Hợp tác ASEAN tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững

Hợp tác ASEAN tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững; Quảng Nam: Sản lượng thủy sản được giám sát chỉ đạt 30%; Sửa chữa 13 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Quỳnh Anh  | 12:21 28/10/2024

Hợp tác ASEAN tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững

Tự động

Hợp tác ASEAN tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững

SỐ  – 127 –

Kịch bản; Dựng; Biên tập: Xuân Hào, Quỳnh Anh

Kỹ thuật: : Bình Thành – DũngSEO

Đồ họa: Khánh Thiện

MC1: Tùng Sơn

MC2: Anh Quỳnh

Nhạc hiệu (25 giây)

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Hợp tác ASEAN tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững
  • Ngành trồng trọt tập trung ứng phó với bão số 6
  • Thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
  • Tiền Giang lần đầu xuất khẩu dừa tươi chính ngạch sang Trung Quốc
  • Hơn 1.100ha lúa, hoa màu vùng Đồng Tháp Mười ảnh hưởng do mưa lớn
  • Quảng Nam: Sản lượng thủy sản được giám sát chỉ đạt 30%
  • Sửa chữa 13 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
  • Đắk Nông chuyển sang trồng tiêu đạt chất lượng cao và bền vững

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Hợp tác ASEAN tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững

Thưa quý vị và bà con, Chia sẻ tại Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 46 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhìn nhận trong năm 2024, hợp tác lương thực thực phẩm, nông lâm nghiệpASEAN đang được triển khai có hiệu quả và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp bền vững và phát thải thấp. Thứ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam đang tham gia tích cực và có trách nhiệm vào hợp tác lương thực thực phẩm, nông lâm nghiệp trong ASEAN. Đồng thời tin tưởng rằng hợp tác lương thực thực phẩm, nông lâm nghiệp ASEAN sẽ tạo ra động lực và cơ hội mới để hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và phát thải thấp, đảm bảo an ninh lương thực cho toàn khu vực. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Ngành trồng trọt tập trung ứng phó với bão số 6

Trước dự báo về ảnh hưởng của bão số 6, ngành trồng trọt có nguy cơ thiệt hại nặng. Do đó Cục Trồng trọt đề nghị ngành nông nghiệp các tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ khẩn trương tập trung ứng phó, đồng thời hướng dẫn nông dân tập trung máy móc thiết bị, nhân lực nhanh chóng thu hoạch lúa còn trên đồng với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Đối với rau màu, nông dân cần tập trung thu hoạch những diện tích đã đến thời kỳ thu hoạch. Chủ động kiểm tra, thoát nước kịp thời diện tích thiệt hại nhẹ. Những diện tích chưa đến kỳ thu hoạch bị bão gây thiệt hại không có khả năng phục hồi thì sau khi nước rút, tiến hành thu gom, tiêu hủy và tranh thủ thời tiết thuận lợi chuẩn bị đất để gieo trồng lại những loại rau ngắn ngày, rau chịu nước để cung cấp kịp thời cho thị trường khi giáp vụ.

  • Thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Trong tuần qua, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.  Tổng kết Hội thảo, Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang Ngô Minh Long đánh giá, thông qua 7 mô hình thí điểm Đề án, có thể thấy việc áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp đã cho hiệu quả về năng suất, chất lượng lúa gạo. Thời gian tới, ngành nông nghiệp Hậu Giang tiếp tục thực hiện hiện quả đề án, đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp tham gia Đề án ký kết hợp đồng liên kết với các HTX, đào tạo tập huấn, chuyển giao cho nông dân trồng lúa và HTX biện pháp canh tác bền vững.

  • Tiền Giang lần đầu xuất khẩu dừa tươi chính ngạch sang Trung Quốc

Sỏ Công thương tỉnh Tiền Giang mới đây đã tổ chức “Lễ khởi hành chuyến xe đầu tiên vận chuyển dừa tươi Tiền Giang xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc”. Lô hàng lần này gồm 3 container trái dừa tươi, được thu mua tại vùng trồng ở huyện Chợ Gạo, có đăng ký mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, trọng lượng mỗi trái đạt từ 1,3kg trở lên. Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu dừa sang Trung Quốc, doanh nghiệp xuất khẩu lần này đã xây dựng và cung cấp ra thị trường giải pháp vận chuyển dừa tươi bằng container lạnh tự hành thế hệ mới, đảm bảo ổn định nhiệt độ và độ ẩm trong suốt hành trình. Khách hàng Trung Quốc có thể giám sát nhiệt độ, độ ẩm trong container từ xa liên tục 24/7.

  • Hơn 1.100ha lúa, hoa màu vùng Đồng Tháp Mười ảnh hưởng do mưa lớn

Trong tuần qua, trên địa bàn Long An xuất hiện mưa lớn kéo dài diện rộng, kết hợp với lũ lên nhanh gây thiệt hại cho lúa, hoa màu, cây ăn quả của người dân các huyện vùng Đồng Tháp Mười. Qua thống kê, các huyện vùng Đồng Tháp Mười có hơn 1.100 ha bị ảnh hưởng, trong đó diện tích bị thiệt hại mất trắng hơn 700ha tại các huyện Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường và huyện Thạnh Hóa. Ngoài ra, Long An còn có hơn 11.800ha lúa, hoa màu, cây ăn quả có nguy cơ bị ảnh hưởng ngập úng. Qua khảo sát thực tế, UBND tỉnh Long An cho rằng nguyên nhân chính gây ngập úng là mưa lớn kết hợp lũ và triều cường; đồng thời, các địa phương và người dân vẫn còn chủ quan trong gia cố đê bao. Bên cạnh đó, việc kiểm soát các cống ngang đê chưa được thực hiện tốt.

  • Quảng Nam: Sản lượng thủy sản được giám sát chỉ đạt 30%

Với trên 3.300 tàu lớn nhỏ, mỗi năm, ngư dân Quảng Nam khai thác trung bình khoảng 90.000 - 100.000 tấn hải sản các loại. Mặc dù vậy, hiện nay, số lượng hải sản được giám sát trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 30%, một con số tương đối thấp. Phần lớn các sản phẩm đánh bắt chỉ được giám sát tại cảng cá Tam Quang đặt tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành. Bởi đây là cảng cá duy nhất của tỉnh được Bộ NN-PTNT chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản. Từ đầu năm đến nay, tại cảng cá Tam Quang có gần 2.800 lượt tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản với sản lượng gàn 8.800 tấn. Ngành chức năng đã cấp 10 giấy xác nhận nguồn gốc hải sản cho doanh nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu, chủ yếu là cá ngừ sọc dưa.

  • Sửa chữa 13 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn

Theo thống kê của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang, trận mưa lũ lịch sử trung tuần tháng 9 đã làm 13 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng. Với mục tiêu khẩn trương cấp lại nước sớm nhất cho người dân, Trung tâm đã yêu cầu Ban Quản lý các công trình cấp nước tỉnh hợp tác với các doanh nghiệp cung cấp vật tư, thiết bị khẩn trương khắc phục các sự cố tại các công trình. Đồng thời chỉ đạo các Tổ cấp nước thực hiện nạo vét đất đá tại đập thu nước đầu nguồn, khơi thông dòng chảy; xử lý, thay thế vật tư, đường ống bị hỏng, cuốn trôi tại các công trình gặp sự cố. Hiện các công trình cơ bản được khắc phục tạm thời, hoạt động trở lại. Nhưng do nguồn kinh phí hạn chế, còn 4 công trình chưa thể khắc phục hoàn toàn.

  • Đắk Nông chuyển sang trồng tiêu đạt chất lượng cao và bền vững

Theo Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030, tỉnh Đắk Nông duy trì diện tích trồng hồ tiêu khoảng 33.600 ha, sản lượng đạt khoảng 60.000 tấn. Đắk Nông sẽ thực hiện chuyển từ trồng tiêu với mục đích đạt năng suất cao sang đạt chất lượng cao và bền vững. Cụ thể, chuyển đổi diện tích hồ tiêu già cỗi, kém chất lượng, không thích nghi sang các cây trồng khác có tiềm năng thích nghi đến năm 2030 khoảng 950 ha. Hình thành và phát triển thêm 1 vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, nâng tổng số vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao toàn tỉnh lên thành 3 vùng với diện tích đạt trên 1.800 ha. Đồng thời địa phương cũng mở rộng diện tích sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ dự kiến đạt khoảng 950 ha.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, nhận thức tầm quan trọng của nông nghiệp bền vững, quản lý rừng bền vững, khử carbon và số hóa trong khu vực ASEAN, Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 46 diễn ra mới đây kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện các chính sách lương thực thực phẩm, nông nghiệp, lâm nghiệp bền vững và tuần hoàn đã được ASEAN thông qua. Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc tăng cường hợp tác, đổi mới sáng tạo và khả năng phục hồi trong các lĩnh vực lương thực thực phẩm, nông lâm nghiệp. Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh:

Băng

Linh Linh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Hợp tác ASEAN tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững

Hợp tác ASEAN tạo động lực phát triển nông nghiệp bền vững; Quảng Nam: Sản lượng thủy sản được giám sát chỉ đạt 30%; Sửa chữa 13 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Thời sự

Từng giọt mồ hôi trên cánh đồng, từng câu chuyện chúng ta kể với nông dân, từng bước đi của hệ thống khuyến nông đều góp phần làm nên một nền nông nghiệp bền vững.

Thư Bộ trưởng Lê Minh Hoan gửi hệ thống khuyến nông
Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển
Thời sự

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; Hơn 40 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan tới độc tố tự nhiên; Giá dừa khô nguyên liệu tăng gấp đôi năm ngoái.

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển