Hồ Dầu Tiếng - Đảm bảo nguồn sống khu vực Đông Nam bộ

Được khởi công xây dựng từ năm 1981 và hoàn thành năm 1985 sau hơn bốn năm thi công, hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có nhiệm vụ điều tiết nước cho sông Sài Gòn và tưới nước trực tiếp cho hơn 172.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh cùng các tỉnh lân cận. Đây là công trình trọng điểm quốc gia và là túi giữ nước của cả vùng Đông Nam bộ.

Lê Bình  | 

Hồ Dầu Tiếng - Đảm bảo nguồn sống khu vực Đông Nam bộ

Tự động

Hồ Dầu Tiếng - Đảm bảo nguồn sống khu vực Đông Nam Bộ

Thưa quý vị và các bạn!

Thưa quý vị, Lê Bình đang đứng trong một không gian rất rộng lớn của công trình đầu mối - đập chứa nước hồ Dầu Tiếng. Xung quanh đây mênh mông nước. Mặc dù thời tiết Tây Ninh đang khá là oi bức nhưng với lợi thế gần hồ Dầu Tiếng thì như được xua tan cái nóng nực, tạo ra không khí khá mát mẻ.

Hồ Dầu Tiếng là công trình hồ nhân tạo lớn bậc nhất Đông Nam Á, với diện tích mặt nước lên tới 270km2. Đây là công trình trọng điểm quốc gia và là túi giữ nước của cả vùng Đông Nam Bộ. Hồ có nhiệm vụ phục vụ đa giá trị cho 5 tỉnh, thành ở khu vực Đông Nam Bộ là Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An và TP.HCM.

Từ đây đặt ra câu hỏi, các cơ quan quản lý từ TW đến địa phương cần phải làm gì để quản lý, vận hành hồ Dầu Tiếng ngày càng thêm hiệu quả?

Trong chương trình Đối thoại ngày hôm nay, Nông nghiệp Radio đã có cuộc thảo luận với các vị khách mời để làm rõ nội dung này.

Đến với chương trình, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời có mặt ngày hôm nay:

Trước tiên, xin trân trọng giới thiệu Ông Trần Quang Hùng - PTGĐ Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam, Kiêm GĐ chi nhánh Dầu Tiếng - Phước Hòa.

Kế tiếp, xin trân trọng giới thiệu Ông Trần Quang Vinh - Phụ trách Chi cục Thủy sản Tây Ninh.

Rất cảm ơn các vị khách mời đã nhận lời tham gia chương trình.

  • Thực trạng:

Thưa quý vị và các bạn, thưa các khách mời! Rõ ràng vai trò của Hồ Dầu Tiếng là rất lớn. Việc bảo vệ an toàn Hồ Dầu Tiếng không chỉ bảo vệ nguồn nước, bảo vệ An ninh quốc gia.

  • (CÔNG TY KHAI THÁC THỦY LỢI MIỀN NAM) Thưa ông Hùng, ông có thể chia sẻ về quy mô, vai trò của hồ Dầu Tiếng đối với tỉnh Tây Ninh?

Ông ..………………..

  • (CHI CỤC THỦY LỢI) Dạ thưa Ông Trần Quang Vinh - Phụ trách Chi cục Thủy lợi Tây Ninh - 2/3 diện tích Hồ Dầu Tiếng nằm trên địa bàn tỉnh và Tây Ninh đang được hưởng lợi từ công trình này?

Ông:…

Thưa quý vị buổi tạo đàm của chúng tôi tại hồ Dầu Tiếng, nơi đây đang tiến hành sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi dầu tiếng trước mùa mưa lũ nên không tránh khỏi những tiếng ồn từ máy móc, rất mong quý vị thính giả thông cảm.

 

  • Dạ thưa Ông Trần Quang Hùng - PTGĐ Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam, được biết ngoài việc cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất… hồ Dầu Tiếng còn đảm nhiệm giữ nước, cắt lũ cho cả vùng Đông Nam Bộ. Việc xả lũ là điều khó tránh khỏi, có thể tác động lên các khu vực hạ du. Về phía Công ty khai thác thủy lợi miền Nam đã có những quy chế phối hợp để giảm thiểu tối đa cho người dân?

Ông:…

Còn đối với ông Ông Trần Quang Vinh - Phụ trách Chi cục Thủy lợi Tây Ninh, địa phương đã có những biện pháp nào để tránh ảnh hưởng từ những hoạt động nhằm tránh ảnh hưởng từ thiên tai như thế này?

Thưa quý bà con,

Định hướng phát triển ngành thủy lợi Việt Nam, tầm nhìn 2050 được Bộ NN-PTNT xác định là phát triển thủy lợi bền vững. Qua đó, đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp về tưới tiêu, phục vụ dân sinh, công nghiệp, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường... Hồ Dầu Tiếng cũng không nằm ngoài cuộc. Mời quý vị khách mời và thính giả cùng theo dõi phóng sự sau để hiểu rõ hơn về việc phát huy vai trò đa mục tiêu tại Hồ Dầu Tiếng.

(nhạc cắt)

Hồ Dầu Tiếng - phát huy tối đa công năng công trình thế kỷ

Đến hồ Dầu Tiếng vào thời điểm này, những con mưa đang bắt đầu dày và nặng hạt, báo hiệu mùa mưa đã bắt đầu. Toàn bộ hồ chứa được bao bọc bởi hệ thống đê điều khang trang, hiện đại, hệ thống dẫn nước từ công trình tỏa đi tứ phương.

Hồ Dầu Tiếng được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, hơn 35 năm quản lý vận hành và khai thác, cấp nước tưới cho sản trên 116 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp, đồng thời tái tạo nguồn cho trên 90 ngàn ha ven sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông cùng các cụm khu công nghiệp và nước sinh hoạt cho hàng triệu người. Qua đó, đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện điều kiện môi trường cho những vùng hưởng lợi….

- PV người dân thụ hưởng (nhờ có nước sản xuất ra sao)

Trong thời gian tới, lĩnh vực thủy lợi đặt mục tiêu phát triển theo hướng hiện đại, linh hoạt, bảo đảm cấp nước cho dân sinh, các ngành kinh tế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia.

- PV Công ty TNHH MTV KTTL Miền Nam (kết quả công ty thực hiện thủy lợi đa mục tiêu, phương hướng)

Bảo vệ hồ chính là bảo vệ nguồn sống không chỉ với tỉnh Tây Ninh mà còn tác động nhiều tỉnh thành trong khu vực. Để làm được điều đó, ngoài trách nhiệm của đơn vị quản lý, đòi hỏi có sự vào cuộc của Cấp ủy chính quyền và người dân địa phương, chung tay bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, bảo vệ hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh.

(nhạc cắt)

Rõ ràng đa giá trị, đa mục tiêu hồ thủy lợi đang là xu hướng. Sang phần

  • (CÔNG TY KHAI THÁC THỦY LỢI MIỀN NAM) Trở lại với chương trình, ông cho biết, ngoài cung cấp nước, hiện chúng ta cũng đang có các hoạt động hướng tới đa mục tiêu, ngoài các phần việc đã thực hiện, công ty còn chú trọng phát triển những loại hình nào khác (du lịch chẳng hạn)? Và khi phát triển như thế thì chắc hẳn trách nhiệm cũng càng lớn hơn?

Ông…………………..

Trước tiên, xin trân trọng giới thiệu Ông Trần Quang Hùng - PTGĐ Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam, Kiêm GĐ chi nhánh Dầu Tiếng - Phước Hòa.

Kế tiếp, xin trân trọng giới thiệu Ông Trần Quang Vinh - Phụ trách Chi cục Thủy lợi Tây Ninh.

 

  • (CHI CỤC THỦY LỢI TÂY NINH) Thưa ông, Tây Ninh là địa bàn thụ hưởng trực tiếp từ công trình, để phát huy tối đa hiệu quả công trình, phía Ngành thủy lợi địa phương đã có kế hoạch như thế nào, kì vọng ra sao?

Ông…………………..

Vâng, một lần nữa xin cảm ơn ý kiến của các vị khách mời!

Thưa quí vị và các bạn, trong chuyến thăm và làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh và Công ty TNHH MTV KTTL Miền Nam mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng: Cần phải phê duyệt lại nhiệm vụ của công trình Hồ Dầu Tiếng. Công trình được xác định là đa mục tiêu, đa nhiệm vụ.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu bất  thường và thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, yêu cầu công tác thủy lợi là đổi mới căn bản, bền vững để phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của hệ thống công trình thủy lợi nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, bảo vệ hoạt động sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh.

Đến đây, chương trình Đối thoại với chủ đề “Hồ Dầu Tiếng - đảm bảo nguồn sống khu vực Đông Nam Bộ” được khép lại. BTV Lê Bình xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cảm ơn quý thính giả quan tâm lắng nghe.

Thân ái chào và hẹn gặp lại!

Tự động

Hồ Dầu Tiếng - Đảm bảo nguồn sống khu vực Đông Nam bộ

Được khởi công xây dựng từ năm 1981 và hoàn thành năm 1985 sau hơn bốn năm thi công, hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có nhiệm vụ điều tiết nước cho sông Sài Gòn và tưới nước trực tiếp cho hơn 172.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh cùng các tỉnh lân cận. Đây là công trình trọng điểm quốc gia và là túi giữ nước của cả vùng Đông Nam bộ.

Lê Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; Diện tích rừng nâng mức báo động ở Cà Mau có thể lên đến gần 40.000 ha.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 3/5/2024: Tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì
Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã
Thời sự

Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã; Việt Nam phát triển nuôi biển theo 4 vùng chính; Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn.

Bản tin Thủy sản ngày 3/5/2024: Hơn 10 tấn cá lồng chết bất thường trên sông Mã