Hành trình Organic: Khởi đầu từ hạ nguồn sông Mã

Từ một phong trào ít người biết đến, nông nghiệp hữu cơ toàn cầu đã đạt được những cột mốc phát triển rực rỡ và cũng có nhiều dấu ấn tại Việt Nam.

Xuân Hào - Anh Toản  | 14:52 08/08/2024

Hành trình Organic: Khởi đầu từ hạ nguồn sông Mã

Tự động

Hành trình Organic: Khởi đầu từ hạ nguồn sông Mã

Thưa quý vị, hiện nay, nông nghiệp hữu cơ đã phát triển tới giai đoạn trưởng thành, trong đó tiêu dùng hữu cơ trở thành một lối sống phổ biến của đông đảo cá nhân sống trên tất cả các quốc gia. Bên cạnh mục tiêu chính yếu ban đầu là phòng tránh tác hại từ các quy trình nuôi trồng không bền vững của nông nghiệp phổ thông, nhiều sản phẩm hữu cơ được chứng minh là lợi ích dinh dưỡng vượt trội. Ngoài ra, tiêu dùng hữu cơ dưới góc độ một phong cách sống còn mang lại nhiều lợi ích tinh thần cho những ai tin vào nó.

Từ một phong trào nông nghiệp ít người biết đến vào thập niên 40 của thế kỷ trước, hiện nay, tiêu dùng và sản xuất hữu cơ toàn cầu đã đạt được những cột mốc phát triển rực rỡ.

Thưa quý vị, trên thực tế thì mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều sở hữu những loại cây đặc trưng, và tại Việt Nam, cây lúa mộc mạc, giản dị đã trở thành biểu tượng gắn bó nhất với lịch sử dân tộc. Đây không chỉ là một loại cây nông nghiệp, mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật khi mô tả vẻ đẹp của quê hương.

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

Hành trình Organic

Vâng, có thể thấy cây lúa không chỉ đóng vai trò là cây lương thực chính, mà còn là biểu tượng gắn liền với nền văn hóa Việt Nam. Từ những bức tranh đồng lúa mênh mông, đến những bài thơ, văn xuôi miêu tả vẻ đẹp của cây lúa, đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Và với cá nhân tôi, sẽ bắt đầu một hành trình đặc biệt để đi tìm những giá trị của nông nghiệp hữu cơ. Và hành trình đó được gọi nôm na là “Hành trình organic”:

# Tôi đã chọn nơi hạ nguồn con sông Mã để mở đầu cho chuyến đi. Có thể nói rằng, sông Mã đã chắt chiu những gì giá trị nhất để tạo nên một dải đồng bằng xứ Thanh màu mỡ.

# Trong nắng sớm ban mai của một ngày hè, tôi dảo bước trên con đường nội đồng được đổ bê tông phẳng phiu của xã Ba Đình huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từng cơn gió sớm mang theo những hương vị đồng nội làm mê lòng người lữ khách.

Vụ mùa năm nay, 15ha trên cùng một cánh đồng tại thôn Thượng Thọ, xã Ba Đình đã chuyển sang sản xuất lúa gạo áp dụng quy trình hữu cơ. Quá trình chăm sóc lúa các hộ dân đều sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc và tuân thủ theo quy trình kỹ thuật được đơn vị bao tiêu trực tiếp cử người xuống hướng dẫn.

Đây là vụ đầu tiên mà gia đình ông Trịnh Ngọc Đình và nhiều hộ dân ở thôn Thượng Thọ, xã Ba Đình, huyện Nga Sơn thực hiện trồng lúa theo hướng hưu cơ.  Theo ông Đình thì ban đầu, chi phí sản xuất cao hơn do trước đây bà con sử dụng nhiều phân hóa học và các loại hóa chất để phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, làm cho đất kém màu mỡ.

Lội trực tiếp xuống ruộng cùng ông Đình, tôi cũng phải khéo lựa chân để tránh những đàn cá rô đang phát triển tự nhiên trong ruộng. Ông Đình tâm sự, sau khi thực hiện một số quy trình ban đầu của canh tác theo hướng hữu cơ, niềm tin đã của bà con đã được nhân lên với phương pháp canh tác này:

Băng:

Hiệu quả của sản xuất lúa hữu cơ không thể nhìn thấy ngay, nên việc thay đổi đổi tập quán canh tác từ sản xuất vô cơ sang sản xuất hữu cơ còn nhiều khó khăn. Các đơn vị phối hợp chuyển giao công nghệ đang tập trung tuyên truyền, vận động, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp chuyển giao quy trình kỹ thuật, xây dựng cánh đồng hữu cơ có giấy chứng nhận để nâng cao chất lượng và giá trị lúa gạo.

Ông Nguyễn Xuân Khải, cán bộ kỹ thuật của Công ty Eco Nutrients Miền Trung, cho biết:

Băng

Thực ra, nói về nông nghiệp hữu cơ ở xứ Thanh này thì người ta đã biết đến tiếng tăm của ông Khải từ lâu. Từ gần 20 năm trước, ông Khai đã dám dời bỏ một vị trí có nhiều cơ hội thăng tiến ở một đơn vị nhà nước đề về quê đắm say với ruộng với vườn. Tôi hỏi ông Khải rằng sao ông lại chọn vùng hạ lưu của sông Mã để triển khai canh tác lúa hữu cơ? Và ông Khải cho biết lý do:

Băng

Rời cánh đồng lúa hữu cơ của xã Ba Đình trong nắng hè đã trở nên gay gắt. Tạm biệt những người nông dân chất phát đang dần thay đổi tư duy canh tác lúa như ông Đình và những người đam mê đến tận cùng với nông nghiệp hữu cơ như ông Khải, tôi tìm gặp những người đã mang những công nghệ, những chế phẩm tốt nhất để phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.

Công ty Eco Nutrients Miền Trung, nằm khiêm nhường trong khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Tiếp tôi là ông tổng giám đốc Ngô Thanh Tuấn. Trong câu chuyện bên tách trà tươi được trồng theo hướng hữu cơ tại miền tây xứ Thanh, ông Tuấn chia sẻ rằng, với ông, cây lúa không chỉ là nguồn lương thực, mà còn là biểu tượng của sự hy sinh, cống hiến của người nông dân. Hình ảnh đồng lúa mênh mông, những bông lúa chín óng ả, là biểu tượng của sức sống, của sự cố gắng không ngừng của con người. Vì thế việc ông đưa các quy trình, công nghệ hữu cơ về áp dụng tại nước nhà, đó như là một xứ mệnh.

Băng

Vâng thưa quý vị, có lẽ cần thêm một chặng đường dài nữa thì nền nông nghiệp nước ta mới chuyển dịch trạng thái sang hướng hữu cơ và cũng thêm nhiều cố gắng của người quản lý, người nghiên cứu và người sản xuất mới hình thành được một nền nông nghiệp hữu cơ.

Còn với tôi, chọn mở đầu cho hành trình bằng cây lúa. Vì cây lúa không chỉ là nguồn cung cấp thức ăn mà còn là người bạn gắn bó, chia sẻ nỗi buồn vui của người nông dân. Bạn đồng hành đáng tin cậy qua những môi trường mới, từ lúc nảy mầm cho đến khi đứng chân và đâm rễ mới.

Người nông dân xưa vốn mộc mạc, đơn giản, vì vậy, cây lúa trở thành một phần của cuộc sống, một giấc mơ xuất hiện liên tục trong giấc ngủ của họ. Đời lúa lặn sâu vào đời người, và ngược lại, cây lúa trở thành biểu tượng của lòng trung thành, sự bền bỉ và gắn bó thân thiết.

# Bây giờ, mời quý vị và bà con đến với một số tin vắn về hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cả nước:

MC1: Tin 1: Thưa quý vị và bà con, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội đã và đang đẩy mạnh nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đưa ra thị trường những sản phẩm ngon, sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Vũ Thị Hương, toàn thành phố hiện có 2.000ha trồng trọt hữu cơ và 10,1ha nuôi trồng thủy sản hữu cơ. Nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với xu thế phát triển của nông nghiệp hiện đại. Thời gian qua, trung tâm tích cực hỗ trợ các địa phương xây dựng mô hình khuyến nông VietGAP và theo hướng hữu cơ làm tiền đề để sau 3-5 năm sẽ xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ đạt chuẩn, chất lượng cao.

Tin 2: Cũng giống như tại Hà Nội, canh tác chè hữu cơ đang là xu hướng tất yếu tại nhiều địa phương, tỉnh Nghệ An cũng đã triển khai mô hình thí điểm. Tuy nhiên, để nhân rộng cần có thêm chính sách trợ lực. Để sản xuất chè hữu cơ không dừng lại ở những mô hình thí điểm thì trước hết, phải đẩy mạnh tuyên truyền, thay đổi nhận thức, tư duy người trồng chè. Thứ hai, có chính sách hỗ trợ những diện tích chuyển đổi sang canh tác chè hữu cơ, đồng thời, hướng dẫn người dân tự sản xuất ra các chế phẩm sinh học, thảo dược, phân bón hữu cơ bằng phụ phẩm nông nghiệp, bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tiết kiệm chi phí sản xuất. Và quan trọng nhất, đó là phải liên kết sản xuất theo chuỗi, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ để ký kết với các doanh nghiệp bao tiêu chè búp cho bà con với giá cao hơn 2-3 lần so với chè thông thường.

Tin 3: Còn tại Sóc Trăng, Ủy ban nhân dân tỉnh này, vừa sơ kết 2 năm thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025. Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025 đã triển khai đồng bộ 5 hợp phần gồm: Hoạt động triển khai và điều phối đề án; nâng cao năng lực cho các tác nhân tham gia mô hình; hỗ trợ các hoạt động tư vấn để xây dựng mô hình và đánh giá chứng nhận; xây dựng các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận và quảng bá và kết nối tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ. Ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đánh giá cao các kết quả ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 đạt các kết quả tích cực. Qua đó, lãnh đạo UBND tỉnh đề nghị trong thời gian tới ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan và các địa phương tham gia dự án cần triển khai thực hiện lấy hiệu quả làm chính, triển khai thực hiện đa dạng các mô hình, loại hình cây trồng vật nuôi.

# Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp radio hôm nay, xin cảm ơn sự để tâm theo dõ của quý vị và bà con.

Tự động

Hành trình Organic: Khởi đầu từ hạ nguồn sông Mã

Từ một phong trào ít người biết đến, nông nghiệp hữu cơ toàn cầu đã đạt được những cột mốc phát triển rực rỡ và cũng có nhiều dấu ấn tại Việt Nam.

Xuân Hào - Anh Toản

Tin liên quan

Các chương trình

Nhộn nhịp mùa năn bộp
Phóng sự

Khi giá trị cây năn bộp cũng như nhu cầu sử dụng loại cây rau ăn ngon, bổ dưỡng này được nhiều người biết đến thì phong trào trồng năn bộp đã được nhân rộng.

Nhộn nhịp mùa năn bộp
Bắc Giang: Huyện Tân Yên dồn lực cho vụ đông
Phóng sự

Hiện tại, diện tích gieo trồng vụ đông tại huyện Tân Yên đã cơ bản đạt mục tiêu, gồm các loại cây như lạc, ngô, khoai lang, khoai tây, các loại dưa bí và ớt.

Bắc Giang: Huyện Tân Yên dồn lực cho vụ đông