế hoạch lắp đặt hệ thống camera để tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện, từ camera này các đối tượng sống thường xuyên bằng ngề rừng thấy camera này sẽ hạn chế, bớt hành vi này. Cái thứ 2 nữa là những vụ việc xảy ra trên địa bàn có liên quan, sau khi trích xuất hình ảnh sẽ có cơ sở xử lý thường xuyên và liên tục hơn, không để bỏ sót những trường hợp vi phạm trên địa bàn.

MC1: Thưa quý vị và bà con! Với cách làm hay của huyện Mang Yang, Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai ngay sau đó đã chỉ đạo các địa phương rà soát, thống kê các địa điểm lắp đặt camera phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó, để có cơ sở đánh giá hiệu quả của việc lắp đặt, sử dụng camera, Sở NN-PTNT đề nghị các huyện phối hợp rà soát, thống kê các địa điểm đã lắp đặt, các địa điểm dự kiến cần lắp đặt hoặc đã có kế hoạch, phương án lắp đặt camera phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, xác định các khó khăn, vướng mắc, bất cập, đề xuất, kiến nghị trong việc lắp đặt, sử dụng, duy trì hoạt động camera một cách hiệu quả nhất.

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp diễn ra trên cả nước.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia và Vinamilk vừa khởi động chương trình “Cánh rừng Net Zero”, khoanh nuôi 25ha bãi bồi thuộc vùng lõi tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nhằm thực hiện mục tiêu cùng chung tay gây rừng, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng vào năm 2050. Khoanh nuôi rừng Cà Mau có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu bởi khả năng lưu trữ carbon gấp từ 4-10 lần so với rừng trên cạn tùy theo khu vực khác nhau. Bên cạnh đó, dự báo sắp tới về hiện tượng El Nino quay trở lại sẽ khiến tình hình hạn mặn, xâm nhập mặn nghiêm trọng hơn. Việc bảo vệ khoanh nuôi và phát triển rừng ngập mặn mang tính chất sống còn để bảo vệ sinh kế cũng như an ninh lương thực

MC 2:

Tại hội thảo “Thách thức và cơ hội cho ngành nông nghiệp ở Đắk Nông trong bối cảnh thực thi Quy định chống phá rừng của châu Âu - EUDR” vừa diễn ra, ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Nông cho biết, Sở đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có những giải pháp chủ động trong sản xuất kinh doanh nông sản đáp ứng yêu cầu mới. Trong lúc chờ chỉ đạo của các bộ, ngành liên quan, Sở NN-PTNT chủ động đẩy nhanh chuyển đổi số ngành nông nghiệp, trong đó ưu tiên xây dựng và tích hợp cơ sở dữ liệu các ngành hàng cà phê, hồ tiêu, cao su. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, kịp thời kiểm tra, phát hiện, lập hồ sơ xử lý các vụ phá rừng trái pháp luật.

MC 1:

Thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận, để hoàn thiện các thủ tục thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét, đến nay, đơn vị cùng các cơ quan chuyên môn đã hoàn thành việc kiểm kê, điều tra, thẩm định, đánh giá lại hiện trạng rừng và trình UBND tỉnh xem xét. Để triển khai dự án, hơn 600ha rừng tự nhiên khu vực này sẽ được khai thác. Thay vào đó, địa phương sẽ phải trồng lại hơn 1.800ha rừng ở những nơi khác trong tỉnh theo quy định của Luật Lâm nghiệp.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tuấn Anh

Tự động

Giữ rừng hiệu quả nhờ 'mắt thần' án ngữ

Sở hữu trên 48.000 mha rừng tự nhiên, địa hình chia cắt phức tạp và thường xuyên bị các đối tượng xâm hại khiến công tác quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, UBND huyện đã tiến hành lắp đặt camera tại nhiều vị trí trọng điểm trên địa bàn các xã, những chiếc camera được coi như 'mắt thần' giúp địa phương giữ rừng hiệu quả.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Ngày quốc tế lao động, nghĩ về nguồn nhân lực nông nghiệp
Đối thoại

Tinh thần đề cao Ngày Quốc tế Lao động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành một di sản được nhiều thế hệ người Việt Nam kế thừa.

Ngày quốc tế lao động, nghĩ về nguồn nhân lực nông nghiệp
Tiếng Việt ơi, Tiếng Việt ân tình
Đối thoại

Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp của người Việt trong nước và tiếng Việt đồng thời cũng là phương tiện nhận diện của người Việt xa xứ...

Tiếng Việt ơi, Tiếng Việt ân tình