Kiểm lâm Tây Ninh: 50 năm một chặng đường
Gần 50 năm hình thành và phát triển, mặc dù có nhiều thay đổi về tổ chức trong từng giai đoạn nhất định, có khó khăn thách thức về nhiều mặt, song, lực lượng Kiểm lâm Tây Ninh đã không ngừng trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, rừng được bảo vệ ổn định và ngày càng phát triển về số lượng lẫn chất lượng.
Trần Trung - Lê Bình | 14:25 20/05/2023
Kiểm lâm Tây Ninh: 50 năm một chặng đường
MC 1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trợ lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển Lâm nghiệp.
Thưa quý vị và bà con, Nằm trong vùng kinh tế trong điểm phía Nam, vùng kinh tế sôi động nhất cả nước, những năm qua, kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh có bước phát triển vượt bậc, đem lại sự phồn vinh cho mọi tầng lớp nhân dân. Và để có được thành công đó, giải pháp quan trọng mà Tây Ninh đã thực hiện là sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Trong đó, bảo vệ môi trường rừng là nhiệm vụ quan trọng được cấp ủy, chính quyền và nhân dân nơi đây đặc biệt quan tâm.
MC 2:
Thưa quý vị và bà con, với tổng diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên 73.000ha, xây dựng và phát triển lực lượng kiểm lâmlà điều quan trọng để Tây Ninh gìn giữ “lá phổi xanh” của trái đất. 47 năm hình thành và phát triển, mặc dù có nhiều thay đổi về tổ chức trong từng giai đoạn nhất định, có khó khăn thách thức về nhiều mặt, song, lực lượng Kiểm lâm Tây Ninh đã không ngừng trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, rừng được bảo vệ ổn định và ngày càng phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Bà Trần Thị Ngân Hà Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Tây Ninh nhấn mạnh:
Băng 1:
“Chúng tôi tôi chuẩn bị tổ chức 50 năm ngày thành lập lực lượng kiểm thâm, thì trong suốt quá trình hình thành, phát triển, thành quả lớn nhất của chúng tôi là bảo vệ nguyên trạng rừng hiện có đã được phê duyệt từ trước đến nay để làm giàu rừng, cái thứ 2 là xử lý được hầu hết các diện tích đã bị lấn chiếm trước đây và đưa vào trồng rừng theo đúng quy hoạch, kế hoạch”.
MC 2:
Thưa quý vị, bảo vệ và phát triển rừng
không chỉ mang lại hiệu quả điều hòa không khí, bảo tồn sự đa dạng sinh học mà còn bảo vệ nguồn nước, chống sói mòn, sạt lở đất, hạn chế thiên tai. Và tại Tây Ninh, công tác bảo vệ rừng cũng gắn liền với bảo vệ nguồn nước của Hồ Dầu Tiếng, một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, công trình trọng điểm quốc gia và là túi giữ nước của cả vùng Đông Nam bộ. Bảo vệ hồ Dầu Tiếng được xem là nhiệm vụ tối quan trọng và bảo vệ rừng đầu nguồn hồ Dầu Tiếng là bảo vệ nguồn nước cho sự sống của cả khu vực này.
Thành lập vào năm 2010, Ban quản lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng được giao bảo vệ trên 33.000 ha rừng. Xác định rừng đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, là lá chắn ngăn chặn lũ quét, lũ ống… Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, đơn vị đã chủ động tham mưu cho Chi cục kiểm lâm, Sở NN-PTNT tỉnh thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ rừng hiệu quả. Nhờ vậy, từ khi thành lập đến nay, diện tích rừng nguyên sinh Ban quản lý bảo vệ nguyên vẹn, rừng trồng không ngừng phát triển. Anh Lê Hoàng Nhuận Đội quản lý bảo vệ rừng xã Suối Ngô thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng chia sẻ:
Băng
“Đội quản lý và phát triển rừng Suối Ngô về nhân sự 24 người, thành lập 4 chốt chính và 4 chốt phụ, anh em thường xuyên đi kiểm tra rừng dù ngày hay đêm, còn mùa cháy thì an hem vất vả, phân công với nhau thường xuyên tuần tra, kiểm tra để phat hiện và xử lý kiểm thời cháy rừng cũng như các vụ phá rừng. Trong năm vừa qua nhờ tỉnh quan tâm, bình quân mỗi ha rừng, tỉnh hỗ trợ luôn chi phí dịch vụ bảo vệ rừng là 830.000 đồng/ha. Vừa qua, mỗi an hem bảo vệ rừng nói chung lanh bình quân hằng tháng tất cả các khoảng ngoài 10 triệu, cũng phụ giúp được giá đình”.
MC 2:
Cùng chia sẻ về nội dung này, ông Phạm Chí Trung Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng cho biết:
Băng
“Với vai trò là rừng phòng hộ, do đó việc bảo vệ rừng, trồng rừng, phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ mà BQL được giao để thực hiện chức năng phòng hộ hồ Dầu Tiếng, chính vì nhiệm vụ như vậy, BQL đã thực hiện 1 số nhiệm vụ, hằng năm trong công tác BVR bố trí lực lượng để giữ được lâm phần ổn định diện tích rừng hiện có ngoài ra, thựcihiện chỉ tiêu trồng rừng hằng năm do UBND tỉnh giao”
MC 2:
Còn tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, thuộc huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh, với trên 30.000 ha diện tích rừng, nơi đây không chỉ được xem là lá phổi xanh của khu vực mà còn là một trong địa điểm lý tưởng thu hút du khách. Ông Âu Phước Quý Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Tân Biên cho biết, để vừa thực hiện tốt công tác bảo tồn, vừa khai thác tiềm năng phát triển du lịch theo chủ trương phát triển rừng theo hướng đa dụng mà Chính phủ và Bộ NN-PTNT đề ra. Vai trò và sứ mệnh trong công tác quản lý và bảo vệ rừng nơi đây đặc biệt quan tâm và ưu tiên hàng đầu.
Băng:
“Đầu nem 2021, BQL rừng Chàng Việt củ trước đây sát nhập vào VQG diện tích tăng lên trên 30.000 ha thì địa bàn phức tạp hơn thì trước vấn đề đó, bên Hạt với BVR vườn quốc gia cũng phối hợp thực hiện một số công việc như mình đặt một số phương pháp (came ra, bảy ảnh) để chăn đứng hành vi bảy bắt động vật rừng, ngăn chặn một số đối tượng vào rừng để phá rừng, trộm cắp lâm sản. thì nhiều năm trước Chính phủ cũng đã có chỉ thị đóng cửa rừng, trên thực tế rừng minh không có cửa, nhiều đường mòn lối mở nên việc bị mất và trộm cắp lâm sản là không thể tránh khỏi, tuy nhiên ở đây mất rất ít, lâu lâu 1 vài cây
MC 2:
Cùng chia sẻ về quá trình bảo tồn và phát huy giá trị đa dụng tại Lò Gò – Xa Mát, ông Phạm Xuân Thành Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Dịch vụ môi trường rừng Vườn quốc gia này cho biết thêm.
Băng
“Sau hậu Covid, khi mở cửa thì lượng khách và doanh thu thì hai chỉ tiêu cơ bản cũng có bước đột phá nhất định đối với VQG Lò Gò Xa Mát, đặc biệt trong quý 1/2023 thì các hoạt động du lịch tham quan cũng đạt kết hoạch đề ra. UBND tỉnh đã ban ành các quyết định đề án du lịch, và dự án đầu tư phát triển vùng đêmh VQG Lò Gò Xa Mát giai đoạn 2023-2030 thì trong cái đề án này sẽ mở ra cơ hội đầu tư, kêu gọi đầu tư các cơ quan, doanh nghiệp có tâm huyết đầu tư phát triển du lịch, hy vọng trong thời gian tới đề án triển khai sẽ có nhiều du khách biêt và quan tâm hơn tới phát triển du lịch của VQG”.
MC 2
Thưa quý vị và bà con, từ những minh chứng vừa đưa ra, có thể thấy qua 47 năm thành lập xây dựng và trưởng thành, lực lượng Kiểm lâm Tây Ninh đã không ngừng được củng cố, kiện toàn và ngày càng vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ đó, Hoạt động của lực lượng Kiểm lâm ngày càng đi vào chiều sâu, Rừng được ổn định và không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, nạn phá rừng, cháy rừng đã được hạn chế đáng kể Bà Trần Thị Ngân Hà Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Tây Ninh chia sẻ:
Băng:
“Thì bài học kinh nghiệm của chúng tôi rút ra là được sự đồng thuạn của các cấp, các tầng lớp nhân dân, nhất là trong việc xử lý bao lấn chiếm rất là khó. Tuy nhiên ban đầu thì cũng hơi khó khăn nhưng sau này qua quá trình tuyên truyền vận động thì được sự ủng hộ, trước nhất là của tất cả toàn thể nhân dân có hợp đồng trồng rừng và sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh. Thứ hai có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, UBND và các Sở, Ngành có liên quan cũng như việc thực hiện trực tiếp của chính quyền địa phương cấp huyện cấp xã.thì để mà phối hợp tốt và nhận được sự đồng thuận của nhân dân thì chúng tôi thấy rằng chúng ta phải làm minh bạch, rõ ràng, công khai, tất cả mọi người đều ứng xử như nhau thì đó là những cái chúng tôi đã đạt được và về sau này chúng tôi cũng sẽ tiếp tục vận dụng bài học này. Rỏ nhất là khâu tuyên truyền, vận động để người dân rõ được hơn cái chính sách bảo vệ và phát triển rừng của nhà nước”.
MC 2:
Với những thành tựu vừa kể lực lượng Kiểm lâm Tây Ninh đã khẳng định vai trò vị trí của mình trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương và đã góp phần vào thắng lợi chung của công tác bảo vệ và phát triển rừng của cả nước. Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh nhiều năm liền được Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Tăng bằng khen, đặc biệt năm 2003 được Thủ tướng Chính tặng bằng khen... Có nhiều công chức Kiểm lâm được tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT…. Ông Nguyễn Đình Xuân Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh khẳng định.
Băng:
“Với diện tích hơn 70 ngàn ha rừng thì rừng Tây Ninh so với các tỉnh Đông Nam bộ chúng ta có diện tích lớn, có thể nói lớn nhất so với các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL. Trong nhiều năm qua thì đã có những kết quả mà chúng ta đã ghi nhận được là rừng chúng ta được bảo vệ tốt, đặc biệt là cái nạn phá rừng để làm rãy gần như không còn”.
MC 1:
Thưa quý vị và bà con, gần nửa thế kỷ trôi qua, lực lượng kiểm lâm Việt Nam nói chung và kiểm lâm Tây Ninh nói riêng đã từng bước trở nên hoàn thiện, vững mạnh hơn. Hiện nay, trước sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong khi tài nguyên rừng và đất sản xuất trở nên khan hiếm, Công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng phức tạp. Phát huy kết quả đạt được, trong chặng đường tiếp theo, lực lượng Kiểm lâm Tây Ninh sẽ tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng theo yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra.
MC 2:
MC 2
Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp vừa diễn ra trong phạm vi cả nước
MC 1:
Trước tiên, mời quý vị bà con cùng đến với câu chuyện của cụ Triệu Mùi Pham ở xã Nậm Đét huyện Bắc Hà, nữ đảng viên người Dao đầu tiên ở xã Nậm Đét với hành trình mang cây quế về làm giàu cho quê hương từ năm 1975. Cụ kể, khoảng tháng 2 năm đó, cụ lặn lội xuống Văn Yên (Yên Bái) đưa cây quế về, cũng do được nhà nước chiếu cố, góp tiền mua được 2.000 cây giống và đem về được 200 hạt quế nữa. Qua nhiều khó khăn, cây quế phát triển, vươn rộng khắp vùng đất nơi đây, đem lại cuộc sống ấm no cho bà con Nậm Đét. Và vườn quế đầu tiên của cụ Pham vẫn được giữ gìn, sau ngần ấy năm, trong vườn có những cây to một người ôm không xuể.
Hải Đăng
MC 2:
Còn tại Thanh Hóa, bên rừng keo, luồng của mình, chị Vi Thị Tha ở bản Ho, xã biên giới Hiền Kiệt thuộc huyện Quan Hóa, hào hứng chia sẻ về thành quả của quá trình nhiều năm giữ rừng, giữ đất. Chị Vi Thị Tha kể, gia đình được Nhà nước giao đất, giao rừng với diện tích 35 ha từ năm 1993. Đến nay, ngoài 30ha keo, luồng phát triển tốt, diện tích còn lại, gia đình bảo vệ rừng tự nhiên, rừng sản xuất. Hằng tháng chị cùng lực lượng kiểm lâm và ban quản lý thôn, chính quyền địa phương tổ chức tuần tra rừng, luôn kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Diện tích rừng do hộ gia đình làm chủ được bảo vệ an toàn, luôn xanh tốt, không xảy ra cháy rừng.
Quốc Toản
MC 1:
Thưa quý vị, phong trào trồng, bảo vệ và phát triển rừng không chỉ lan rộng trong các hộ dân phát triển kinh tế mà còn được Các doanh nghiệp quan tâm. Được giao quản lý hơn 10.300ha rừng và đất rừng, cách đây ít năm, Công ty Đức Hòa từng là “điểm nóng” của Đắk Nông trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Nhưng từ năm 2021 tới nay, tình trạng này đã có sự chuyển biến tích cực. Số vụ phá rừng giảm sâu. Sở dĩ có sự thay đổi này là do công ty đã nghiêm túc thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, bố trí lực lượng chốt chặn tại các "điểm nóng" phá rừng. Và đặc biệt là trao đổi thông tin với các “chủ rừng” giáp ranh trong quản lý bảo vệ rừng. Sở NN-PTNT Đắk Nông đánh giá, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, sự nỗ lực của công ty xứng đáng được biểu dương, khích lệ để tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
Nội dung vừa rồi đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp radio hôm nay, xin cảm ơn quý vị và bà con đã để tâm theo dõi, xin kính chào và hẹn gặp lại.
Hồng Thủy
Kiểm lâm Tây Ninh: 50 năm một chặng đường
Gần 50 năm hình thành và phát triển, mặc dù có nhiều thay đổi về tổ chức trong từng giai đoạn nhất định, có khó khăn thách thức về nhiều mặt, song, lực lượng Kiểm lâm Tây Ninh đã không ngừng trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, rừng được bảo vệ ổn định và ngày càng phát triển về số lượng lẫn chất lượng.
Trần Trung - Lê Bình
Tin liên quan
Các chương trình
Xuất siêu nông lâm thủy sản đạt hơn 15 tỷ USD; Chủ thể OCOP cần sẵn sàng hành trang lên ‘chuyến tàu tốc hành’; Ngăn chặn nhập lậu động vật qua biên giới.
Trong đợt không khí lạnh này, Bắc bộ thời tiết ít thay đổi. Từ đêm nay, ở Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, riêng vùng núi đêm và sáng sớm trời rét.