Kiến nghị xuất khẩu vacxin dịch tả lợn Châu Phi

Kiến nghị xuất khẩu vacxin dịch tả lợn Châu Phi; Đẩy mạnh sử dụng các giống sầu riêng mới chất lượng; Tiêu hủy heo nhập lậu từ Campuchia vào Việt Nam; Lòng sông bị lấn chiếm để nuôi sò huyết; Mưa lớn tại Sơn La gây thiệt hại nửa tỷ đồng; Nhiều diện tích sắn nguyên liệu bị nhiễm khảm lá; Keo tăng giá, người dân bắt đầu thu hoạch và trồng lại.

Quỳnh Anh  | 09:05 17/07/2023

Kiến nghị xuất khẩu vacxin dịch tả lợn Châu Phi

Tự động

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Đổi mới phương pháp dạy và học trong đào tạo ngành nông nghiệp

Thưa quý vị và bà con, trong tuần qua, tại Trường cấp III Nông Nghiệp - tỉnh Nam Định, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận giải pháp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản. Thực tế hiện nay nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực này thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu trước mắt và lâu dài, số lượng tuyển sinh ngành Nông nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy sản hàng năm chỉ đáp ứng được khoảng 11,2% so với nhu cầu. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, các trường cần tìm hiểu lí do tại sao học sinh lại không mặn mà với ngành nông nghiệp, từ đó có sự đổi mới trong phương pháp dạy và học, làm sao truyền được đam mê và sự hứng khởi cho học sinh, sinh viên với nông nghiệp. Cụ thể về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục thông tin tới quý vị trong phần sau của chương trình.

Quang Dũng

  • Kiến nghị xuất khẩu vacxin dịch tả lợn châu Phi

Cũng trong tuần qua, Cục Thú y tổ chức Hội nghị “đánh giá kết quả giám sát chất lượng và sử dụng vacxin dịch tả lợn châu phi”. Thông tin tại Hội nghị cho biết, 2 loại vacxin dịch tả lợn châu phi NAVET-ASFVAC và AVAC ASF LIVE sau khi tiêm thử nghiệm trên thực tế đã cho những kết quả rất khả quan. Căn cứ vào những kết quả đó, Cục Thú y đề xuất lãnh đạo Bộ NN-PTNT xem xét cho phép sử dụng rộng rãi và xuất khẩu 2 loại vacxin này. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến giao Cục Thú y trao đổi với các doanh nghiệp triển khai nhanh việc tiêm thử nghiệm để đạt kế hoạch 600.000 liều. Bên cạnh đó, Bộ sẽ có hướng dẫn đối với các tỉnh, thành phố trong việc phối hợp với doanh nghiệp để tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi được rộng rãi hơn, hiệu quả tốt hơn.

Trung Quân

  • Đẩy mạnh sử dụng các giống sầu riêng mới chất lượng

Thông tin tại Hội nghị gặp mặt kết nối tiêu thụ sản phẩm sầu riêng năm 2023 vừa diễn ra, đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết, Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025 ổn định diện tích sầu riêng trên 22.000 ha, sản lượng trên 225.000 tấn, mở rộng và duy trì diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, cấp mã số vùng trồng đạt trên 20% diện tích. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh sử dụng các giống mới chất lượng, rải vụ thu hoạch, thuận lợi cho tiêu thụ. Xây dựng hệ thống vườn cây đầu dòng, nhân giống sầu riêng phục vụ sản xuất, áp dụng đồng bộ biện pháp kỹ thuật thâm canh như tưới nước tiết kiệm, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch.

Hải Đăng

  • Tiêu hủy heo nhập lậu từ Campuchia vào Việt Nam

Các cơ quan chức năng huyện Tân Hưng, tỉnh Long An gồm Phòng NN-PTNT, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp phối hợp với Đồn Biên phòng Sông Trăng - BĐBP Long An và chính quyền xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng vừa tiến hành tiêu hủy 7 con heo nhập lậu từ Campuchia vào địa bàn huyện. Trước đó, Đồn Biên phòng Sông Trăng phối hợp với Công an xã Hưng Điền, tuần tra, phát hiện trên kênh Cái Cỏ có 1 người đàn ông đang điều khiển xuồng lưu thông trên đoạn kênh hướng từ Campuchia sang Việt Nam có dấu hiệu khả nghi nên tiến hành kiểm tra. Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xuồng có chở 7 con heo, tổng trọng lượng 355kg. Đối tượng khai nhận vận chuyển số heo này giao cho 1 người Việt Nam. Xác định đây là vụ việc vận chuyển heo nhập lậu nên tổ công tác đã tiến hành lập biên bản, thu giữ tang vật, phương tiện để xử lý theo quy định.

Minh Đãm

  • Lòng sông bị lấn chiếm để nuôi sò huyết

Thời gian qua trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau xảy ra tình trạng, nhiều hộ dân tự ý bao chiếm hàng chục km dòng sông để nuôi sò huyết, làm cho việc lưu thông, đi lại của người dân gặp khó khăn, nguy hiểm. Theo thống kê, hiện trên địa bàn huyện có 55 hộ nuôi sò dưới dòng sông với diện tích nuôi hơn 9,3 hecta. Một số tuyến sông dài hàng chục km bị chiếm đến hơn 2/3 diện tích nuôi sò huyết. Ông Huỳnh Hùng Em - Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Nước cho biết, việc vận động tháo dỡ các hộ lấn chiếm lòng sông rất khó do lợi ích của người dân từ việc nuôi sò dưới sông cao. Huyện Cái Nước đang xin chủ trương từ UBND tỉnh để người dân được nuôi sò huyết ở một số đoạn sông rộng, ít ảnh hưởng đến dòng chảy, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Văn Vũ

  • Mưa lớn tại Sơn La gây thiệt hay nửa tỷ đồng

Cuối tuần qua, một trận mưa lớn xảy ra trên địa bàn xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của người dân, thiệt hại ước tính hơn 500 triệu đồng. Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Chiềng Sơn, mưa lớn đã làm 14 nhà dân bị tốc mái nhà, xô đổ hơn 50 mét tường gạch, gãy đổ 1 cột điện, hơn 1,6 ha ao cá bị ngập…Cùng với đó là nhiều diện tích hoa màu, tài sản của người dân bị ảnh hưởng.

Quỳnh Anh

  • Nhiều diện tích sắn nguyên liệu bị nhiễm khảm lá

Theo thống kê của Sở NN-PTNT Thanh Hóa, niên vụ 2023-2024 toàn tỉnh có hơn 11.000 ha sắn nguyên liệu. Tuy nhiên, có khoảng 965 ha sắn này bị nhiễm vi-rút bệnh khảm lá sắn. Bệnh đang gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại một số huyện. Mặc dù Sở NN-PTNT và các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp phòng trừ, khắc phục, song diện tích nhiễm bệnh vẫn có xu hướng tăng cao.

Thanh Nga

  • Keo tăng giá, người dân bắt đầu thu hoạch và trồng lại

Sau một thời gian dài rớt giá, khó tiêu thụ, thời điểm này keo lai trên địa bàn Nghệ An bất ngờ tăng giá trở lại, nông dân phấn khởi khi đầu ra cây keo dần ổn định. Theo người dân địa phương, gần 1 năm qua, giá keo quá rẻ, chỉ có 750.000-800.000 đồng/tấn nên không muốn chặt bán. Khoảng 2 tuần trở lại nay, keo tăng giá tới trên 1,1 triệu đồng/tấn nên người trồng đã có lãi và bắt đầu thu hoạch để trồng lại. Giá keo tăng được cho là do các nhà máy chế biến gỗ keo đã hoạt động trở lại.

Quốc Toản

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, đến nay, Bộ NN-PTNT có 12 cơ sở đào tạo đại học và sau đại học, 28 trường cao đẳng và 2 trường cán bộ quản lý. Xác định đào tạo nhân lực là yếu tố quan trọng để hình thành một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững, các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ đã hình thành mạng lưới các trường, cùng với các phân hiệu bố trí rộng khắp tại nhiều vùng kinh tế trên cả nước. Tuy nhiên những năm gần đây, nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản thiếu hụt rất lớn so với nhu cầu, thêm vào đó, nhu cầu người học theo khối ngành này cũng đang rất thấp đã đặt ra nhiều thách thức cho Bộ NN-PTNT cũng như các Viện, trường. Nhìn nhận đây là vấn đề chung của mọi lĩnh vực trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, song Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, thực tế hiện nay đòi hỏi các đơn vị đào tạo cần định vị lại, có thể tiếp cận theo hướng đi khác như tích hợp, mở rộng chương trình đào tạo.

Băng

Quang Dũng

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Kiến nghị xuất khẩu vacxin dịch tả lợn Châu Phi

Kiến nghị xuất khẩu vacxin dịch tả lợn Châu Phi; Đẩy mạnh sử dụng các giống sầu riêng mới chất lượng; Tiêu hủy heo nhập lậu từ Campuchia vào Việt Nam; Lòng sông bị lấn chiếm để nuôi sò huyết; Mưa lớn tại Sơn La gây thiệt hại nửa tỷ đồng; Nhiều diện tích sắn nguyên liệu bị nhiễm khảm lá; Keo tăng giá, người dân bắt đầu thu hoạch và trồng lại.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ