Cây tre Bát Độ cho thu nhập cao ổn định từ măng, cành, lá và thân, góp phần phủ xanh đất trống, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển bền vững cây tre măng Bát Độ ở Yên Bái
Cây tre Bát Độ cho thu nhập cao ổn định từ măng, cành, lá và thân, góp phần phủ xanh đất trống, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Tre Bát Độ khẳng định giá trị bền vững ở Trấn Yên
Cây tre Bát Độ cho thu nhập cao ổn định từ măng, cành, lá và thân, góp phần phủ xanh đất trống, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Thấy được hiệu quả kinh tế của cây tre Bát Độ, chị Hà Thị Kiều Trang, người dân tộc Tày ở xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) đã chuyển đổi dần các diện tích cây trồng hiệu quả thấp như keo, bồ đề và vườn tạp để trồng tre. Đến nay, gia đình chị Trang có hơn 3,5 ha tre Bát Độ. Đồi tre trồng từ năm thứ 3 trở đi là được thu hoạch, thời gian có măng kéo dài hơn 3 tháng nên giúp gia đình chị có thu nhập ổn định. Vài năm gần đây, mỗi vụ măng gia đình chị đều có thu nhập trên 100 triệu đồng, năm 2022, giá măng tăng lên 1,5 lần so với năm trước nên thu được trên 150 triệu đồng. Năm nay, mới chỉ gần giữa vụ, nhưng gia đình chị đã thu được gần 12 tấn măng thương phẩm, giá trị thu nhập gần 70 triệu đồng.
PB chị Hà Thị Kiều Trang – xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, Yên Bái:
Sau hơn 2 thập kỷ bén rễ và phát triển, hiện nay Trấn Yên là huyện có vùng tre Bát Độ hàng hoá lớn nhất ở tỉnh Yên Bái. Cây tre Bát Độ đã mang lại cuộc sống ấm no cho hàng ngàn hộ dân ở các xã vùng cao, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số. Huyện Trấn Yên đã hình thành vùng trồng tre nguyện liệu tập trung hơn 4.200 ha, trong đó diện tích kinh doanh cho thu hoạch gần 3.300 ha, sản lượng măng thương phẩm hàng năm đạt trung bình hơn 30.000 tấn. Với giá thu mua măng trung bình từ 5.700 – 6.000 đồng/kg, mỗi ha măng Bát Độ người dân có thu nhập trên 50 triệu đồng, diện tích thâm canh cao có thể đạt 70 – 80 triệu đồng/ha.
PB bà Trần Thị Hoàn Liên – GĐ Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ - PTNN huyện Trấn Yên, Yên Bái
Những triền đồi xưa vốn trồng sắn, keo, bồ đề và các loại cây nguyên liệu cho giá trị kinh tế thấp nay đã được phủ xanh bằng cây tre măng Bát Độ. Đến năm 2020, vùng tre Bát Độ của huyện Trấn Yên đã đc cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, một số xã trong huyện đã xây dựng sản phẩm măng đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao. Từ nguồn thu từ măng, cành, lá và thân, cây tre Bát Độ là nguồn sinh kế giúp hàng ngàn hộ dân trong huyện xoá đói giảm nghèo, hiện nay đang từng bước trở thành cây làm giầu cho vùng quê Nông thôn mới này.
PB ông Nguyễn Thành Dương – Phó chủ tịch UBND xã Hồng Ca, Trấn Yên, Yên Bái:
Vụ măng Bát Độ năm 2023, dự ước sản lượng đạt 32.500 tấn măng thương phẩm, giá trị thu nhập của toàn huyện ước đạt gần 200 tỷ đồng. Hiện nay, các công ty như TNHH Vạn Đạt, công ty Cổ phần Yên Thành đã thực hiện liên kết thu mua thông qua các HTX như: Hợp tác xã để thu mua sản phẩm cho người dân. Ngoài ra nhiều tư thương ở các tỉnh Phú Thọ, Hải Dương, Tuyên Quang, Bắc Cạn đã đến thu mua măng củ, măng luộc, măng tươi và sơ chế măng khô. Các sản phẩm măng sau khi được sơ chế, chế biến đã được xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Đài Loan, Nhật Bản…
PB ông Nguyễn Kiên Định – GĐ công ty TNHH Yamazaky Việt Nam
Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang có chủ chương duy trì vùng nguyên liệu tre Bát Độ tại Trấn Yên, đồng thời mở rộng diện tích ở các huyện khác như Văn Chấn, Yên Bình, Trạm Tấu, Mù Cang Chải nhằm phát huy hết hiệu quả về kinh tế, môi trường của loại cây trồng hữu ích và thân thiện này.