Công tác đào tạo nghề ở các vùng nông thôn của tỉnh Gia Lai đang được xem là ‘sứ giả’ giúp người dân tiếp cận những kiến thức về sản xuất nông nghiệp, từng bước phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình.
‘Sứ giả’ giúp người dân vùng nông thôn phát triển kinh tế
Sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động, chị Sonh (làng Đăk Mong, xã Đăk Krong, huyện Đăk Đoa) trở về quê hương với dự định tiếp nối gia đình phát triển nghề chăn nuôi. Tuy nhiên, chị Sonh cũng như nhiều phụ nữ khác ở làng Đăk Mong đang gặp khó khăn khi vốn kiến thức về nghề này còn hạn chế. Nhận thấy điều đó, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đăk Đoa đã hỗ trợ mở lớp dạy kỹ thuật chăn nuôi heo cho các chị em phụ nữ trong vùng.
Với người dân làng Đắk Mong, đây được xem là điểm tựa cho họ phát huy lợi thế để phát triển về chăn nuôi, làm chủ kinh tế kinh tế gia đình.
Phỏng vấn chị Sonh (Làng Đăk Mong, xã Đăk Krong, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai):
Chưa học khoá này thì tôi chưa biết kỹ thuật, làm chuồng trại nuôi heo như thế nào. Sau khi học 3, đến 4 thì tôi đã biết đã biết được những kiến thức cơ bản để có thể áp dụng vào cuộc sống đời thường. Sau khi học xong tôi cũng muốn về áp dụng cho gia đình để tạo thu nhập.
Từ các buổi học, những kiến thức chăn nuôi heo đều được người dân ghi chép một cách một cách tỉ mỉ. Từ người trẻ đến trung niên, ai cũng bỡ ngỡ vì cách làm của gia đình từ trước đến nay không giống như những gì đã được học. Phương pháp giảng dạy hiện nay chú trọng nhiều vào thực hành đã giúp nhiều người dễ hiểu, nắm bắt nhanh hơn.
Giáo viên Phạm Văn Trang, Cán bộ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai:
Trong quá trình học, thì đối với giảng viên cố gắng truyền đạt kiến thức cơ bản nhất trong quá trình dạy học vừa thực tiễn vừa thực hành. Trao đổi trực tiếp để bà con hiểu hơn về kỹ thuật chăn nuôi để bà con biết mà áp dụng trong thực tiễn. Cũng mong địa phương tăng cường tuyên truyền kiến thức để bà con biết áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi đảm bảo về môi trường, phòng chống dịch, đồng thời tăng cường cho đi học hỏi kinh nghiệm để bà con áp dụng vào mô hình sản xuất của mình.
Cùng với xã Đăk Krong, thời năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đăk Đoa đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, hàng trăm lao động sau khi học nghề đã tự tạo được việc làm tại địa phương hoặc được tư vấn giới thiệu việc làm ở các doanh nghiệp.
Phỏng vấn Bà Nguyễn Đinh Thị Mỹ Lai, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai:
Chúng tôi xác định đào tạo nghề là một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế địa phương gia đoạn 2021-2026. Khi được trang bị kiến thức, thì được thầy giáo giảng viên hướngdẫn thì có thể áp dụng vào hộ gia đình. Mục tiêu là tăng thu nhập hộ gia đình, thay đổi nhận thức của người lao động nông thôn. Đem lại kết quả thay đổi nhận thức và tăng được thu nhập cho bà con ở các làng đặc biệt khó khăn.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang mang lại những kết quả thiết thực, thực sự trở thành “sứ giả” giúp người dân phát triển kinh tế. Mỗi một lớp học đều trang kiến thức cơ bản, giúp người lao động tìm được việc làm ổn định, giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống.