Quan hệ giữa Napoléon Bonapartre và người đẹp Josephine de Beauharnais được ca ngợi là mối tình của thời đại, một bức tranh hoàn hảo về sự tha thứ.
Hai tâm hồn chung nhau một điệu cải lương
Trong giới cải lương, Thanh Điền và Thanh Kim Huệ là hai gương mặt hoạt động sôi nổi suốt hai thập niên đầu thế kỷ 21. Ngoài sự đam mê, điều quan trọng hơn để họ sát cánh bên nhau, ấm lạnh động viên nhau gắn bó với sàn diễn, chính là tình nghĩa phu thê son sắt.
Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào | 20:00 09/03/2024
Thanh Điền và Thanh Kim Huệ là hai gương mặt hoạt động sôi nổi suốt hai thập niên đầu thế kỷ 21, dù loại hình nghệ thuật truyền thống này đang gặp không ít khó khăn. Ngoài sự đam mê, điều quan trọng hơn để họ sát cánh bên nhau, ấm lạnh động viên nhau gắn bó với sàn diễn, chính là tình nghĩa phu thê son sắt. Tuy mỗi người đều có sự nghiệp riêng, nhưng Thanh Điền và Thanh Kim Huệ vẫn khăng khít như hình với bóng, nhắc đến người nọ thì không thể không nhớ người kia, và ngược lại!
Sinh ra và lớn lên ở Vị Thanh – Hậu Giang, Thanh Điền sớm được ngụp lặn trong đờn ca tài tử vì theo người cha là nhạc công đi khắp kênh rạch miệt thứ. Thế nhưng, Thanh Điền lại bị cải lương hớp hồn. Thuở ấy, trẻ con chỉ được vào rạp xem hát khi có phụ huynh đi kèm, cậu bé Thanh Điền không thể nắm tay mẹ để thưởng thức một vở diễn hết ngày này qua ngày khác, nên đành nhờ hàng xóm dắt dùm. Ông nhớ lại: “Đêm nào tôi cũng xin theo những người lớn trong làng để đi nghe hát, đến nỗi người soát vé không hiểu sao mỗi đêm tôi lại xuất hiện với phụ huynh khác nhau như vậy. Khi biết được đam mê của mình thì họ lại cảm thông rất nhiều”.
Cậu bé Thanh Điền thuộc làu từng trích đoạn và bắt chước giống hệt nghệ sĩ mà mình từng được thưởng thức. Năm 12 tuổi, cậu bé Thanh Điền bỏ nhà theo học nghề danh ca Ngọc Ẩn, và bắt đầu hành trình một kép cải lương.
Dĩ nhiên, đã cất bước ruổi rong cùng ánh đèn nghệ thuật thì Thanh Điền rất tự tin vào khả năng bản thân. Chỉ có một người chê Thanh Điền là cô bé Bùi Thị Huệ mới gia nhập đoàn Hoa Phượng với nghệ danh Thanh Kim Huệ. Theo mô tả của Thanh Kim Huệ về tình cảnh lúc bấy giờ: “Lần đầu tiên gặp nhau, tôi cực kỳ ghét Thanh Điền, vì người gì đã xấu mà đầu còn trọc nữa. Thanh Điền ca không hay mà đàn nghe cũng dở”.
Thế thì Thanh Điền tán tỉnh Thanh Kim Huệ bằng tuyệt chiêu gì? Đó là nhờ ấn tượng sâu sắc của sự nghĩa hiệp. Một lần đi diễn qua khu vực Vàm Cống, đò bị chìm, Thanh Kim Huệ và mẹ ruột cực kỳ hoảng hốt, không biết phải xoay xở ra sao thì Thanh Điền không ngại hiểm nguy để trợ giúp cả hai vào bờ an toàn. Không những vậy, Thanh Điền còn tương cứu nhiều người khác trong đoàn, không chút đắn đo, không chút do dự. Hành động ấy khiến Thanh Kim Huệ nghĩ khác về anh kép đầu trọc!
Buổi chìm đò thuở xưa, quay qua quay lại, đã hơn nửa thế kỷ trôi đi, Thanh Điền đúc kết: “Tôi tin nếu trái tim con người luôn cháy bỏng ngọn lửa hy vọng, chúng ta sẽ tìm thấy nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hồi trẻ, lúc theo đuổi tỏ tình, Thanh Kim Huệ không ưa tôi. Nhưng duyên trời đã se, muốn trốn cũng không thoát, kết hợp hai con người cùng làm nghệ thuật vào chung một mái nhà. Chuyện tối lửa tắt đèn cũng có lúc diễn ra nhưng vì chúng tôi làm cùng ngành nghề nên dễ hiểu và cảm thông cho nhau”.
Thực tế, Thanh Điền và Thanh Kim Huệ có nhiều điểm đồng điệu. Cả hai đều khởi nghiệp cải lương từ trước tuổi dậy thì, và bôn ba cùng những gánh hát vào giai đoạn hoàng kim của loại hình sân khấu đặc thù Nam bộ. Khi đã đứng tuổi, Thanh Điền chuyển sang làm đạo diễn cải lương, và Thanh Kim Huệ trở thành soạn giả cải lương. Nghệ thuật cải lương tìm đến với họ và hít thở cùng họ, như một định mệnh.
Thanh Kim Huệ từng chia sẻ: “Thuở nhỏ tôi ước mơ lớn lên sẽ thành bác sỹ. Nhưng, lớn thêm chút, nghe cải lương, tôi rất mê giọng ca của chị Lệ Thủy và chị Ái Châu. Gia đình tôi khi ấy mở tiệm cho thuê âm thanh. Ba hay cho tôi đi coi cải lương. Nghe mãi rồi đâm nghiền, rồi mê lúc nào không hay và cứ thế tNhạc sĩ Phạm Duy với bóng hồng nghìn trùng xa cáchheo nghề. Chứ lúc ấy tôi chưa nghĩ tới chuyện yêu đương gì. Khi ấy còn nhỏ mà, đã biết gì đâu!”.
Năm 1974, sau khi đoàn cải lương Hoa Phượng tan rã, Thanh Điền cảm thấy nguy cơ phải chia lìa người yêu, nên lập gánh hát Liên Xuân Hoa để mời Thanh Kim Huệ về làm đào chánh. Mùa xuân 1975, Thanh Điền và Thanh Kim Huệ làm đám cưới thật rộn ràng, cô dâu 21 tuổi nên duyên cùng chú rể 28 tuổi. Thanh Kim Huệ tiết lộ bí mật trước đêm tân hôn: “Tôi cũng mở cuộc “điều tra” anh Thanh Điền rất kỹ chứ. Tôi tìm hiểu thông tin về anh, được biết, trước đó anh có mối tình kéo dài suốt bảy năm. Anh chăm sóc, tận tình với cô gái kia nhưng cuối cùng bị cô gái ruồng bỏ rồi đi lấy chồng. Trước đây tôi luôn nghĩ sẽ chẳng bao giờ lấy chồng làm kép cải lương cả, bởi đa số các kép cải lương đều rất đa tình. Nghệ sỹ số nhiều là như thế, đào hoa và đa tình. Nhưng tôi tìm thấy ở anh Thanh Điền những điều khác biệt, tuy nổi tiếng nhưng anh rất chu đáo và biết chăm lo cho gia đình. Anh Thanh Điền không giống như những anh kép cải lương khác!”.
Về sống với nhau, Thanh Kim Huệ lần lượt sinh cho Thanh Điền hai đứa con, một con trai Đăng Quang và một con gái Hồng Loan. Làm đào cải lương vốn khó có được hạnh phúc riêng tư, mà Thanh Kim Huệ còn làm vợ của kép cải lương thì mái ấm phải duy trì bằng cách nào? Thanh Kim Huệ cho biết: “Nhiều người nghĩ, làm nghệ sĩ kiêm tác giả kịch bản phải đau khổ, sầu bi trong tình yêu, trăn trở trong cuộc sống mới hát hay, viết giỏi. Chúng tôi không đến mức phải thế. Cuộc sống vợ chồng có lúc mâu thuẫn, nhưng rồi vẫn có thể thông cảm, thấu hiểu và tha thứ cho nhau!”.
Hai tâm hồn chung nhau một điệu cải lương
Trong giới cải lương, Thanh Điền và Thanh Kim Huệ là hai gương mặt hoạt động sôi nổi suốt hai thập niên đầu thế kỷ 21. Ngoài sự đam mê, điều quan trọng hơn để họ sát cánh bên nhau, ấm lạnh động viên nhau gắn bó với sàn diễn, chính là tình nghĩa phu thê son sắt.
Lê Thiếu Nhơn - Xuân Hào
Các chương trình
Gặp được Furnish, danh ca huyền thoại tìm thấy bến đỗ cho con tim và tình yêu đã đến với họ rất nhanh chóng.