Khánh Hòa điều tiết nước hợp lý cho sản xuất vụ hè thu
Trước tình trạng khô hạn kéo dài, căn cứ nguồn nước hiện có tại các công trình và dự báo tình hình thời tiết, lượng nước về các hồ trong thời gian tới, đơn vị quản lý công trình thủy lợi tại Khánh Hòa đã lên phương án điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong vụ hè thu hợp lý, tiết kiệm nhằm đảm bảo theo kế hoạch, tránh thiệt hại cây trồng của bà con nông dân.
Kim Sơ | 12:10 09/07/2023
Khánh Hòa điều tiết nước hợp lý cho sản xuất vụ hè thu
MC 1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.
Thưa quý vị và bà con, thời gian qua do nắng nóng kéo dài, không có mưa bổ sung, nhiều hồ thủy lợi trên cà nước phải đối mặt với tình trạng mực nước giảm sâu, không đảm bảo nước tưới. Tại Khánh Hòa, trước diễn biến thời tiết như vậy, căn cứ nguồn nước hiện có tại các công trình và dự báo tình hình thời tiết, lượng nước về các hồ trong thời gian tới, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa đã lên phương án điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong vụ hè thu hợp lý, tiết kiệm nhằm đảm bảo theo kế hoạch, tránh thiệt hại cây trồng của bà con nông dân.
Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng đến với ghi nhận của phóng viên Kim Sơ về nội dung này.
MC 2:
Chúng tôi có mặt tại thôn Tân Quang, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa những ngày này, chứng kiến cánh đồng sản xuất lúa rộng gần 100ha đang khô khát, ngưng sản xuất trong vụ hè thu. Cùng với đó hệ thống kênh mương trơ đáy, không có giọt nước nào là những minh chứng cho thấy, tình trạng không có mưa bổ sung đã diễn ra thời gian dài tại khu vực này. Chị Nguyễn Thị Hoa, một người dân ở thôn Tân Quang, xã Ninh Quang cho chúng tôi rõ hơn về tình hình sản xuất thời gian này
Băng chị Nguyễn Thị Hoa 19 s
MC 2:
Có dung tích hơn 9,5 triệu m3 nước, hồ SUối Trầu, ở xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có nhiệm vụ phục vụ nước tướ sản xuất 2 vụ mỗi năm cho hơn 473 ha mỗi vụ tại địa bàn các xã: Ninh Xuân, Ninh Quang, Ninh Bình, Ninh Tân, Ninh Hưng và hỗ trợ cho 255ha - vụ đông xuân thuộc hệ thống thủy lợi đập dâng Đồng Tròn. Tuy nhiên thời điểm này, mực nước hồ Suối Trầu ngày càng xuống thấp do những tháng vừa qua lượng mưa rất ít. Ông Đặng Văn Thắng, Phó trưởng Văn phòng đại diện Ninh Hòa thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa cho biết.
băng ông Thắng 29 s
MC 2:
Không chỉ Suối Trầu mà các hồ ở phía Nam của tỉnh Khánh Hòa như Am Chúa, Cây Sung thuộc huyện Diên Khánh và đập dâng Hàm Rồng, thị xã Ninh Hòa cũng không đảm bảo nguồn nước tưới, buộc đơn vị quản lý cắt giảm sản xuất trong vụ hè thu.
Ông Phạm Lựa, Phó Giám đốc Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa cho biết, hiện đơn vị quản lý 18 hồ chứa với tổng dung tích thiết kế hơn 212 triệu m3, 32 đập dâng và 3 trạm bơm. Từ đầu năm nay do diễn biến thời tiết phức tạp, trời không có mưa, nắng nóng kéo dài nên mực nước các hồ chứa dao động từ 58-90% dung tích thiết kế.
Trong khi đó, theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung bộ, dự báo từ tháng 5-7/2023, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, nắng nóng có xu hướng gia tăng hơn và ảnh hưởng trên toàn tỉnh. Từ tháng 8, nắng nóng tiếp tục xảy ra diện rộng và khả năng kéo sang đầu tháng 9/2023 nhưng với cường độ giảm dần. Nhiệt độ trung bình ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 0,7 - 1 độ C. Tổng lượng mưa các nơi có khả năng thấp hơn từ 10-15% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Băng ông lựa 31 s
MC 1:
Vâng thưa quý vị, bên cạnh những giải pháp vừa đưa ra, được biết, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa cũng đã chỉ đạo các Chi nhánh, Văn phòng đại diện thường xuyên kiểm tra công tác quản lý điều tiết nước tưới cho từng hệ thống kênh hợp lý, không để thất thoát, lãng phí nước trong vụ hè thu. Cùng với đó là phân công công nhân quản lý túc trực thường xuyên trên hệ thống tưới, cũng như phối hợp chặt chẽ với các đơn vị dùng nước để kiểm tra điều tiết lấy nước, sử dụng nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Xây dựng phương án chống hạn cho các công trình có khả năng thiếu nưới vào cuối vụ, về nguồn nước bơm và vị trí bơm khi xảy ra hạn. Với những giải pháp đã, đang và sẽ được triển khai bằng tinh thần sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, không lãng phí, tin rằng, bà con sẽ có một vụ mùa thắng lợi.
MC 2
Bây giờ, mời quý vị và bà con cũng điểm qua một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Thủy lợi vừa diễn ra trên cả nước.
MC 1:
Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 67 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật thủy lợi. Cụ thể, Nghị định sửa đổi, bổ sung nguyên tắc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và công trình được cấp phép, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của công trình thủy lợi, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan, phù hợp với nguyên tắc sử dụng công trình đa mục tiêu, sử dụng tổng hợp đất đai, quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước theo quy định tại Luật Thủy lợi, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan; đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
MC 2:
Vụ hè thu 2023, toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế gieo cấy khoảng 27.000 ha cây trồng, trong đó hơn 2.000 ha nằm trong diện có nguy cơ thiếu nước, ảnh hưởng đến năng suất. Để chủ động ứng phó với hạn hán, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng do thời tiết bất lợi gây ra, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên - Huế đã tích cực thực hiện phương án chống hạn. Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí. Do đó, Công ty đã đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ hơn 14,5 tỷ đồng, gồm kinh phí bơm điện, bơm dầu vượt định mức, lắp đặt các trạm bơm tạm, bơm chuyền, nạo vét các tuyến sông, hói nội đồng, lòng hồ, các tuyến kênh chính dẫn nước, vớt bèo khơi thông dòng chảy, đắp tạm bờ bao, bờ vùng, nâng cấp sửa chữa các công bảo đảm chống hạn hiệu quả.
MC 1:
Sau gần 20 tháng thi công, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng hoàn thành 2 công trình ngăn mặn, trữ ngọt có quy mô lớn ven sông Tiền là cống Rạch Gầm và Phú Phong, thuộc huyện Châu Thành. Đây là 2 trong 6 công trình thủy lợi ven sông Tiền, có tổng mức đầu tư hơn 846 tỷ đồng. Đối với 4 cống còn lại thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, tiến độ đã đạt từ 80%-98% và sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng trong tháng 8 năm nay. Các công trình ngăn mặn này hoàn thành sẽ giúp hàng chục nghìn hộ dân ở 2 huyện Cai Lậy, Châu Thành kiểm soát được nguồn nước ngọt, nhằm ổn định sản xuất nông nghiệp vùng trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế ca. Đồng thời, chủ động chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng biến với đổi khí hậu.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.
Khánh Hòa điều tiết nước hợp lý cho sản xuất vụ hè thu
Trước tình trạng khô hạn kéo dài, căn cứ nguồn nước hiện có tại các công trình và dự báo tình hình thời tiết, lượng nước về các hồ trong thời gian tới, đơn vị quản lý công trình thủy lợi tại Khánh Hòa đã lên phương án điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong vụ hè thu hợp lý, tiết kiệm nhằm đảm bảo theo kế hoạch, tránh thiệt hại cây trồng của bà con nông dân.
Kim Sơ
Tin liên quan
Các chương trình
Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.