Kinh nghiệm thực chiến - Rào cản của nhiều nhân sự trẻ
Tháng 9, tháng 10 hàng năm là thời điểm hầu hết sinh viên năm cuối của các trường đại học bắt đầu hành trình xin việc. Thế nhưng hiện nay, nhiều bạn vẫn loay hoay trong việc tìm kiếm một 'chỗ đứng' cho mình khi phải đối mặt với những yêu cầu về kinh nghiệm việc làm từ đơn vị tuyển dụng.
Quỳnh Anh | 10:28 17/10/2023
Kinh nghiệm thực chiến - Rào cản của nhiều nhân sự trẻ
MC:
Xin kính chào quý vị và các bạn, cảm ơn quý vị và các bạn đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio
Thưa quý vị và các bạn, tháng 9, tháng 10 hàng năm là thời điểm mà hầu hết sinh viên năm cuối của các trường Đại học đã nhận bằng tốt nghiệp và bắt đầu hành trình xin việc, chuẩn bị cho tương lai. Thế nhưng bên cạnh một số bạn đã bắt đầu guồng quay của công việc thì vẫn còn nhiều bạn loay hoay trong việc tìm kiếm một ‘chỗ đứng’ cho mình khi phải đối mặt với những yêu cầu về kinh nghiệm việc làm từ phía đơn vị tuyển dụng.
Highlight
Tốt nghiệp Đại họcvới tấm bằng giỏi, bạn Sần Ngọc Anh, sinh năm 2001 bắt đầu tìm kiếm công việc tại các công ty truyền thông để phù hợp với chuyên ngành học của mình, tuy nhiên từ tháng 8 đến nay, Ngọc Anh đã gửi đi nhiều hồ sơ xin việc mà vẫn chưa nhận được hồi âm và tạm chấp nhận làm nhân viên bán hàng tại một shop quần áo để trang trải cuộc sống.
Băng Sần Ngọc Anh
Cũng trong tình huống tương tự, bạn Bùi Thị Thanh Hà vừa nhận tấm bằng tốt nghiệp nhưng sau khi ra trường lại quyết định tìm việc trái ngành học và Hà đang phải ở nhà tìm kiếm các công việc online để lấy kinh nghiệm, sau đó mới tính tới chuyện xin việc chính thức tại các công ty.
Băng Bùi Thị Thanh Hà
MC 2:
Vâng thưa quý vị, trong thời đại công nghệ, ngày càng nhiều ngành nghề mới xuất hiện, mở ra những cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Tuy nhiên hiện nay, đa số các công ty tuyển dụng đều yêu cầu kinh nghiệm việc làm tối thiểu từ 03 – 6 tháng hoặc thậm chí là 1 năm. Điều này gây khó khăn cho nhiều bạn sinh viên mới tốt nghiệp nếu các bạn chưa làm việc chính thức tại một công ty nào từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cũng vì thị trường tuyển dụng có nhiều yêu cầu khắt khe nên một số bạn chọn đi làm khi mới là sinh viên năm 2, năm 3, song điều này ít nhiều lại ảnh hưởng đến kết quả học tập. Bạn Cấn Minh Thành, sinh viên năm 3 tại Hà Nội chia sẻ.
MC 2:
Yêu cầu kinh nghiệm khi tuyển nhân sự là điều thường gặp ở các doanh nghiệp, tuy nhiên tùy từng vị trí khác nhau mà yêu cầu cũng sẽ khác nhau. Trước đây, kinh nghiệm mà các doanh nghiệp đòi hỏi, nếu ở những vị trí trưởng phòng hay là người đứng đầu một số công việc thì đó là sự tích lũy làm việc trong nhiều năm. Nhưng đối với sinh viên, kinh nghiệm các doanh nghiệp đòi hỏi thường là kinh nghiệm mà chính các bạn đã trải qua trong môi trường học tập, tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động đoàn thể, việc làm thêm để tích lũy cho bản thân kỹ năng sống, kiến thức thực tế, thái độ làm việc, tạo sự tương tác hiệu quả trong quá trình làm việc. Tuy nhiên hiện nay, đa số các doanh nghiệp đặt ra tiêu chí về kinh nghiệm của vị trí việc làm với nhân sự mới, dù là các bạn mới ra trường. Từ phía đơn vị tuyển dụng, anh Vũ Đức Anh - Quản lý của một công ty trong lĩnh vực thời trang chia sẻ rằng, nhân sự mới đều sẽ được doanh nghiệp đào tạo nhưng có kinh nghiệm là một điểm cộng cho các bạn khi nộp hồ sơ xin việc.
Băng Vu Duc Anh
MC:
Thưa quý vị, trong bối cảnh hiện nay, "kinh nghiệm", là hai từ thường xuyên được nhắc đến trong các thông báo tuyển dụng của công ty, doanh nghiệp. Qua những chia sẻ vừa rồi, dễ thấy rằng, dù đã ý thức được sự quan trọng của kinh nghiệm trong quá trình ứng tuyển nhưng sinh viên vẫn gặp không ít khó khăn với tiêu chí này. Trong quá trình học, nhiều bạn cũng đã tự xây dựng cho bản thân các giá trị nghề nghiệp bằng cách tham gia tốt nhiều việc làm thêm, nhưng quan trọng nhất là phải làm sao để cân bằng giữa học và làm. Còn nếu không, thì các bạn thường chấp nhận dành thời gian khi mới ra trường để có những kinh nghiệm đầu tiên. Song thiết nghĩ, giữa đơn vị tuyển dụng và nhân sự mới ra trường, có lẽ cũng cần nhiều hơn những tiếng nói chung. Thay vì kinh nghiệm của vị trí làm thì việc tham gia tích cực các hoạt động xã hội để tích lũy cho mình vốn sống, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp trước đám đông… cũng nên là một điểm cộng trong hồ sơ xin việc. Còn đối với các bạn sinh viên, dù không đi làm thêm thì các bạn cũng cần có tinh thần học hỏi, tham khảo về tính chất công việc mình muốn làm từ khi còn đi học, không chỉ học lý thuyết trên trường mà cần trau dồi khả năng thực hành để dễ dàng làm quen với guồng quay của công việc.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và các bạn, xin chào và hẹn gặp lại.
Kinh nghiệm thực chiến - Rào cản của nhiều nhân sự trẻ
Tháng 9, tháng 10 hàng năm là thời điểm hầu hết sinh viên năm cuối của các trường đại học bắt đầu hành trình xin việc. Thế nhưng hiện nay, nhiều bạn vẫn loay hoay trong việc tìm kiếm một 'chỗ đứng' cho mình khi phải đối mặt với những yêu cầu về kinh nghiệm việc làm từ đơn vị tuyển dụng.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Hỗ trợ khắc phục thiên tai được thực hiện ngay khi bão chưa tan; ‘Thủ phủ’ củ đậu của Hải Dương giảm 50% sản lượng; TP. Cần Thơ chỉ còn gần 0,1% hộ nghèo.
Đợt không khí lạnh này được dự báo là khá mạnh, sẽ tăng cường dồn dập trong những ngày tới.