Kiến tạo hệ sinh thái tiêu thụ nông sản liên tỉnh

Hơn 200 doanh nghiệp là thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp trẻ các tỉnh Long An, Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang đã cùng tham ký kết tiêu thụ nông sản. Điều này mở ra thị trường mới, rộng cửa đưa các sản phẩm nông nghiệp của một số tỉnh thành vùng ĐBSCL vươn xa.

Kim Anh - Trung Chánh  | 

Kiến tạo hệ sinh thái tiêu thụ nông sản liên tỉnh

Tự động

Kiến tạo hệ sinh thái tiêu thụ nông sản liên tỉnh

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Đầu tư nông nghiệp.

MC 1: Thưa quý vị và bà con, mới đây tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại – Đầu tư – Du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh – Long An – Cần Thơ – Kiên Giang với chủ đề “Đồng hành mở lối – Kết nối thành công”.

Điểm nhấn đặc biệt của chương trình, hơn 200 doanh nghiệp là thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp trẻ các tỉnh Long An, Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang đã cùng tham ký kết tiêu thụ nông sản, sản phẩm hàng hóa nông, thủy sản, sản phẩm OCOP của các địa phương. Mở ra thị trường mới, rộng cửa đưa các sản phẩm nông nghiệp của một số tỉnh thành vùng ĐBSCL vươn xa hơn.

MC 2: Thưa quý vị, đặc thù của tỉnh Kiên Giang là địa phương trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản. Hội tụ nhiều tiềm năng và lợi thế, thời gian qua địa phương đã và đang tập trung đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực, nhất là lúa, tôm, hải sản, trái cây.

Hiện nay, toàn tỉnh đã có 17 sản phẩm chủ lực, 176 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP. Đa số các sản phẩm đã được kết nối và tiêu thụ hàng hóa tại các đại lý, siêu thị, trung tâm thương mại, mở ra nhiều triển vọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định và lâu dài. Chính quyền, doanh nghiệp và người dân tỉnh Kiên Giang cũng không ngừng nỗ lực để địa phương thật sự trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư và du khách.

Tại Hội nghị xúc tiến thương mại – Đầu tư – Du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh – Long An – Cần Thơ – Kiên Giang với chủ đề “Đồng hành mở lối – Kết nối thành công”, bà Quảng Xuân Lụa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang bày tỏ mong muốn tìm kiếm cơ hội tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mặt hàng lúa gạo, vốn là nguồn nguyên liệu hàng đầu của vùng ĐBSCL cũng như thúc đẩy giao thương các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực khác. Bà Quảng Xuân Lụa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang bày tỏ:

[BANG QUANG XUAN LUA 1]: “Với các chính sách ưu đãi đầu tư cũng như các sản phẩm nông thủy sản của Kiên Giang cũng rất nhiều. Qua hội nghị này tôi thấy các doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh, Long An có điều kiện thuận lợi để phối hợp với Kiên Giang trong tiêu thụ cũng như giúp cho Kiên Giang trong xúc tiến, quảng bá và đưa sản phẩm đến với các thị trường trong hệ thống phân phối của các siêu thị hoặc là các cửa hàng của Hồ Chí Minh”.

MC 2:

Ngoài ra với hệ thống 970 khách sạn, cơ sở lưu trú với sức chứa trên 30.000 phòng và 50% số lượng khách sạn có chất lượng đạt chuẩn từ 4-5 sao. Kiên Giang tự tin chào đón và sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp tìm đến đầu tư vào lĩnh vực du lịch, vui chơi giải trí.

Một dư địa lớn về du lịch tại khu vực biên giới Hà Tiên – Kiên Lương vừa được tỉnh Kiên Giang hoàn chỉnh danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đi kèm với những chính sách ưu đãi đặc biệt hấp dẫn, dự báo sẽ là “tầm ngắm” cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Bà Quảng Xuân Lụa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang cho biết thêm:

[BANG QUANG XUAN LUA 2]: “Hà Tiên – Kiên Lương chúng tôi vừa hoàn chỉnh các quy hoạch để kêu gọi đầu tư. Vì Hà Tiên – Kiên Lương là vùng biên giới, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên rất nhiều chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư. Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại du lịch là cơ quan, cánh tay nối dài chính quyền tỉnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp làm sao để thuận lợi nhất trong đầu tư ở Kiên Giang cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xúc tiến, quảng bá”.

MC 2:

Hội nghị lần này một lần nữa tạo mối quan hệ gắn kết, tăng cường phát triển mối quan hệ hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ và các tỉnh Kiên Giang, Long An. Thông qua Hội nghị các doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa nông, thủy sản, sản phẩm OCOP của các địa phương, giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch, kết nối tour tuyến du lịch giữa Kiên Giang – Thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Cần Thơ.

Bối cảnh hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp sức ép cạnh tranh từ các quốc gia trên thế giới khiến thị trường bị thu hẹp, thậm chí nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh không có đơn hàng để xuất khẩu. Theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, lượng đơn hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã sụt giảm 40%. Vấn đề liên kết đối với những doanh nghiệp có những sản phẩm là đầu vào của doanh nghiệp khác, sẽ giúp tiêu thụ được sản phẩm và tạo nguyên liệu để doanh nghiệp khác hoạt động. Ông Lê Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh chia sẻ:

[LE HUU NGHIA]: “Đây là giai đoạn tôi cho rằng chúng ta phải đoàn kết và càng phải làm nhiều hơn cho doanh nghiệp. Chúng ta phải thực hiện xúc tiến thương mại nội bộ để vực dậy câu chuyện tiêu dùng nội địa. Chúng ta phải làm sao để đẩy mạnh sản phẩm chúng ta để cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài vào cạnh tranh mất thị trường chúng ta”.

MC 2:

Trong những năm qua, TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã ký kết và triển khai thực hiện nhiều chương trình hợp tác, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương và có đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

MC 1: Thưa quý vị, sắp tới Hiệp hội doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện chương trình kết nối huy động sự tham gia của 5.000 doanh nghiệp trong cả nước để giao thương. Đây được xem là chương trình xúc tiến thương mại lớn nhất từ trước tới nay với mong muốn tìm những đại lý, đầu mối giới thiệu, xúc tiến, kết nối giao thương.

Trung Chánh – Kim Anh

MC 2:

Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn liên quan tới lĩnh vực Đầu tư Nông nghiệp vừa diễn ra trên phạm vi cả nước.

MC 1

Thưa quý vị và bà con, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – gọi tắt là VIAC phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ - VCCI Cần Thơ vừa tổ chức Hội nghị quốc tế “Nhận diện các vấn đề khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế tại ĐBSCL”. Theo đánh giá từ VIAC, trong năm 2021 và 2022, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, nhưng hoạt động giao thương tại ĐBSCL vẫn duy trì ổn định. Hiện nay, tỉnh Long An và TP Cần Thơ đang là hai địa phương dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư với nhiều dự án nổi bật, lượng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký lớn.. Từ năm 2022 đến nay, các nhà đầu tư đã quan tâm thêm các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh… Các nhóm ngành trọng điểm thu hút đầu tư nước ngoài là lúa gạo, thủy sản, rau quả và gần đây là năng lượng tái tạo, năng lượng sạch cũng trở thành những lĩnh vực tiềm năng thu hút đầu tư FDI.

MC 2:

Tại xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Bộ NN-PTNT vừa tổ chức hội nghị triển khai thi công xây lắp hợp phần 3 Đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ hợp tác xã phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo vùng Tứ Giác Long Xuyên. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định, Bộ NN-PTNT cùng các địa phương khởi công dự án với tổng diện tích 80.000 ha, thuộc địa bàn 4 huyện của 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang. Đồng thời sau đó, các hợp phần khác sẽ được triển khai tiếp theo để sớm hoàn thành toàn bộ dự án.

MC 1:

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã thu hút được những dự án lớn về chế biến gỗ, sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, châu Âu, Hoa Kỳ…Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn, tỉnh đang thu hút đầu tư 8 dự án trồng, chế biến lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Bắc Kạn ưu tiên thực hiện các dự án mở rộng trồng chè chất lượng cao, chế biến rau, củ, hoa quả, miến dong, trồng cây dược liệu, gỗ lớn để phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy. Ưu tiên kêu gọi nhà đầu tư tham gia chuỗi liên kết ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại để chế biến sâu các sản phẩm nông lâm sản, xúc tiến thương mại và dịch vụ hậu cần nông nghiệp nhằm gia tăng giá trị để tạo thương hiệu riêng cho nông sản Bắc Kạn.

Nội dung vừa rồi đã kết thúc Chương trình Đầu tư nông nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Kiến tạo hệ sinh thái tiêu thụ nông sản liên tỉnh

Hơn 200 doanh nghiệp là thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp trẻ các tỉnh Long An, Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang đã cùng tham ký kết tiêu thụ nông sản. Điều này mở ra thị trường mới, rộng cửa đưa các sản phẩm nông nghiệp của một số tỉnh thành vùng ĐBSCL vươn xa.

Kim Anh - Trung Chánh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời sự

Hôm nay, Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30mm, cần đề phòng thời tiết cực đoan do mưa dông.

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt