Kỳ tích làm lúa hữu cơ ở bản người Dao
Trên những đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ, nơi nông nghiệp ngày nào còn manh mún nhỏ lẻ, giờ đây, nông nghiệp hữu cơ đã mang lại luồng sinh khí mới, đổi thay cuộc sống của bà con người Dao ở thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Ngọc Tú | 08:08 21/11/2023
Kỳ tích làm lúa hữu cơ ở bản người Dao
MC 1: Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Nông nghiệp hữu cơ.
Thưa quý vị và bà con, thời gian qua trên những cánh đồng trù phú ven sông Hồng, hay những miệt vườn bạt ngàn miền Tây Nam Bộ, nông nghiệp hữu cơ đã dần trở nên quen thuộc với người nông dân. Ngược lên miền núi, ở trên những đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ, nơi nông nghiệp ngày nào còn manh mún nhỏ lẻ, thì bây giờ, chính nông nghiệp hữu cơ đã mang lại luồng sinh khí mới. Câu chuyện tại tỉnh Bắc Kạn sau đây sẽ cho thấy điều này.
Nội dung |
MC 2: Ở dưới chân núi Pù Lầu, thôn Phiêng Phàng hiện lên như nét chấm phá trong bức tranh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ, nguồn nước mát lạnh, có thác nước, rừng trúc, nhưng nơi đây còn được biết đến nhờ danh tiếng của giống lúa nếp Tài độc nhất vô nhị. Chính dòng nước mát lạnh, không khí trong lành đã làm nên những hạt gạo nếp Tài với hương vị đặc trưng riêng biệt. Nếp tài là giống lúa bản địa được người dân thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương huyện Ba Bể trồng ở những thửa ruộng bậc thang men theo chân núi. Giống lúa này gắn bó với người dân từ nhiều đời nay. Bà Triệu Thị Mản ở thôn Phiêng Phàng cho biết, trước đây năng suất thấp, trồng lúa không đủ ăn. Nhưng vài năm gần đây, bà con trồng theo phương pháp hữu cơ chỉ sử dụng phân chuồng đã được ủ theo quy trình nên ít sâu bệnh, năng suất, chất lượng hạt gạo cải thiện rõ rệt. Trích tiếng Bà Mản: (Trước đây thì không thu nhập được mấy, từ năm 2020 thực hiện nếp tài đạt hiệu quả, cấy theo kỹ thuật, ít rảnh đẻ nhánh thì khi thu hoạch bông nó rất đều, phân hữu cơ trc không biết ủ, bây giờ biết ủ nên bón rất hiệu quả. Hơn 2000m2 thu được 13 bao, mỗi bao 40 cân, mỗi cân 20 nghìn, so với ngày xưa gấp 2 đến 3 lần, ngày xưa chỉ đủ ăn thôi). Chị Ma Thị Ninh, Giám đốc Hợp tác xã Yến Dương vẫn còn nhớ, năm 2018, nhận thấy tiềm năng của loại lúa nếp này nên đã lặn lội lên bản bàn với bà con trồng lúa nếp Tài hữu cơ. Vụ đầu tiên có vài hộ tham gia trồng thử nghiệm. Thay vì bón phân hóa học, hoặc phân chuồng tươi, người dân được tập huấn dùng phân chuồng đã được ủ với chế phẩm vi sinh. Khi cấy, thay vì năm bảy dảnh một khóm, bà Mản cùng bà con được hướng dẫn chỉ cấy một dảnh, sau này cây sẽ tự nhân lên. Chị Triệu thị Tâm, cũng là một trong những người tiên phong làm lúa hữu cơ ở Phiêng Phàng cảm nhận rõ sự thay đổi, năng suất lúa đã tăng gần gấp 2 đôi so với trước. Khi mới bắt đầu thực hiện hữu cơ năng suất lúa chỉ đạt 2,5 tấn/ha, sau nhiều năm kiên trì hiện nay năng suất đạt 4,5 tấn/ha. Trích tiếng chị Tâm: (trước kia bón phân hóa học thì chủ yếu tốt lá thôi cay theo tập huấn là 1 rảnh thì bông rất to rất đều, đẹp, trươc toàn được lá thôi, một khóm cấy mấy nhánh mạ, đẻ ra 1 nhánh bông đẹp cây đều. canh tác như thế này cũng dễ thôi, có thể thả cá, cá ăn cỏ nên không có sâu bệnh, trc kia phân không ủ, bón phân tươi thì rất nhiều sâu đục thân). Năm nay, niềm vui của bà con ở Phiêng Phàng cũng như HTX Yến Dương được nhân lên khi ngày 3/10/2023, quy trình trồng và sản phẩm gạo nếp Tài đã được Tổng cục Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ. Vùng trồng và sản phẩm gạo nếp Tài của HTX Yến Dương cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi để đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản cho trồng trọt hữu cơ và chứng nhận sản xuất thực vật hữu cơ. Bà Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Yến Dương cho biết: Trích tiếng Bà Ninh: (HTX thu mua giá bán ở chợ rất nhiều trc chỉ bán được 25 nghìn cân gạo, bây giờ thu mua 30 nghìn/kg gạo, nâng cao đời sống kinh tế của bà con nơi đây…) MC1; Thưa quý vị và bà con, giờ đây, gạo nếp tài ở xã Yến Dương đã được công nhận sản phẩm ocop 3 sao, hợp tác xã Yến Dương đang hoàn thiện thủ tục để được công nhận sản phẩm ocop 4 sao. Từ loại cây trồng bản địa, gạo nếp Tài đã trở thành sản phẩm có tiếng trên thị trường mang lại thu nhập cao cho người dân. Xuất phát điểm từ lối canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, việc lúa nếp Tài đạt chuẩn hữu cơ như một kỳ tích ở bản người Dao Phiêng Phàng. Điều này cũng chứng minh, khi có sự tham gia liên kết chặt chẽ với hợp tác xã, được hướng dẫn kỹ thuật, người nông dân hoàn toàn có thể đáp ứng quy trình sản xuất khắt khe theo tiêu chuẩn hữu cơ. |
MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con,
Tuy không phải là địa phương nằm trong Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 của Chính phủ nhưng Sở NN-PTNT TP Cần Thơ vẫn quyết tâm hình thành vùng sản xuất lúa hữu cơ với quy mô dự kiến khoảng 4.000ha. Bước đi đầu tiên, địa phương này đang tiến hành khảo sát một số vùng có tiềm năng đưa vào quy hoạch phát triển mô hình lúa hữu cơ, với các tiêu chí kỹ thuật được đưa ra khá khắt khe là: Đảm bảo 100% không sử dụng và ngăn chặn các yếu tố hóa học đầu vào, không sử dụng giống biến đổi gen, thiết kế lại hệ thống thủy lợi độc lập để đảm bảo đồng bộ nguồn nước… Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết, khi đã quy hoạch được khu vực sản xuất lúa hữu cơ, bằng nhiều hình thức, ngành nông nghiệp sẽ tác động các biện pháp canh tác để đảm bảo điều kiện thanh thải yếu tố hóa học. Giai đoạn chuyển đổi này mất từ 2 – 3 năm.
MC 2: tin 2
Theo Sở NN-PTNT Hà Nội, Nông nghiệp Hà Nội đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chất lượng cao, nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, đa dạng sinh học. Để đáp ứng yêu cầu này, trên nền tảng IPM, Hà Nội đã triển khai hơn 20 lớp đào tạo giảng viên với các lớp rau, quả, lúa, hoa… và trên 1.400 lớp cho nông dân. Hàng năm, kiểm tra đánh giá kiểm định chất lượng trên 1.000 mẫu rau, trong đó chỉ 1 - 2% mẫu vượt ngưỡng cho phép, còn lại 98 - 99% mẫu đạt chất lượng trong ngưỡng an toàn. Những mô hình do Chi cục Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP. Hà Nội trực tiếp chỉ đạo với diện tích 50ha có 100% cây trồng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Năm 2023, Chi cục tổ chức 27 lớp ứng dụng IPHM để tiếp tục phát triển mở rộng ứng dụng các kiến thức này cho bà con nông dân.
MC 1: tin 3
Từ tháng 6/2022, UBND tỉnh Sóc Trăng đã phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ, giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tập trung chủ yếu vào các đối tượng sản xuất gồm lúa, cây ăn trái, vật nuôi, thủy sản. Theo mục tiêu của đề án này, đến năm 2025, Sóc Trăng sẽ xây dựng 32 điểm mô hình sản xuất nông nghiệp có chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ trong nước hoặc quốc tế với diện tích đất sản xuất hữu cơ trên 210ha. Định hướng đến năm 2030, sản xuất hữu cơ có chứng nhận sẽ được phát triển và nhân rộng về diện tích, đạt trên 400ha. Đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có trên 5.000ha sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng xác định việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, liên kết và xây dựng vùng nguyên liệu lúa hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm là bước đi quan trọng.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Nông nghiệp hữu cơ của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Kỳ tích làm lúa hữu cơ ở bản người Dao
Trên những đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ, nơi nông nghiệp ngày nào còn manh mún nhỏ lẻ, giờ đây, nông nghiệp hữu cơ đã mang lại luồng sinh khí mới, đổi thay cuộc sống của bà con người Dao ở thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Ngọc Tú
Tin liên quan
Các chương trình
Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.
Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.