Hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý nhân dân vùng động đất

Hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý nhân dân vùng động đất; Thủy điện Hòa Bình đóng thêm một cửa xả đáy; Gần 600ha dừa nhiễm sâu đầu đen.

Quỳnh Anh  | 08:46 31/07/2024

Hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý nhân dân vùng động đất

Tự động

Hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý nhân dân vùng động đất

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 31/7 sẽ có những nội dung chính sau: Hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý nhân dân vùng động đất; Thủy điện Hòa Bình đóng thêm một cửa xả đáy; Gần 600ha dừa nhiễm sâu đầu đen .

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 31/7/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Logo Nong nghiệp 24h

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý nhân dân vùng động đất

Thưa quý vị và bà con, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, chủ động khắc phục hậu quả động đất tại địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Công điện nêu, trong các ngày 28 và 29/7 đã liên tiếp xảy ra nhiều trận động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tumgây một số thiệt hại về nhà ở, ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi đến nhân dân khu vực bị ảnh hưởng và yêu cầu: UBND tỉnh Kon Tum và các địa phương trong khu vực, thông tin kịp thời về động đất và dư chấn, hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý cho nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng, nhất là đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ NN-PTNT và Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo triển khai công tác ứng phó, cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất.

  • Thủy điện Hòa Bình đóng thêm một cửa xả đáy

Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã yêu cầu Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình đóng 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình từ 11h ngày hôm qua, 30/7. Đồng thời, yêu cầu Công ty Thủy điện Hòa Bình tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa kịp thời báo cáo về bộ. Trước đó, vào các ngày 25 và 29/7, hồ thủy điện Hòa Bình cũng đã đóng 2 cửa xả đáy. Như vậy, sau 11h hôm qua, hồ Hòa Bình còn mở 1 cửa xả đáy.

  • Gần 600ha dừa nhiễm bệnh sâu đầu đen

Thời gian gần đây, dịch bệnh sâu đầu đen tại tỉnh Bến Tre bùng phát trở lại làm nhiều vườn dừa giảm năng suất, một số cây chết phải đốn bỏ. Từ đầu năm đến nay, diện tích dừa nhiễm sâu đầu đen trên địa bàn tỉnh là gần 600 ha. Theo Sở NN-PTNT Bến Tre, nắng nóng từ đầu năm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài dịch hại, đặc biệt là sâu đầu đen khiến diện tích dừa bị nhiễm tăng. Sở đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp các địa phương tăng cường công tác điều tra để kịp thời phát hiện, khoanh vùng diện tích dừa bị sâu đầu đen tấn công nhằm thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp và triển khai một số giải pháp sớm ngăn chặn việc lây lan sâu đầu đen cũng như tiếp tục kiểm soát tốt đối tượng sâu hại này trên địa bàn tỉnh.

  • Thu hoạch nhanh lúa hè thu để tránh thất thoát do mưa bão

Thời điểm này, nông dân tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đang thu hoạch rộ lúa vụ Hè Thu 2024. Hiện giá lúa vẫn ổn định so với đầu vụ, dao động từ 7.200-7.800 đồng/kg tùy giống, nông dân có lợi nhuận từ 25-38 triệu đồng/ha. Thông tin từ Sở NN-PTNT Long An, vụ lúa Hè thu năm nay, toàn tỉnh gieo sạ trên 218.400ha. Do ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn ở các huyện phía Nam nên thời gian gieo sạ tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười và các huyện phía Nam chênh lệch khoảng 2 tháng. Dự kiến, vụ hè thu sẽ thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 9. Tuy nhiên, hơn 2 tuần trở lại đây do thời tiết bất lợi, để bảo vệ diện tích lúa hè thu trước mưa, bão, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân các địa phương tranh thủ thời tiết nắng ráo tiến hành thu hoạch nhanh nhằm hạn chế thất thoát.

  • Lào Cai chỉ có 5 cơ sở giết mổ gia súc quy mô nhỏ được kiểm dịch

Thống kê của ngành nông nghiệp Lào Cai, toàn tỉnh có 5 cơ sở giết mổ gia súc quy mô nhỏ được cơ quan thú y thực hiện kiểm dịch giết mổ. Tại các cơ sở này, có 65 hộ thực hiện giết mổ gia súc để kinh doanh. Tuy nhiên, còn rất nhiều điểm giết mổ nhỏ lẻ hoạt động chui, không có sự kiểm soát. Hiện, nhu cầu giết mổ gia súc để kinh doanh trên địa bàn tỉnh là 595 con lợn, 17 con trâu bò, ngựa mỗi ngày. Trong đó, số lượng được cơ quan thú y kiểm tra, kiểm soát đóng dấu kiểm soát giết mổ, cấp tem vệ sinh thú y là hơn 100 con lợn, mới chiếm 18% số lợn giết mổ trên địa bàn. Hiện, Lào Cai có 357 hộ giết mổ gia súc tại hộ gia đình để kinh doanh. Các hộ này đều không được cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ NN-PTNT.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, tháng 6/2023, EU ban hành quy định EUDR cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng vào thị trường này nếu quá trình sản xuất các mặt hàng gây mất rừng. Trong 7 nhóm hàng bị ảnh hưởng, tại Việt Nam chủ yếu có 3 nhóm, gồm gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, cà phê. Xác định, EUDR là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam tham gia thực hiện trách nhiệm về phát triển bền vững, ngành nông, lâm nghiệp đã nhanh chóng có những kế hoạch hành động để thích ứng với EUDR. Trong đó, với vai trò là nền tảng để đánh giá EUDR cho các ngành hàng, lĩnh vực lâm nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp. Ông Trương Tất Đơ, Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Cục Lâm nghiệp chia sẻ về quy định của EUDR và lộ trình thực hiện tại nước ta.

Băng:

Bảo Thắng

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 31/7/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự Hội nghị triển khai Nghị định số 91 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Sau đó, Nghe Đề án tổng về phòng, chống sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long.

  Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Kiểm tra IUU và Kiểm tra triển khai tiến độ dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

  Thứ trưởng Trần Thanh Nam Họp Hội đồng thẩm định Trung ương xét công nhận Huyện Nông thôn mới - Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Sau đó đi công tác tại tỉnh Hòa Bình.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Dự buổi làm việc của Đồng chí Thường trực Ban Bí thư với Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. Sau đó, nghe Đề án "Tổng về phòng, chống sụt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long"

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị dự Hội nghị phổ biến Nghị định số 91 năm 2024 của Chính phủ. Sau đó, Trao Kỷ niệm chương kết hợp tiếp Giám đốc Ngân hàng Tái thiết Đức chào xã giao trước khi kết thúc nhiệm kỳ.

  Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Tham gia Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý nhân dân vùng động đất

Hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm lý nhân dân vùng động đất; Thủy điện Hòa Bình đóng thêm một cửa xả đáy; Gần 600ha dừa nhiễm sâu đầu đen.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 13/11/2024: Bắc bộ khô hanh, đề phòng cháy rừng
Thời sự

Bắc bộ khô hanh, độ ẩm không khí thấp kết hợp lượng vật liệu cháy rất lớn do cây rừng bị gãy đổ sau bão số 3 tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao.

Thời tiết nông vụ ngày 13/11/2024: Bắc bộ khô hanh, đề phòng cháy rừng
Công nghệ sinh học giúp chẩn đoán, phòng ngừa sớm dịch bệnh động vật
Thời sự

Công nghệ sinh học giúp chẩn đoán, phòng ngừa sớm dịch bệnh động vật; Cả nước xảy ra hơn 1.400 ổ dịch tả lợn châu Phi; Cam Vũ Quang đầu mùa giá cao.

Công nghệ sinh học giúp chẩn đoán, phòng ngừa sớm dịch bệnh động vật