Gói thầu hệ thống chống úng xin gia hạn gây khó khăn cho người dân
Công trình Hệ thống chống úng tại huyện Triệu Phong và Hải Lăng (Quảng Trị) dự kiến đưa vào sử dụng từ tháng 9/2023 nhưng hiện mới chỉ thi công và giải ngân được 46%.
Võ Dũng | 10:46 09/04/2024
Gói thầu hệ thống chống úng xin gia hạn gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình thủy lợi.
Thưa quý vị và bà con!
Công trình Hệ thống chống úng Thuận - Trạch - Trung - Tài, Ba - Quế - Vĩnh - Dương - Thành, huyện Triệu Phong và Hải Lăng (gói thầu QT06) thuộc dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Trị do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ với tổng nguồn vốn trên 98 tỷ đồng. Đơn vị thi công là liên danh Công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương - Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Quảng Trị - Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Đại Hồng.
Dự kiến, đến tháng 9/2023, công trình sẽ bàn giao đưa vào sử dụng nhưng hiện mới chỉ thi công và giải ngân được 46%. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho người dân trong sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp.
Phóng sự của phóng viên Võ Dũng được thực hiện tại huyện Triệu Phong.
30s MC 2
Những ngày đầu tháng 4/2024, trời nắng như đổ lửa nhưng các công nhân trên công trường đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ gói thầu QT06 đoạn đi qua địa bàn xã Triệu Sơn. Máy móc, nhân công được huy động đến công trường để thi công công trình, giải phóng phần vật liệu đang ún tắc trên đường giao thông nội đồng để nông dân chuẩn bị thu hoạch lúa đông xuân.
Ông Nguyễn Thọ Hoàng, cán bộ kỹ thuật của Công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương cho biết, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là giải phóng những con đường nơi công trình đi qua để nhân dân thuận tiện trong thu hoạch lúa đông xuân sắp tới.
30s Phỏng vấn ông Nguyễn Thọ Hoàng
25s MC2
Ông Nguyễn Ngọc Lân, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Sơn cho hay, gói thầu QT06 khi hoàn thành sẽ chống úng cho trên 600 ha cây trồng tại địa phương. Nhưng tiến độ gói thầu đang quá chậm. Hiện đơn vị thi công vẫn chưa thể bàn giao công trình, vật liệu nằm ngổn ngang trên các tuyến đường nội đồng. Bên cạnh đó, mố cầu được thiết kế xây dựng cao hơn nhiều so với các tuyến đường nội đồng khiến chính quyền địa phương xã Triệu Sơn hết sức băn khoăn.
30s Phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Lân, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Sơn
30s MC2
Còn tại xã Triệu Trạch, gói thầu QT06 đi qua 2km kênh trên địa bàn xã. Khi đi vào vận hành, hệ thống chống úng này sẽ đảm bảo cho khoảng 150 ha cây trồng tránh khỏi nguy cơ thiệt hại. Điều này khiến chính quyền và người dân địa phương hết sức phấn khởi.
Tuy nhiên, thời gian qua, đơn vị nhà thầu mới chỉ thực hiện nạo vét tuyến kênh và đổ đất phần cơ đường. Các hạng mục xây lắp hiện vẫn chưa được triển khai dù công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn thành.
Ông Trần Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Trạch cho hay.
30s Phỏng vấn ông Trần Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Trạch.
40s Theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị thì, gói thầu QT06 thi công trong điều kiện hết sức khó khăn. Để đảm bảo công trình được hoàn thành, mang lại giá trị lớn trong việc tiêu úng cho 1 vùng rộng lớn thuộc 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng, mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị đã xin Trung ương gia hạn và được chấp thuận. Theo đó, công trình sẽ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng vào tháng 6/2025.
Ông Trần Hoàng Việt, Trưởng phòng Quản lý dự án nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị) cho biết:
40s Phỏng vấn ông Trần Hoàng Việt, Trưởng phòng Quản lý dự án nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Trị)
30s MC 1
Thưa quý vị và bà con!
Gói thầu QT06 chậm tiến độ không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân trong vụ thu hoạch lúa đông xuân sắp tới mà còn gây khó khăn cho việc tiêu úng của hàng trăm ha lúa tại 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Chính quyền và ngành chức năng, đặc biệt là chủ đầu tư và nhà thầu cần đẩy nhanh tiến độ, trước mắt cần hoàn thiện những hạng mục liên quan đến việc đi lại của người dân trên các tuyến đường nội đồng để phục vụ sản xuất trong thời gian tới.
MC2: Bây giờ sẽ là một số tin vắn về hoạt động thủy lợi diễn ra trên địa bàn cả nước:
MC1: Thưa quý vị và bà con, phát biểu tại cuộc họp với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tình hình bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, phòng chống xâm nhập mặn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, với tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết ngày càng cực đoan, khốc liệt, đối với vùng duyên hải, ven biển hay bị xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò chủ đạo của Nhà nước trong đầu tư các hệ thống cấp nước tập trung, có các trạm lấy nước nằm sâu trong vùng ngọt; đồng thời sắp xếp lại khu dân cư theo hướng tập trung, kết hợp chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, mùa vụ... Bên cạnh đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần tính toán lại quy hoạch về hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, bố trí dân cư, hoạt động khai thác nước ngầm... trước tình trạng sụt lún, sạt lở ngày một gia tăng. Về lâu dài, Phó Thủ tướng cho rằng cần đầu tư căn cơ, đồng bộ hạ tầng thuỷ lợi, cấp nước, phòng chống lũ lụt, xâm nhập mặn theo quy hoạch và điều tiết hài hoà nguồn nước ngọt giữa vùng thượng nguồn và vùng đồng bằng trung tâm, ven biển, với các hệ sinh thái kinh tế nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
MC2: Cũng liên quan đến hạn hán, thưa quý vị, hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 960 ha cây trồng bị thiếu nước tưới, khô héo ảnh hưởng đến năng suất và diện tích có nguy cơ thiệt hại do hạn hán, thiếu nước hiện khoảng 1.175 ha. Hiện nay, lượng nước tại các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh chỉ còn 115/363 triệu m3, đạt 31 % thiết kế. Nếu tình trạng nắng nóng, hạn hán kéo dài thì nguồn nước cho cây trồng, vật nuôi và sinh hoạt của người dân sẽ còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hạn hán không những ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, theo thống kê mới nhất đến đầu tháng 4/2024, trên địa bàn toàn tỉnh có 41 xã, phường, thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống của 26.870 hộ dân.
MC1: Còn tại Nam Định, UBND tỉnh này và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển châu Á (ADB) vừa ký kết biên bản ghi nhớ Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự án phù hợp với Chiến lược đến năm 2030 của ADB về thúc đẩy phát triển nông thôn, ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và thiên tai. Dự án đã được đưa vào kế hoạch cho vay của ADB, sẽ được đệ trình lên Ban Giám đốc ADB với nguồn ngân sách ước tính 129 triệu USD cùng khoản viện trợ không hoàn lại từ Quỹ Công nghệ cao 3 triệu USD. UBND tỉnh Nam Định làm cơ quan chủ quản của Dự án này, mục tiêu cụ thể là cải tạo, kiên cố hóa hệ thống kênh và các công trình trên kênh Châu Thành - Rõng dài khoảng 34,6 km, tỉnh Nam Định đảm bảo tưới cho 6.090 ha của 17 xã thuộc huyện Nam Trực, 2 xã thuộc TP. Nam Định.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình thủy lợi và phát triển hôm nay, Nông nghiệp radio xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị và bà con.
Gói thầu hệ thống chống úng xin gia hạn gây khó khăn cho người dân
Công trình Hệ thống chống úng tại huyện Triệu Phong và Hải Lăng (Quảng Trị) dự kiến đưa vào sử dụng từ tháng 9/2023 nhưng hiện mới chỉ thi công và giải ngân được 46%.
Võ Dũng
Tin liên quan
Các chương trình
Nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ đã ra đời, khẳng định sự hiệu quả và mang lại nhiều giá trị, tạo động lực cho nông nghiệp Bắc Giang theo hướng xanh, bền vững.
Nhiều năm liền bà Trần Thị Hồng được chọn là chủ nhiệm đề tài khoa học cấp tỉnh về nhiệm vụ khảo nghiệm các giống lúa mới.