'Hành động không hối tiếc' để ứng phó với bão số 3

Bão số 3 được nhận định là cơn bão có cường độ rất mạnh, dự báo trong những ngày tới tiếp tục tăng cường độ, gió mạnh có thể đạt cấp 15, giật cấp 17.

Quỳnh Anh  | 18:06 04/09/2024

'Hành động không hối tiếc' để ứng phó với bão số 3

Tự động

'Hành động không hối tiếc' để ứng phó với bão số 3

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp radio trong chương trình phòng chống thiên tai:

Thưa quý vị và bà con, sau những ngày tranh thủ khắc phục hậu quả của thiên tai từ cơn bão số hai và những trận mưa lớn diễn ra trong tuần qua, đến sáng 3/9, bão Yagi đã đi vào Biển đông, hình thành cơn bão số 3 trong năm nay tác động đến nước ta.... Trước những dự báo về thời gian, tốc độ di chuyển, sức ảnh hưởng của cơn bão, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 86 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024. Thực hiện chỉ đạo này, chiều 4/9, Bộ NN-PTNT tổ chức cuộc họp về công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con,  Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10h00 ngày 04/9, vị trí tâm bão ở 19,0 độ vỹ Bắc, 117,5 độ kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 730km về phía Đông với cường độ cấp 12, giật cấp 15. Dự báo, Bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10-15km/h; tiếp tục mạnh lên đạt cường độ mạnh nhất cấp 14-15, giật cấp 17 trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Rủi ro thiên tai cấp độ 4 với phía Bắc khu vực Bắc biển Đông trong các ngày 05-06/9. Khoảng chiều tối ngày 07/9 bão sẽ đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ, từ Quảng Ninh đến Ninh Bình. Sóng biển cao nhất 9,0-11,0m trong các ngày 05-06/9. Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin cụ thể:

Băng 1

MC 2:

Trước những thông tin về cơn bão số 3 xuất hiện, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 86 ngày 03/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ do ảnh hưởng của bão. Bộ NN-PTNT cũng đã ban hành Công điện số đề nghị các Bộ ngành, địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên triển khai ứng phó ngay khi bão gần biển Đông. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ NN-PTNT tăng cường công tác trực ban 24/24; tham mưu chỉ đạo, triển khai ứng phó với bão; phân công và chuẩn bị sẵn sàng các đoàn kiểm tra tại các tỉnh ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.

Đặc biệt, theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các đơn vị đã kiểm đếm, hướng dẫn cho hơn 50.100 tàu cá với gần 219.900 người, trong đó có hơn 500 tàu với gần 3.400 người đang hoạt động tại khu vực nguy hiểm là vùng Bắc biển Đông và quần đảo Hoàng Sa. Các phương tiện đã nhận được thông tin và đang di chuyển tránh trú. Các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định dự kiến sẽ cấm biển từ ngày 06/9/2024.

Đối với hoạt động đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước,… Ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ NN-PTNT cho biết:

Băng 2

MC 2:

Bên cạnh thông tin về tình hình đê điều, hệ thống thủy lợi… đối với hoat động sản xuất nông nghiệp, hiện chúng ta vẫn còn 15.000ha lúa hè thu đang chuẩn bị thu hoạch, dự kiến xong trước 10/9, cùng với đó, là khoảng 998.000 ha, đang ở giai đoạn phân hoá đòng và chuẩn bị trỗ. Diện tích lúa Hè Thu chưa thu hoạch 15.000ha, tập trung tại Nghệ An 11.400ha có nguy cơ bị thiệt hại khi gió bão mạnh và mưa lớn đổ bộ.

Ở phân cấp địa phương, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, nhiều địa phương đã ban hành công điện chỉ đạo; tổ chức trực ban, theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo và triển khai ứng phó với bão. Chỉ đạo ngành thuỷ sản, chính quyền địa phương phối hợp với bộ đội biên phòng tổ chức thông tin, kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển phòng tránh. Rà soát phương án ứng phó với tình huống bão mạnh đổ bộ vào đất liền trong đó tập trung phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ sản xuất.

Đơn cử như tại tỉnh Quảng Ninh, ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chia sẻ:

Băng Quảng Ninh

MC 2:

Bão số 3 – Yagi được nhận định là cơn bão có cường độ rất mạnh, khả năng rất cao ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta. Dự báo trong những ngày tới, cơn bão này tiếp tục tăng cường độ, gió mạnh có thể đạt cấp 15, giật cấp 17 ở vùng gần tâm bão. Để chủ động ứng phó với cơn bão, bảo vệ tài sản, tính mạng con người và hoạt động sản xuất, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chỉ đạo.

Băng Bộ trưởng

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, các dự báo quốc tế nhận định bão Yagi sẽ còn tiếp tục mạnh lên cấp 16, thậm chí cao hơn. Việt Nam cũng nhận định bão sẽ mạnh lên cấp 15. Bão số 3 dự kiến sẽ đổ bộ vào trọng điểm phát triển kinh tế tại khu vực Bắc Bộ, không chỉ công nghiệp - thương mại - du lịch, mà còn sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Do đó, nếu chủ quan, thiệt hại có thể sẽ rất nặng nề. Nhiệm vụ trọng tâm trong những giờ tới là cần chủ động kích hoạt ác phương án ứng phó, chủ động đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và các cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất, đặc biệt là kiên quyết kêu gọi, hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về hoạt động chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3:

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, ngày 4/6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công điện gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc chủ động ứng phó bão số 3. Trong đó, yêu cầu Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức Lễ khai giảng năm học mới gọn nhẹ, an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng. Lên các phương án và kịp di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, sách vở đến nơi an toàn đảm bảo không hư hại, hỏng hóc, mất mát, hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra. Khẩn trương khắc phục các thiệt hại; dọn dẹp, vệ sinh trường/lớp học ngay sau mưa bão đảm bảo an toàn, sạch sẽ, phòng tránh dịch bệnh để chuẩn bị các điều kiện phục vụ năm học mới.

MC 2:

Tại TP Hải Phòng, Trước dự báo cơn bão số 3 - YAGI có xu hướng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, thành phố Hải Phòng đã tích cực triển khai các biện pháp đối phó với bão mạnh. Theo đó, UBND thành phố đã nhanh chóng có Công điện số 05 yêu cầu chính quyền các quận, huyện và lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, chuẩn bị sẵn sàng tốt nhất các điều kiện để chủ động triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ". Tính đến sáng 4/9, lực lượng Bộ đội Biên phòng Hải Phòng đã phối hợp kiểm đếm, thông báo cho gần 1.800 phương tiện với trên 5.200 lao động, gần 200 lồng bè với gần 300 lao động và 24 chòi canh thủy sản đang hoạt động và neo đậu diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.

MC 1:

Tại khu vực Bắc Trung bộ, tối ngày 3/9, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ban hành Công điện về việc khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3. Theo đó yêu cầu các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ", không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước do thiên tai có thể gây ra... Theo thống kê của tỉnh Thanh Hóa, đến sáng ngày 4/9, tỉnh này có 835 phương tiện với gần 6.600 lao động đang hoạt động trên biển. Số phương tiện hoạt động này đã nắm được thông tin về vùng áp thấp và thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng và gia đình, chính quyền địa phương ngày 1-2 lần/ngày.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

'Hành động không hối tiếc' để ứng phó với bão số 3

Bão số 3 được nhận định là cơn bão có cường độ rất mạnh, dự báo trong những ngày tới tiếp tục tăng cường độ, gió mạnh có thể đạt cấp 15, giật cấp 17.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông