Hành trình organic: Kiếm tìm giá trị bền cho đất bazan

Với điều kiện tự hiên hiện hữu, sản xuất hữu cơ sẽ là xu hướng canh tác trong thời gian tới mà người nông dân Tây Nguyên thực hiện.

Xuân Hào - Tây Nguyên  | 15:52 14/08/2024

Hành trình organic: Kiếm tìm giá trị bền cho đất bazan

Tự động

Hành trình organic: Kiếm tìm giá trị bền cho đất bazan

# Bỏ lại dạt dào sóng biển và những đồi cát trắng, những hàng phi lao vẫn miệt mài hát ngân nga cùng gió biển. Tạm biệt những con người hồn hậu vượt qua thiếu thốn để tạo con đường cho nền nông nghiệp thuận thiên giữa câu chuyện tình đậm chất mặn mòi của biển. Tôi chuyển hướng về phía Tây để tìm về miền cao nguyên hùng vĩ.

Tôi chọn quốc lộ 24 cho hành trình tiếp theo của mình, mỗi khoảng cách gần về với phía Tây được đánh dấu rất rõ ràng bằng sự thay đổi của khí hậu. Từ cái nóng 37 độ C của vùng cát, chắc hẳn lữ khách nào cũng chung một cảm giác như tôi khi được hưởng nền khí hậu 21 độ C nơi đỉnh đèo Violak.

Dừng xe tại đỉnh đèo VioLak, từng đám mây như đang chào đón người lữ khách độc hành đến với Tây Nguyên. Những đám mây như khéo léo dành cho tôi một khoảng trống để ngắm nhìn Tây Nguyên từ trên cao. Từng dãy đồi như dãy bát úp cứ kéo dài mãi đến đường chân trời. Một màu nâu đỏ của đất bazan từ những vạt đồi được khai hoang đang lấn át dần màu xanh thẫm của những cánh rừng đại ngàn.

Màu xanh Tây Nguyên như đang dần được thay đổi, thay vì một màu xanh thuần khiết của rừng đại ngàn là những dải màu xanh có hàng có lối đến đơn điệu của những cây công nghiệp chạy dọc theo các triền đồi.

Thôi nào, la cà thế đủ rồi, cần phải xuống đèo thôi…

Dọc tuyến quốc lộ 24 từ Kontum qua Gia Lai và lên Đăk Lak nằm xen với những buôn làng là bạt ngàn những rẫy cao su, cà phê, hồ tiêu… trên nền đất đỏ nâu màu mỡ.

Nơi đây, một môi trường lý tưởng để hình thành một nền nông nghiệp hữu cơ, khí hậu mát mẻ, đất đai nguyên sơ.

Tôi đến thăm trang trại rộng gần 20ha trồng tiêu hữu cơ cùng các loại cây ăn quả của ông Huỳnh Mau ở xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Ông Huỳnh Mau năm nay đã ngoài 60 tuổi. Trước đó, ông được nhiều người biết đến với vai trò Giám đốc điều hành của câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai trong nhiều năm. Ông là người từng đồng hành với lứa cầu thủ tài năng như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn…

Năm 2018, ông xin về nghỉ hưu để thỏa lòng đam mê với lĩnh vực nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. Hiện trang trại của ông với khoảng 5ha trồng tiêu theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Khi được hỏi về việc tại sao lại chọn cây tiêu để trồng theo hướng hữu cơ, ông Huỳnh Mau chia sẻ:

Băng:

Tôi chia tay ông Mau trong một buổi chiều mưa Tây Nguyên ngập lối, ngoái nhìn lại rẫy tiêu hữu cơ của ông Mau đang dường như xanh tươi hơn, từng ngọn tiêu như đang nô đùa dưới mưa. Để rồi tới đây, như lời ông Mau mong muốn, trong thời gian tới sẽ đưa cây sầu riêng và các loại cây khác trồng theo hướng hữu cơ để làm sao đưa được sản phẩm sạch đến với người tiêu dùng.

# Tôi chào đón ngày mới tiếp theo ở Tây Nguyên bằng ánh nắng ban mai rực rỡ và ly cà phê nguyên chất thơm lừng, món quà sáng của người bạn đồng hành với tôi tại Đăk Lak.

Cà phê được người Pháp đưa đến Tây Nguyên trồng gần 100 năm trước, hiện nay cà phê không chỉ mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào Tây Nguyên mà góp phần trong xuất khẩu. Trước đây, người dân Tây Nguyên sản xuất cà phê chú trọng đến sản lượng. Tuy nhiên, những năm gần đây một số cá nhân, tổ chức đã hướng đến sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ. Việc này đã góp phần nâng cao chất lượng cà phê cũng như môi trường xung quanh.

# Anh bạn đồng hành dẫn tôi đi thăm vườn cà phê 5ha của gia đình ông Đặng Văn Huy, Chủ trang trại DangFarm tại thôn 3, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk). Gia đình anh Huy bắt đầu chuyển đổi sang canh tác cà phê hữu cơ từ hơn 10 năm trước, mặc dù sản lượng cà phê không cao nhưng bù lại được nhiều thứ khác. Anh Huy cho biết, sản xuất hữu cơ giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người trồng và người tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm cà phê hữu cơ có giá thành cao gấp nhiều lần so với cà phê thông thường.

PV1: Đặng Văn Huy, Chủ trang trại Đặng Farm

# Chúng tôi ghé thăm ông Trần Ðình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột. Ông Trọng cho biết hiện nay nhiều vườn cà phê tại Đắk Lắk đang được nhiều người biết đến tham quan, học hỏi. Để làm được các vườn cà phê hữu cơ các cá nhân, HTX, doanh nghiệp cũng phải tuyên tuyền, vận động thành viên chuyển dịch dần. Việc canh tác cà phê hữu cơ không thể diễn ra một sớm một chiều mà có thể thành công ngay.

PV2: Ông Trần Ðình Trọng,

# Kết thúc chuyến hành trình ở Tây Nguyên, tôi mang câu chuyện về một vựa nông nghiệp hữu cơ có thể hình thành tại Tây Nguyên để trao đổi với Tiến sĩ Phan Việt Hà, Phó viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây nguyên. Tiến sĩ Hà cho rằng, việc sản xuất cà phê hữu cơ là hướng đi mới tại nước ta nhưng các quốc gia khác đã triển khai từ lâu. Tuy nhiên, việc canh tác cà phê hữu cơ tại Tây Nguyên có nhiều lời thế nhưng cũng đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình canh tác cũng như tìm đầu ra.

PV4:.

Cà phê hữu cơ là một trong những kênh tạo ra giá trị gia tăng. Tuy nhiên nếu phát triển phải cân nhắc đầu ra trước, vì hiện tại đầu ra cho hữu cơ rất là hạn chế. Khi sản xuất hữu cơ thì năng suất sẽ giảm nên phải bù lại bằng giá. Tại Tây Nguyên tiềm năng phát triển cà phê hữu cơ vẫn có nhưng hiện tại với điều kiện đất đai tại khu vực vẫn khó. Muốn làm cà phê hữu cơ phải có những hướng chuyển đổi ví dụ như làm tại những mô hình, trồng trong đất lâm nghiệp giai đoạn đầu, hoặc trên đất nông nghiệp phải có giai đoạn chuyển đổi.

# Tây Nguyên đang vào mùa mưa, và cũng cơn mưa của đại ngàn đã tiễn rồi rời nơi này. Tôi rời Tây Nguyên với nhiều tiếc nuối, tiếc là vì chưa thực sự thấu hết được mọi vấn đề của nóc nhà Đông Dương, tiếc vì những nghiên cứu chuyên sâu về nông nghiệp thuận thiên cho nơi này còn đang dang dở và tiếc vì chưa đủ thời gian để buông lơi bản thân mình bên chóe rượu cần và tiếng chiêng trong đêm lửa bập bùng.

Nhưng tôi tin rằng, với điều kiện tự hiên hiện hữu, sản xuất hữu cơ sẽ là xu hướng canh tác trong thời gian tới mà người nông dân Tây Nguyên sẽ thực hiện. Việc canh tác hữu cơ không chỉ giúp gia tăng giá trị cà ngành cà phê, hồ tiêu hay nhiều cây con khác mà góp phần bảo vệ môi trường và đặc biệt bảo vệ chính người nông dân và người tiêu dùng. Để phát triển canh tác cà phê hữu cơ, cơ quan chức năng đã có nhiều cơ chế để hỗ trợ cũng như khuyến khích.

MC 2:

Bây giờ mời qusy vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Nông nghiệp hữu cơ.

Tin 1

Thưa quý vị và bà con, UBND huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt cho Trung tâm Nông nghiệp huyện thực hiện Mô hình Chăm sóc vườn sầu riêng an toàn với bệnh nứt thân, xì mủ trên cây sầu riêng. Mô hình được thực hiện trình diễn trên diện tích 1 ha vườn sầu riêng đang giai đoạn kinh doanh, số lượng 150 cây tại xã Đạ Lây với tổng kinh phí thực hiện trên 50 triệu đồng. Trung tâm Nông nghiệp huyện Đ sẽ tổ chức thực hiện chăm sóc vườn sầu riêng theo đúng quy trình kỹ thuật; bổ sung chủng nấm đối kháng trong đất, giúp cân bằng độ PH, giải độc đất, phân giải chất xơ như cỏ, cây, cành lá khô.... thành mùn hữu cơ để tăng độ phì nhiêu của đất, giảm thiểu 2 mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, an toàn thực phẩm; tăng hiệu quả sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững.

Tin 2

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có 258ha sầu riêng đạt các tiêu chuẩn, với tổng sản lượng đạt hơn 1.700 tấn. Trong đó, diện tích sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP là trên 238ha chiếm 92,3% với sản lượng 1.570 tấn, diện tích đạt chứng nhận hữu cơ là 20ha sản lượng đạt 138 tấn. Sản xuất nông nghiệp theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP, GloballGAP, hữu cơ… là điều kiện bắt buộc nếu muốn sản phẩm nông sản đứng vững trên thị trường. Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã có những hướng dẫn, khuyến cáo cho người dân trên địa bàn sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, hình thành vùng nguyên liệu chất lượng cho sản phẩm sầu riêng.

Tin 3

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện đạt khoảng 550ha, nhưng chỉ có 30,70ha đạt đúng và đủ theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Organic được các tổ chức chứng nhận hữu cơ công nhận và cấp giấy chứng nhận. Dù số lượng và diện tích phát triển nông nghiệp hữu cơ còn ít, tuy nhiên giá trị mang lại của các mô hình khá cao. Riêng tại huyện Kon Ploong, theo số liệu tổng hợp từ các doanh nghiệp sản xuất rau củ quả lớn trên địa bàn, lợi nhuận thu được trong việc sản xuất củ quả công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ Organic chiếm khoảng 30% tổng doanh thu. Đối với rau củ quả, thông thường 1 năm sản xuất 3 vụ, lợi nhuận thu được trong 1 ha đất sản xuất bình quân khoảng 1 tỷ đồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Hành trình organic: Kiếm tìm giá trị bền cho đất bazan

Với điều kiện tự hiên hiện hữu, sản xuất hữu cơ sẽ là xu hướng canh tác trong thời gian tới mà người nông dân Tây Nguyên thực hiện.

Xuân Hào - Tây Nguyên

Tin liên quan

Các chương trình

Làm nông nghiệp tốt để cây chè đạt sao OCOP
Phóng sự

Sau hơn 20 năm nỗ lực, HTX của anh Sử đã gặt hái được những thành công, khi có 7 sản phẩm chè đạt sao OCOP.

Làm nông nghiệp tốt để cây chè đạt sao OCOP
Ba khía Cà Mau xuất khẩu tới nhiều quốc gia
Phóng sự

Vun đắp thương hiệu để sản phẩm ba khía muối Rạch Gốc được vươn xa và xuất khẩu đi nhiều quốc qua trên thế giới.

Ba khía Cà Mau xuất khẩu tới nhiều quốc gia