Hệ thống Cái Lớn - Cái Bé: Chủ động thích ứng, kiểm soát thuận thiên

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được coi là 'siêu cống' lớn nhất Việt Nam, không chỉ phục vụ kiểm soát mặn 5 tỉnh bán đảo Cà Mau mà còn là điểm nhấn kiến trúc ở khu vực Miền Tây. Hệ thống khi đưa vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo an toàn nguồn nước sinh hoạt và chủ động trong sản xuất ở khu vực thượng lưu cống; chống xâm nhập mặn, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng.

Kim Anh  | 11:08 03/06/2023

Hệ thống Cái Lớn - Cái Bé: Chủ động thích ứng, kiểm soát thuận thiên

Tự động

Hệ thống Cái Lớn - Cái Bé: Chủ động thích ứng, kiểm soát thuận thiên

MC: Thưa quý vị và các bạn! vào ngày 5/3/2022, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ ngành trung ương, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé tại xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đã chính thức đi vào vận hành.

MC: Gần 2 năm đi vào vận hành, trải qua nhiều lần đánh giá tác động của Hệ thống thủy lợi này đối với sản xuất nông nghiệp.

MC: Thực tế hiệu quả công trình mang lại cho vùng hưởng lợi của dự án như thế nào. Và thời gian qua, công tác quản lý, phối hợp vận hành để làm sao đảm bảo phát huy hiệu quả được các đơn vị chuyên môn được triển khai như thế nào. Chương trình ngày hôm nay mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ các vị khách mời để cùng trao đổi về vấn đề này.

Xin trân trọng giới thiệu:

  • Ông Lê Tự Do, Giám đốc Chi nhánh ĐBSCL Công ty TNHH Khai thác Thủy lợi Miền Nam.

 

Ông Tự Do: Xin chào quý vị thính giả

 

  • Ông Ngô Thanh Toàn, Phó trưởng phòng Thủy lợi – Đê điều, Chi cục Thủy lợi Kiên Giang

 

Ông Toàn: Xin chào quý vị thính giả

 

  • Ông Huỳnh Phước Nhuộm, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp Hợp tác xã Dich vụ Nông nghiệp An Biên

 

Ông Nhuộm: Xin chào quý vị thính giả của Nông nghiệp radio

  

MC: Lời đầu tiên, xin cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian tham gia chương trình tọa đàm của Nông nghiệp raido ngày hôm nay

  • Hiệu quả công trình mang lại đối với vùng hưởng lợi của dự án:

MC: Thưa quý vị và các bạn, thưa các vị khách mời!

Vùng chịu tác động – hưởng lợi của Công trình thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé là trên 384 nghìn ha, gồm hơn 346 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp và thủy sản của người dân thuộc 5 tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng. Trong đó, riêng tỉnh Kiên Giang chiếm gần 50% diện tích liên vùng hưởng lợi của dự án.

  • Thưa ông Ngô Thanh Toàn, Phó trưởng phòng Thủy lợi – Đê điều, Chi cục Thủy lợi Kiên Giang, trải qua gần 2 năm hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cá Bé đi vào vận hành, đến thời điểm này, đánh giá bước đầu về hiệu quả của công trình đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh như thế nào?

Ông Toàn trả lời: ………………..

 

  • Thưa ông Huỳnh Phước Nhuộm, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Dich vụ Nông nghiệp An Biên. Được biết, liên hiệp HTX có diện tích sản xuất lớn nằm trong vùng hưởng lợi của Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé và Xẻo Rô. Theo ông đánh giá, từ khi hệ thống thủy lợi này được đưa vào vận hành, việc sản xuất của HTX có sự thay đổi như thế nào?

Ông Nhuộm trả lời:………………

 

  • Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé với nhiệm vụ kiểm soát nguồn nước (nước mặn, nước ngọt và nước lợ) do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Nam quản lý khai thác. Như vậy qua gần 2 năm đi vào vận hành, ông Lê Tự Do, Giám đốc Chi nhánh ĐBSCL Công ty TNHH Khai thác Thủy lợi Miền Nam có những đánh giá như thế nào về tác động của công trình đối với vấn đề kiểm soát nguồn nước?

Ông Tự Do trả lời:………………..

 

  • Được biết từ mùa khô năm 2021 đến nay, khu vực thượng lưu sông Cái Lớn, Cái Bé, gồm huyện Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao không phải đắp đập tạm (cụ thể là 136 đập) để kiểm soát mặn. Đặc biệt là vùng sản xuất lúa của tỉnh Kiên Giang chưa ghi nhận thiệt hại do xâm nhập mặn. Ông Ngô Thanh Toàn, Phó trưởng phòng Thủy lợi – Đê điều, Chi cục Thủy lợi Kiên Giang có thể chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này?

Ông Thanh Toàn trả lời:……………

  • Ông Ngô Thanh Toàn, Phó trưởng phòng Thủy lợi – Đê điều, Chi cục Thủy lợi Kiên Giang có đánh giá như thế nào về giá trị mà Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé mang đến cho địa phương và người dân trong vùng?

Ông Thanh Toàn trả lời:……………

 

MC: Thưa quý vị và các bạn, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1 là dự án lớn, kỹ thuật tương đối đặc biệt và phức tạp, hơn nữa vùng hưởng lợi và tác động rộng lớn. Nên việc đánh giá hiệu quả mà dự án mang lại cần thời gian, đặc biệt phải đảm bảo quy trình vận hành chặt chẽ và khoa học.

Tiếp theo chương trình, mời quý vị và các bạn cùng các vị khách mời cũng nghe một ghi nhận thực tế tại tỉnh Kiên Giang ngay sau đây.

 

 

Phóng sự:

ĐBSCL với diện tích 40.600 km2, cung cấp 50% sản lượng lúa và 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản. Trước tác động của biến đổi khí hậu, vùng đất trù phú đồng bằng châu thổ Cửu Long đang phải đối diện với nhiều thách thức.

Trải qua 2 đợt hạn mặn lịch sử vào mùa khô năm 2015 – 2016 và 2019 - 2020 hạn hán, xâm nhập mặn lấn sâu, kéo dài hơn, bên cạnh đó là hàng loạt các loại hình thiên tai khác như: sạt lở, sụt lún…đe dọa sinh kế khoảng 20 triệu dân vùng ĐBSCL.

Năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, với đường hướng phát triển “thuận thiên” làm chủ đạo, có những giải pháp thích ứng với tự nhiên để hạn chế tối đa tác động. Một trong những giải pháp được đưa ra đó là xây dựng các công trình kiểm soát nguồn nước. Trên tinh thần đó, nhiều dự án thủy lợi được đưa vào nghiên cứu và triển khai xây dựng.

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 498/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé. Sau hàng chục năm nghiên cứu kỹ, hơn 2 năm triển khai thực hiện, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã hoàn thành, trở thành công trình thủy lợi quy mô lớn nhất khu vực ĐBSCL.

Toàn bộ công tác từ thiết kế, thi công, quản lý đều do người Việt Nam thực hiện. Đây là một sự nỗ lực đáng ghi nhận, tại buổi lễ khánh thành Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé gần 2 năm trước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây không chỉ là công trình thủy lợi đơn thuần mà còn cần phải tạo thêm sinh kế cho người dân khu vực này bằng việc phát triển các ngành nghề khác, như phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

[BANG THU TUONG PHAM MINH CHINH]: “Đây là một công trình ý Đảng lòng dân, một công trình của trí tuệ và bản lĩnh của người Việt Nam. Trong một điều kiện khó khan, chúng ta đã phấn đấu vươn lên để phục vụ cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Cái thứ hai là thay đổi tư duy từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, từ tư duy chống đỡ sang tư duy chủ động, vừa thích ứng nhưng phải chủ động thích ứng”.

GS.TS Trần Đình Hòa, Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đánh giá cao sự cần thiết của việc đưa vào vận hành Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé

[BANG TRAN DINH HOA]: “Có những yếu tố bất thường về thời tiết, ảnh hưởng đến mùa vụ thì Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé sẽ can thiệp bằng vận hành hệ thống cống để đảm bảo cho mùa vụ”.

 Ông Danh Sum, Phó trưởng ấp Thạnh Bình, xã Thạnh Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang bộc bạch, toàn ấp có khoảng 523 hộ dân, lấy sản xuất nông nghiệp là kinh tế chính với 309ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó khoảng 14,5ha tập trung trồng rau màu, diện tích còn lại là sản xuất lúa. Ông Danh Sum kể lại.

[DANH SUM]: “Vào khoảng năm 2015 – 2016 chưa có cống nói chung nước mặn vô đây khoảng 2-3 tháng, bà con không trồng được rau màu, thấy rất khó, sau đó có cống ngăn mặn không có nước mặn, cũng thuận tiện cho bà con mình ở đây trồng trọt, chăn nuôi”.

Còn tại HTX nông nghiệp Tân Thành Công ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, thời điểm HTX chưa thành lập trong vùng nước mặn quanh năm, việc liên kết sản xuất của bà con nông dân gặp nhiều khó khan, gieo hạt giống xuống gặp nước mặn tràn vào kể như vụ đó cầm chắc lỗ. Ngán ngại nhất là có thời điểm nước mặn ảnh hưởng đến cả nguồn nước ngầm từ việc khoan cây nước, khiến nguồn nước sinh hoạt cũng bị nhiễm mặn. Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé đi vào vận hành tạo điều kiện cho bà con làm ăn tập thể. Đó cũng là lí do HTX nông nghiệp Tân Thành Công có điều kiện ra đời. Ông Huỳnh Văn Tập, Giám đốc HTX nông nghiệp Tân Thành Công chia sẻ.

[BANG HUYNH VAN TAP]: “Từ khi nhà nước mình chủ trương làm cống ngăn mặn, 2-3 năm nay không còn nước mặn nữa thành ra năm nay mình làm tổ chức theo đúng lịch, bơm tưới tập thể, làm chung không làm nhỏ lẻ, sạ phải tập trung đồng loạt. Hồi xưa chưa có cống ngăn mặn, tháng này bà con mình làm phải đợi nước mưa, khi mà mưa rồi mới thả nước phèn xuống, nhằm khi mưa rồi mà hạn lại bà con mình xuống giống xong nước mặn tràn vô hư hao ảnh hưởng đến vụ hè thu này, đông xuân vô tháng 10 nước mặn bắt đầu tràn về nữa rồi”.

  • Công tác vận hành đảm bảo phát huy hiệu quả công trình

 

MC: Vâng thưa quý vị, theo dự báo tình hình thời tiết, khí hậu, thủy văn mùa khô 2023 - 2024 sẽ diễn biến phức tạp, khả năng cao phải đóng tất cả các cửa van cụm công trình cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô để vận hành trong trường hợp xâm nhập mặn sâu vào vùng ngọt. Do đó, Bộ NN-PTNT phê duyệt Quy trình vận hành tạm thời hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé để kiểm soát mặn, điều tiết nguồn nước cho khu vực dự án.

Và vào ngày 22/5 – 25/5 vừa qua, hệ thống cửa van cống Cái Lớn và Cái Bé được đóng hoàn toàn để vận hành diễn tập phòng chống thiên tai theo tình huống khẩn cấp. Theo đó toàn bộ 11 cửa van cống Cái Lớn và 2 cửa van cống Cái Bé đã lần lượt được vận hành đóng lại để phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn dâng cao trong mùa khô hạn nhằm phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh kế vùng dự án.

Quá trình diễn tập có sự phối hợp của các đơn vị khoa học liên quan thuộc Bộ NN-PTNT như: Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, Viện Kỹ thuật biển.

  • Thưa ông Lê Tự Do, Giám đốc Chi nhánh ĐBSCL Công ty TNHH Khai thác Thủy lợi Miền Nam trải qua quá trình diễn tập, những thông số kỹ thuật được ghi chép rất đầy đủ. Ông có thể thông tin về một số kết quả đạt được sau đợt diễn tập này và từ đó đơn vị đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì để Quy trình vận hành Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé trong thời gian tới được thuận lợi và đảm bảo đúng mục tiêu đề ra?

Ông Tự Do trả lời:………………..

 

  • Có thể nói công tác vận hành công trình đóng vai trò rất quan trọng, đứng ở góc độ địa phương, Ngô Thanh Toàn, Phó trưởng phòng Thủy lợi – Đê điều, Chi cục Thủy lợi Kiên Giang có những mong muốn cũng như đóng góp gì về công tác phối hợp trong công tác quản lý, vận hành Hệ thống thủy lợi Cái Lớn -Cái Bé?

Ông Thanh Toàn trả lời:……………….

  • Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé là công trình phục vụ và ảnh hưởng trực tiếp đời sống và sản xuất của bà con nông dân, Huỳnh Phước Nhuộm, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Dich vụ Nông nghiệp An Biên có thể bày tỏ mong muốn cũng như có đề xuất gì cho đơn vị vận hành ?

Ông Phước Nhuộm trả lời:………………..

Những ý kiến của ông Huỳnh Phước Nhuộm, nông dân có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất lúa ở tỉnh Kiên Giang, đã có những đánh giá rất thiết thực, Tôi tin rằng những mong muốn này đã được đơn vị vận hành tiếp nhận và đưa vào phương án vận hành trong thời gian tới.

  • Câu hỏi cuối cùng xin được dành cho ông Lê Tự Do, Giám đốc Chi nhánh ĐBSCL Công ty TNHH Khai thác Thủy lợi Miền Nam, trong thời gian tới đơn vị đã có những nghiên cứu cũng như lên phương án gì ứng phó trong các tình huống khẩn cấp đối với Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé?

Ông Tự Do trả lời:……………………..

 

 

MC: Thưa quý vị, chương trình đối thoại với chủ đề “Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé: Chủ động thích ứng, kiểm soát thuận thiên” đến đây xin được phép khép lại. Qua những chia sẻ, trao đổi vừa rồi, mong rằng trong thời gian tới đơn vị khai thác sẽ có những quy chế phối hợp vận hành hệ thống công trình thủy lợi này, đặc biệt là có sự trao đổi, phối hợp giữa các địa phương để chủ động và nắm các phương án sản xuất, mang lại hiệu quả sản xuất cho vùng hưởng lợi của dự án.

Xin cảm ơn các vị khách mời đã cùng tham gia chương trình. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm lắng nghe, mến chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Hệ thống Cái Lớn - Cái Bé: Chủ động thích ứng, kiểm soát thuận thiên

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được coi là 'siêu cống' lớn nhất Việt Nam, không chỉ phục vụ kiểm soát mặn 5 tỉnh bán đảo Cà Mau mà còn là điểm nhấn kiến trúc ở khu vực Miền Tây. Hệ thống khi đưa vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo an toàn nguồn nước sinh hoạt và chủ động trong sản xuất ở khu vực thượng lưu cống; chống xâm nhập mặn, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng.

Kim Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời sự

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm; Hơn 2 ngày khống chế cháy rừng ở Sin Suối Hồ; Hồ chứa 'no nước' khi bước vào mùa khô.

Tăng cường kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm
Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ
Thời sự

Trước khi đợt rét đậm, rét hại quay trở lại, miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi gió Đông Nam mang nhiều hơi ẩm, gây nên hiện tượng sương mù vào sáng sớm.

Thời tiết nông vụ ngày 21/01/2025: Bắc bộ mờ sương, nền nhiệt tăng nhẹ